Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 30 (Cánh diều)

316

Với soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 30 Ngữ văn 8 Cánh diều sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt văn 8.

Soạn bài Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội trang 30 (Cánh diều)

1. Định hướng

1.1. Khái niệm

- Trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội là nêu rõ ý kiến (quan điểm) của người nói, sử dụng các luận điểm xác đáng và bằng chứng tin cậy, cụ thể nhằm thuyết phục người nghe về một vấn đề xã hội.

- Vấn đề xã hội có thể là một câu hỏi cần trả lời, một điều cần giải quyết, một hiện tượng tích cực hoặc tiêu cực hay vừa có mặt tích cực vừa có mặt tiêu cực trong cuộc sống.

- Ví dụ:

+ Giúp người cao tuổi – một việc làm đẹp.

+ Hay đổ lỗi cho người khác – một thói hư tật xấu cần tránh.

+ Những hành vi đẹp và không đẹp trong khi tham gia giao thông đường bộ.

Vấn đề xã hội cũng có thể rút ra từ những tác phẩm văn học (đã học, đọc) vì văn học luôn gắn với cuộc sống, luôn đặt ra các vấn đề cần giải quyết của cuộc sống. Chẳng hạn:

Em hiểu thế nào là lòng nhân ái trong cuộc sống sau khi học truyện Gió lạnh đầu mùa (Thạch Lam)?

Truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc được gợi ra sau khi học truyện ngắn Người mẹ vườn cau (Nguyễn Ngọc Tư).

1.2. Để trình bày ý kiến về một vấn đề xã hội, các em cần dự kiến một số nội dung theo bảng sau:

Những điểm cần lưu ý

Yêu cầu cụ thể

 

Bối cảnh trình bày

Không gian, thời gian

Xác định vấn đề trình bày

Đề tài

Đối tượng người nghe

Thầy cô, bạn bè, người thân trong gia đình

Mục đích

Nêu ý kiến, thuyết phục người nghe

Phương tiện hỗ trợ

Máy móc thiết bị, tranh, ảnh, video clip, sơ đồ, bảng biểu

Nội dung

Mở đầu:

Nêu vấn đề và lí do chọn vấn đề

Nội dung chính:

- Trình tự các luận điểm

- Lí lẽ tương ứng với từng luận điểm

- Bằng chứng tương ứng với từng luận điểm

Kết thúc:

- Khái quát ý nghĩa vấn đề đã trình bày

- Một số đề xuất, kiến nghị (nếu có)

Cách thức và thái độ

khi nói

Hướng về người nghe; kết hợp lời nói và cử chỉ, động tác…; giọng điệu và âm lượng phù hợp

2. Thực hành

Bài tập (trang 30 sgk Ngữ Văn lớp 8 Tập 2): Chọn một trong hai đề bài sau:

(1) Suy nghĩ của em về ý kiến: “Cần biết lựa chọn sách để đọc”

(2) Suy nghĩ của em về thái độ cần có của người lớn đối với ước mơ của trẻ em sau khi đọc văn bản “Trong mắt trẻ” (trích “Hoàng tử bé” – Ê-xu-pe-ri)

a. Chuẩn bị (với đề 2)

- Xem lại nội dung đọc hiểu văn bản Trong mắt trẻ của Ê-xu-pe-ri.

- Xác định đối tượng nghe, bối cảnh trình bày để chuẩn bị nội dung phù hợp.

- Chuẩn bị các phương tiện như tranh, ảnh, video… và máy chiếu, màn hình (nếu có).

b) Tìm ý và lập dàn ý

– Tìm ý cho bài trình bày bằng cách đặt và trả lời các câu hỏi: + Đoạn trích Trong mắt trẻ kể lại chuyện gì?

+ Nội dung đoạn trích đặt ra vấn đề gì?

+ Ước mơ của trẻ em có đặc điểm gì?

+ Thái độ của người lớn đối với ước mơ của trẻ em có thể khác nhau thế nào? Biểu hiện cụ thể ra sao?

+ Theo em, cần ủng hộ và phê phán những thái độ nào? Vì sao?

+ Em sẽ làm gì để thuyết phục người lớn có thái độ tích cực với ước mơ của trẻ em?

– Lập dàn ý bằng cách sắp xếp các ý đã tìm được theo bố cục ba phần:

Mở bài: Nêu vấn đề cần trình bày: Người lớn cần hiểu và tôn trọng ước mơ của trẻ em. Đó là vấn đề được đặt ra trong đoạn trích Trong mắt trẻ của Ê-xu-pe-ri.

Nội dung chính:

Lần lượt trình bày các nội dung đã chuẩn bị:

+ Nội dung văn bản Trong mắt trẻ và vấn đề ước mơ của trẻ em.

+ Đặc điểm ước mơ của trẻ em.

+ Những thái độ khác nhau của người lớn đối với ước mơ của trẻ em.

+ Suy nghĩ của em về từng thái độ trên (nêu ý kiến, giải thích lí do ủng hộ hoặc phản đối).

Kết thúc: Khái quát ý nghĩa vấn đề: Mỗi lứa tuổi có cách nhìn, cách nghĩ khác nhau; người lớn cần thấu hiểu và cảm thông với những suy nghĩ, hành động và ước mơ của trẻ em.

c. Nói và nghe: Hoạt động nói và nghe cần đáp ứng các yêu cầu, cụ thể theo dõi SGK/ 31.

d.  Kiểm tra và chỉnh sửa:

Người nói

Người nghe

- Lắng nghe nhận xét của thầy cô, bạn bè,… về bài trình bày.

- Rút kinh nghiệm về việc lựa chọn vấn đề trình bày, quá trình chuẩn bị, nội dung, cách thức và thái độ trình bày,…

- Tự đánh giá:

+ Trong bài trình bày của mình, em hài lòng về những điểm nào (nội dung, hình thức, thái độ)?

+ Điều em muốn thay đổi trong bài trình bày đó là gì?

- Kiểm tra việc nghe và ghi chép các nội dung thông tin (Đã chính xác chưa, thu hoạch được những gì?,…)

- Nêu nhận xét về nội dung, hình thức bài trình bày.

- Đánh giá:

+ Em thấy bài trình bày của bạn có thuyết phục không? Vì sao?

+ Điều em rút ra từ bài trình bày của bạn là gì?

 

Bài nói mẫu tham khảo:

Đề 1:

         Trong thời đại hiện nay sự phát triển mạnh mẽ của công nghệ thông tin, đặc biệt là internet – một mạng lưới thông tin khổng lồ giúp ta dễ dàng tiếp cận được những thứ mình cần với khối lượng kiến thức khổng lồ bạn có thể tìm ở bất kì đâu, chỉ cần lên Google, gõ vào ô tìm kiếm những từ khóa mà bạn muốn, mọi thứ hiện ra nhanh chóng, 1 cú click bạn có thể có cả thế giới trong tầm tay. Vậy đó có phải là lí do mà văn hóa đọc ngày càng rời xa giới trẻ, đặc biệt là lứa tuổi teen 10x

             Trước hết, là sự bùng nổ của các sản phẩm văn hóa hiện đại như phim ảnh, băng đĩa, ca nhạc, internet, games… đã thâm nhập sâu sắc vào lĩnh vực giải trí của con người, đặc biệt là của thanh thiếu nhi, khiến cho văn hóa đọc đang có nguy cơ ngày càng bị mai một trong giới trẻ. Văn hóa nghe nhìn là một “kênh thông tin” cực kỳ quan trọng trong thời đại ngày nay. Nó khiến giới trẻ dễ dàng hơn trong việc tiếp thu những kiến thức mới nhưng đó cũng là lí do văn hóa nghe nhìn bị kết án đã lấn át văn hóa đọc. Giới trẻ thường chỉ đọc theo kiểu hưởng thụ hơn là nghiền ngẫm, thiếu đi sự sâu sắc và sự thụ động trong việc đọc sách của giới trẻ thường làm họ thấy khó tiếp cận với những tác phẩm kinh điển. Thêm vào đó, sự phát triển vũ bão của internet càng làm giới trẻ “lười” hơn với việc ngồi trong thư viện để đọc một quyển sách. “Chỉ riêng việc đọc giáo trình, nghiên cứu thêm một số tài liệu mà thầy giáo cho đọc thêm đã rất bận rồi. Rảnh rỗi, em lên thư viện đọc tạp chí Hoa Học Trò, báo Tuổi Trẻ hoặc lướt web kiếm thông tin giải trí. Đọc sách phải có hứng thú, không có hứng thì sao “nạp” được”. Như lời tâm sự của một bạn trẻ với chúng tôi. Dường như việc đọc sách ngày càng trở nên là thứ xa xỉ đối với học sinh, sinh viên.

Thứ hai, đó chính là việc đọc sách theo phong trào. Đọc theo trào lưu và nguy hiểm hơn là giới trẻ không có sự chọn lọc trong việc đọc sách, điều đó còn tạo nên một phong trào xấu hơn cả việc lười đọc sách nếu cuốn sách đó không mang nội đung giá trị phù hợp đối với văn hóa Việt sẽ tạo ảnh hưởng xấu đối với suy nghĩ tư tưởng và hành động của một bộ phận giới trẻ. Chúng ta hãy cứ thử nhìn vào các thể loại của các tác giả trong và ngoài nước cũng lập tức tạo được cơn sốt đối với giới trẻ như tập truyện ngắn Nhật ký son môi (2010) và Cho em gần anh thêm chút nữa (2009) của tác giả Gào hay những truyện Xin lỗi, em chỉ là con đĩ, Yêu anh hơn cả tử thần… của tác giả Tào Đình (Trung Quốc), Rừng Nauy của tác giả Murakami (Nhật Bản).Chúng đã tạo thành một làn sóng mạnh trọng bộ phận giới trẻ nhưng đọc, cảm nhận một cách hời hợt và kéo theo đó là sự lãng quên giá trị của tác phẩm khi trào lưu qua đi, và những câu đối thoại về quyển sách đó chỉ đơn giản là câu hỏi: “Mày đọc quyển truyện kia chưa?” và trả lời: “Đọc rồi”. Đôi khi sự “thiếu trách nhiệm” trong việc đọc cũng khiến giới trẻ có những cái nhìn lệch lạc của tác phẩm, nhất là khi vấn đề “tình dục” đang được các tác giả hướng đến như một thứ “gia vị” để tăng sức hấp dẫn cho cuốn sách.

Khi được hỏi lí do tại sao lại tìm đến những cuốn sách đang “làm mưa làm gió” trên thị trường, một bạn trẻ đã trả lời rất “thật” với chúng tôi rằng: “Đọc những cuốn sách đó vì thấy nhiều người cũng tìm đọc, đọc để khi người ta bàn luận về chúng mình không bị “lép”. Và hơn nữa, phải đọc những cuốn sách đó mình mới cảm thấy bằng bạn bằng bè và cũng là cách để mình theo kịp thời đại” – chính những suy nghĩ đó là một phần nguyên do khiến giới trẻ đọc sách và cảm nhận chúng một cách hời hợt.

Với tốc độ sống gấp gáp và việc cuốn theo những thú vui của cuộc sống, dễ dàng hơn so với việc đọc một cuốn sách. Nhiều bạn lại cho rằng các bạn có đọc nhưng truyện tranh, tiểu thuyết tình cảm, hay những cuốn sách về tình cảm dễ cuốn hút so với việc cảm nhận một tác phẩm văn học hay một cuốn sách khoa mang nặng tính phân tích tư duy có giá trị. Một số học sinh, sinh viên mà mình gặp cho biết, lúc rảnh rỗi, cô bạn chỉ thích đọc truyện ngắn đang hot trên mạng. Còn Phương Thảo (lớp 12) lại chỉ “kết” truyện tranh Nhật Bản vì vui nhộn. Hai bạn cũng cho biết truyện tranh ngoài ưu điểm dễ cảm nhận kết cấu truyện đơn giản, truyện tranh còn có hình ảnh minh họa tình tiết, sống động. Nhiều bạn sinh viên cho rằng giáo trình là quá đủ thậm chí còn chưa sờ đến huống gì là những cuốn sách tham khảo khác.

Còn với nhà viết sách, biên soạn sách, xuất bản sách góp phần đọc giả lười đọc, nhiều cuốn sách xuất bản với những giá trị nội dung chưa thực sự sâu sắc, nhiều tác phẩm chủ yếu sưu tầm, tập hợp các sách khác làm thị trường sách phong phú hơn nhưng lại thành hỗn độn, phức tạp hơn cho sự lựa chọn sách từ giới trẻ. Và vấn đề sách lậu vẫn là một trong những vấn đề nhức nhối của thị trường sách hiện nay. Đó chính là nguyên nhân thứ ba ảnh hướng đến văn hóa đọc của giới trẻ VN.

Nói đi thì cũng phải nói lại, không phải là không có những bạn trẻ yêu sách, không thiếu các bạn trẻ đi tìm giá trị đích thực của những cuốn sách với niềm say mê thích thú và ham muốn được học hỏi từ những cuốn sách mà các bạn đã đọc. Mỗi cuốn sách như một kho tàng tri thức nó chứa đựng những tinh túy của cuộc sống nếu chúng ta biết cảm nhận nghiền ngẫm một cách sâu sắc sau khi đọc xong một cuốn sách. Thanh (HVNH) có một sở thích khi stress đó là mua và tìm đọc sách. Dù là một dân kinh tế nhưng bạn không chỉ tìm đọc những cuộc sách về chuyên ngành của mình đang học mà còn tìm đọc thêm những cuốn sách về kĩ năng sống, sách văn học VN, văn học nước ngoài kể cả những cuốn sách được coi là “cổ” bạn cũng cố tìm để đọc nhưng điều quan trọng nhất. Thanh luôn có sự chọn lọc các tác phẩm mà mình đọc. Qua những cuốn sách, Thanh đã học hỏi được rất nhiều về ngôn ngữ, giá trị nội dung, giá trị cuộc sống, tri thức của những cuốn sách mà bạn đã đọc qua. Nó tích lũy thêm cho Thanh những bài học kinh nghiệm quí báu sau khi rời ghế giảng đường và bắt đầu với cuộc sống tự lập.

         Học tập là một quá trình lâu dài, đọc sách cũng vậy, đó là một quá trình từ việc đọc, nghiền ngẫm và rút ra cho mình những chiêm nghiệm của bản thân từ sách. Không chỉ là tích lũy về kiến thức mà nó còn tăng cho chúng ta khả năng tư duy, khả năng sử dụng ngôn ngữ và kĩ năng sống cho mỗi thanh niên của thế hệ trẻ Việt Nam. Hãy đọc sách để nâng cao tầm hiểu biết và tích lũy cho vốn kiến thức của mình, các bạn nhé!

Đề 2:

Nhân vật xưng “tôi” trong văn bản “Trong mắt trẻ” ngày nhỏ thích vẽ. Trong một lần nhìn thấy bức tranh con trăn nuốt chửng cả một chú voi khổng lồ, bạn nhỏ ấy đã họa lại theo cách của mình, nhưng có vẻ không được tán dương lắm. Con trăn no căng bụng bị nhìn nhầm thành chiếc mũ, nên cậu vẽ cho hở bụng và không quên họa con voi to tướng vào chỗ hở của bụng trăn. Khi ấy, “người lớn” thi nhau bảo cậu hãy bỏ giấc mộng vẽ vời đi. Chẳng ai hiểu cậu vẽ gì cả.

Cậu bỏ thật…

Nhưng bức tranh ấy có ý nghĩa gì nhỉ? Tôi nghĩ mãi, và tạm chấp nhận với câu trả lời: con trăn chính là cuộc sống của “người lớn”. Nó nuốt chửng cả đứa trẻ thơ dại còn sót lại trong mỗi chúng ta. Đáng buồn là, chẳng ai thèm đoái hoài hay lo lắng về quá trình khó lòng cưỡng lại ấy. Chúng ta dường như đang quay mặt lại với chính mình ngày xưa: giản đơn, hiền lành và đầy mơ mộng.

Người kể chuyện là một người đàn ông cô đơn. Mỗi lần người khác cười ông vẽ “chiếc mũ” vớ vẩn, ông lại từ chối đứa trẻ sống trong tim mình bằng cách sống “người lớn” hơn: trí tuệ, hiểu biết và sõi đời.

Ông vẫn là một tâm hồn cô độc, quanh quẩn với chính mình, vòng quanh thế giới bao la nhưng mãi đến khi gặp Hoàng tử bé từ hành tinh B612 thì ông mới phần nào nguôi ngoai. Hai tâm hồn cô đơn, gặp nhau và tạo thành một mối dây liên kết vô hình. Của một đứa trẻ với một người già. Của một cư dân Trái Đất với kẻ sống ở nơi chỉ toàn núi lửa và lác đác vài bông hoa…

Người lớn đánh giá một vật xấu hay đẹp, đánh giá một người có đáng được lắng nghe hay không, cũng chỉ sòng phẳng qua những phương tiện vật chất. Trong thế giới mà tiền bạc là tất cả, chẳng ai để ý đến bông hoa nhỏ bé có thể bị con cừu ranh mãnh ăn mất bất cứ lúc nào.

Xem thêm các bài Soạn văn lớp 8 Cánh diều hay nhất, ngắn gọn khác:

Soạn bài Phân tích một tác phẩm truyện

Soạn bài Tự đánh giá: Cố hương

Soạn bài Hướng dẫn tự học trang 37

Soạn bài Kiến thức ngữ văn trang 38

Đánh giá

0

0 đánh giá