SBT Toán 7 Chân trời sáng tạo Bài 8: Tính chất ba đường cao của tam giác

432

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải Sách bài tập Toán 7 Bài 8: Tính chất ba đường cao của một tam giác sách Chân trời sáng tạo hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Toán 7 Bài 8.

Giải SBT Toán 7 Bài 8 (Chân trời sáng tạo): Tính chất ba đường cao của tam giác

Bài 1 trang 63 sách bài tập Toán 7: Trong Hình 7. Hãy chứng minh AC, EK và BD cùng đi qua một điểm.

Trong Hình 7 Hãy chứng minh AC, EK và BD cùng đi qua một điểm

Lời giải:

Trong Hình 7 Hãy chứng minh AC, EK và BD cùng đi qua một điểm

Gọi M là giao điểm của AC và BD.

Xét tam giác MAB có E là giao điểm của hai đường cao AD và BC nên E là trực tâm của tam giác MAB.

Khi đó ME là đường cao kẻ từ đỉnh M của tam giác AMB, tức là ME ⊥ AB.

Mà EK ⊥ AB.

Do đó EK đi qua điểm M.

Vậy AC, EK và BD cùng đi qua điểm M.

Bài 2 trang 63 sách bài tập Toán 7: Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ đường trung tuyến AM. Qua A vẽ đường thẳng d vuông góc với AM. Chứng minh d // BC.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A, vẽ đường trung tuyến AM

Vì tam giác ABC cân tại A (giả thiết) nên AB = AC.

Vì AM là trung tuyến của tam giác ABC nên BM = CM.

Xét ΔAMB và ΔAMC có:

Cạnh AM là cạnh chung,

AB = AC (chứng minh trên),

BM = CM (chứng minh trên).

Do đó ΔAMB = ΔAMC (c.c.c).

Suy ra AMB^=AMC^ (hai góc tương ứng).

Lại có AMB^+AMC^=180° (hai góc kề bù).

Nên AMB^=AMC^=180°2=90°.

Hay AM ⊥BC.

Mà d ⊥ AM (giả thiết).

Suy ra d // BC (dấu hiệu nhận biết hai đường thẳng song song).

Vậy d // BC.

Bài 3 trang 63 sách bài tập Toán 7: Cho tam giác ABC cân tại A. Vẽ điểm D sao cho A là trung điểm của BD. Vẽ hai đường cao AE và AF của hai tam giác ABC và ACD. Chứng minh góc EAF vuông.

Lời giải:

Cho tam giác ABC cân tại A Vẽ điểm D sao cho A là trung điểm của BD

Vì tam giác ABC cân tại A nên AB = AC.

Mà AB = AD (vì A là trung điểm của BD).

Suy ra AC = AD = AB.

Xét ΔAEB và ΔAEC có:

AEB^=AEC^=90°,

Cạnh AE là cạnh chung,

AB = AC (chứng minh trên).

Do đó ΔAEB = ΔAEC (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra BAE^=CAE^ (hai góc tương ứng).

Xét ΔACF và ΔADF có:

AFC^=AFD^=90°,

Cạnh AF là cạnh chung,

AC = AD (chứng minh trên).

Do đó ΔAFC = ΔAFD (cạnh huyền – cạnh góc vuông).

Suy ra FAC^=FAD^ (hai góc tương ứng).

Ta có BAE^+CAE^+FAC^+FAD^=180°

Mà BAE^=CAE^FAC^=FAD^(chứng minh trên).

Suy ra 2EAC^+2FAC^=180°

Hay 2EAC^+FAC^=180°:2=90°

Do đó EAF^=90°.

Vậy góc EAF vuông.

Bài 4 trang 63 sách bài tập Toán 7: Cho tam giác ABC có A^=65°,B^=54°. Vẽ trực tâm H của tam giác ABC. Tính góc AHB.

Lời giải:

Cho tam giác ABC có góc A = 65 độ, góc B = 54 độ

Trong tam giác vuông ABE ta có: EAB^+EBA^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Mà EBA^=54° nên EAB^=90°EBA^=90°54°=36°.

Trong tam giác vuông BAF ta có: FAB^+FBA^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Mà FAB^=65° nên FBA^=90°FAB^=90°65°=25°.

Trong ∆AHB ta có: HAB^+HBA^+AHB^=180° (tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

AHB^=180°HAB^HBA^=180°36°25°=119°.

Vậy AHB^=119°.

Bài 5 trang 63 sách bài tập Toán 7: Cho tam giác ABC cân tại A có góc A nhọn và H là trực tâm. Cho biết BHC^=150°. Tìm các góc của tam giác ABC.

Lời giải:

Vẽ hai đường cao BE và CF của tam giác ABC.

Cho tam giác ABC cân tại A có góc A nhọn và H là trực tâm

Trong ∆BHC có: HCB^+HBC^+CHB^=180° (tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

HBC^+HCB^=180BHC^=180°150°=30°

Trong ∆CBE vuông tại E có: ECB^+EBC^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Nên ECB^=90°EBC^ (1)

Trong ∆CBF vuông tại F có: FCB^+FBC^=90° (trong một tam giác vuông, tổng hai góc nhọn bằng 90°).

Nên FBC^=90°FCB^ (2)

Từ (1) và (2) ta có:

FBC^+ECB^=180°EBC^+FCB^

=180°HBC^+HCB^=180°30°=150°.

Hay ABC^+ACB^=150°

Do tam giác ABC cân tại A nên ta có:

ABC^=ACB^=150°2=75°.

Trong ∆ABC có: ACB^+ABC^+CAB^=180° (tổng ba góc trong một tam giác).

Suy ra

A^=180°ACB^ABC^=180°75°75°=30°.

Vậy ABC^=ACB^=75°A^=30°.

Xem thêm các bài giải SBT Toán lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 7: Tính chất ba đường trung tuyến của một tam giác

Bài 9: Tính chất ba đường phân giác của tam giác

Bài tập cuối chương 8

Bài 1: Làm quen với biến cố ngẫu nhiên

Bài 2: Làm quen với xác suất của biến cố ngẫu nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá