Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 136 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

229

Với giải Câu hỏi trang 136 Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trong Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Vật lí 10. Mời các bạn đón xem: 

Vật lí 10 Chân trời sáng tạo trang 136 Bài 22: Biến dạng của vật rắn. Đặc tính của lò xo

Mở đầu trang 136 Vật lí 10: Tại sao khi ta đặt lên bàn cân, kim chỉ của cân quay đến một vạch xác định, sau đó kim chỉ sẽ trở lại vị trí ban đầu nếu ta lấy vật ra (Hình 22.1a)? Các lò xo gắn dưới yên xe đạp (Hình 22.1b) có công dụng gì? Trong bài này, ta sẽ khảo sát các đặc tính quan trọng của lò xo cũng như ứng dụng của lò xo trong cuộc sống hằng ngày và kĩ thuật công nghệ.

Phương pháp giải:

Liên hệ thực tế

Lời giải:

- Khi ta đặt lên bàn cân, kim chỉ của cân quay đến một vạch xác định, do cấu tạo của cân có một lò xo, khi đặt vật lên cân, lò xo bị nén vào làm kim chỉ quay, khi bỏ vật ra, lò xo có xu hướng trở lại hình dạng ban đầu nên kim chỉ trở lại vị trí cũ.

- Các lò xo dưới yên xe đạp có công dụng giảm xóc cho người sử dụng.

Câu hỏi 1 trang 136 Vật lí 10: Nêu một số ví dụ về vật không phải là vật rắn và giải thích tại sao đó không phải là vật rắn.

Phương pháp giải:

Vật rắn là vật mà khoảng cách giữa hai điểm bất kì của vật không đổi trong suốt quá trình đứng yên hoặc chuyển động.

Lời giải:

Ví dụ về vật không phải là vật rắn: quả bóng cao su, đệm, dây cung, ...

Tất cả những ví dụ trên đều không phải là vật rắn vì trong quá trình chuyển động thì vật bị biến dạng (khoảng cách giữa hai điểm bất kì thay đổi).

Đánh giá

0

0 đánh giá