Giáo án Hóa 10 (Cánh diều 2024) Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Hóa 10 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Hóa lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Hóa 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Hóa 10 (Cánh diều 2023) Bài 16: Tốc độ phản ứng hóa học

I. MỤC TIÊU

1) Kiến thức

Học xong bài này, học sinh có thể:

- Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

- Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó, nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.

- Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác).

- Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

- Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van't Hoff (γ).

- Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.

2) Năng lực

a) Năng lực chung

Năng lực tự chủ và tự học: học sinh xác định đúng đắn động cơ, thái độ học tập, tự đánh giá và điều chỉnh được kế hoạch học tập; tự nhận ra được những sai sót và khắc phục.

Năng lực giao tiếp: tiếp thu kiến thức, trao đổi học hỏi bạn bè thông qua việc thực hiện nhiệm vụ các hoạt động cặp đôi, nhóm; có thái độ tôn trọng, lắng nghe, có phản ứng tích cực trong giao tiếp.

Năng lực hợp tác: học sinh xác định được nhiệm vụ của tổ/ nhóm, trách nhiệm của bản thân, đề xuất được những ý kiến đóng góp, góp phần hoàn thành nhiệm vụ học tập.

b) Năng lực chuyên biệt                          

Năng lực nhận thức hóa học:

+ Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hóa học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

+ Viết được biểu thức tốc độ phản ứng theo hằng số tốc độ phản ứng và nồng độ. Từ đó, nêu được ý nghĩa hằng số tốc độ phản ứng.

+ Thực hiện được một số thí nghiệm nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng (nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác).

+ Giải thích được các yếu tố ảnh hưởng tới tốc độ phản ứng như: nồng độ, áp suất, diện tích bề mặt, nhiệt độ, chất xúc tác.

+ Nêu được ý nghĩa của hệ số nhiệt độ Van't Hoff (γ).

+ Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hóa học vào việc giải thích một số vấn đề trong cuộc sống và sản xuất.

Năng lực tìm hiểu thế giới tự nhiên dưới góc độ hóa học: Thông qua hoạt động khai thác vốn kiến thức, kĩ năng đã học ở THCS, vốn kiến thức thực tế và đọc thông tin trong SGK, tiến hành thí nghiệm để tìm hiểu và giải thích được một số yếu tố ảnh hưởng đến tốc độ phản ứng.

Năng lực vận dụng kiến thức, kỹ năng đã học: Vận dụng được kiến thức tốc độ phản ứng hoá học vào giải thích một số vấn đề trong thực tiễn cuộc sống và sản xuất.

3) Phẩm chất

Yêu nước: nhận biết được vẻ đẹp của tự nhiên, của đất nước thông qua bộ môn Hóa học.

Trách nhiệm: nghiêm túc thực hiện các nhiệm vụ học tập được giao đúng tiến độ.

Trung thực: thành thật trong việc thu thập các tài liệu, viết báo cáo và các bài tập.

Chăm chỉ: tích cực trong các hoạt động cá nhân, tập thể.

Nhân ái: quan tâm, giúp đỡ, chia sẻ những khó khăn trong việc thực hiện nhiệm vụ học tập.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

Giáo viên: sưu tầm hình ảnh có nội dung liên quan đến bài học, thiết kế phiếu thực hành, phiếu học tập, chuẩn bị các dụng cụ hoá chất cho các thí nghiệm như hướng dẫn trong SGK.

- Học sinh: ôn tập bài cũ và chuẩn bị bài mới.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a) Mục tiêu: Tạo tình huống có vấn đề và tâm lý hứng thú cho HS khi bắt đầu bài học mới.

b) Nội dung: HS làm việc cá nhân hoặc làm việc theo cặp: So sánh phản ứng ở thí nghiệm nào nhanh hơn, dẫn dắt HS hình thành khái niệm tốc độ phản ứng hoá học, từ đó HS xác định nhiệm vụ học tập.

HOẠT ĐỘNG CỦA GV - HS

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:

GV chia lớp thành 4 nhóm, các dụng cụ thí nghiệm và hóa chất được giao đầy đủ về cho từng nhóm.

GV giới thiệu hóa chất, dụng cụ và cách tiến hành các thí nghiệm:

Cho hai mảnh Mg cùng khối lượng vào hai ống nghiệm chứa cùng thể tích dung dịch HCl dư, nồng độ dung dịch HCl ở mỗi ống nghiệm lần lượt là 2M (ống 1) và 0,5M (ống 2). Quan sát hiện tượng và cho biết mảnh Mg ở ống nghiệm nào sẽ bị tan hết trước? Giải thích.

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:

Các nhóm phân công nhiệm vụ cho từng thành viên: tiến hành thí nghiệm, quan sát và thống nhất để ghi lại hiện tượng xảy ra, … viết ý kiến của nhóm mình vào giấy.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận:

Đại diện 1 nhóm trình bày câu trả lời, các nhóm khác theo dõi, nhận xét, góp ý!

Bước 4: Kết luận, nhận định:

Giáo viên nhận xét, đánh giá, từ đó dẫn dắt HS vào bài mới!

Kết quả thí nghiệm:

Hiện tượng ở cả 2 ống nghiệm: Mg tan và có sủi bọt khí không màu; mảnh Mg ở ống nghiệm 1 tan hết trước.

- Phương trình hoá học:

Mg + 2HCl  MgCl2 + H2­

- Giải thích hiện tượng: Do nồng độ HCl ở ống nghiệm 1 lớn hơn nên phản ứng xảy ra nhanh hơn, Mg tan nhanh hơn.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI

Hoạt động 1: Khái niệm về tốc độ phản ứng hóa học

a) Mục tiêu: Trình bày được khái niệm tốc độ phản ứng hoá học và cách tính tốc độ trung bình của phản ứng.

b) Nội dung: Trực quan, cả lớp làm việc với tài liệu, sách giáo khoa, tương tác với các câu hỏi vấn đáp tìm tòi của giáo viên, hoạt động nhóm, cá nhân.

c) Sản phẩm: Khái niệm tốc độ phản ứng, tốc độ trung bình của phản ứng, biểu thức tính tốc độ trung bình của phản ứng.

d) Tổ chức thực hiện:

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 13 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Hóa 10 Bài 16 Cánh diều. 

Để mua Giáo án Hóa 10 Cánh diều năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Hóa 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Hóa 10 Bài 14: Phản ứng hóa học và enthalpy

Giáo án Hóa 10 Bài 15: Ý nghĩa và cách tính biến thiên enthalpy phản ứng hóa học

Giáo án Hóa 10 Bài 17: Nguyên tố và đơn chất halogen

Giáo án Hóa 10 Bài 18: Hydorgen halide và hydrohalic acid

Giáo án Hóa 10 Bài 1: Nhập môn hóa học

Đánh giá

0

0 đánh giá