Bạn cần đăng nhập để báo cáo vi phạm tài liệu

Cách nhận biết Al2O3 đầy đủ nhất

172

Nhôm oxit có công thức là Al2O3 còn được gọi là alumin (bắt nguồn từ tiếng Pháp). Nó còn được biết đến với tên là alumina trong ngành khai khoáng, gốm sứ và khoa học vật liệu. Bài viết dưới đây, sẽ giúp các em nắm được cách nhận biết Al2O3 khi làm dạng bài tập nhận biết.

Cách nhận biết Al2O3

I. Cách nhận biết Al2O3

- Al2O3 là chất rắn dạng bột hoặc hạt màu trắng và không tan nước nhưng tan được dung dịch kiềm.

 (ảnh 1)

- Cách nhận biết: Có thể dùng dung dịch axit (như HCl, H2SO…) hoặc dung dịch kiềm (như NaOH, KOH, Ba(OH)…).

- Hiện tượng: Al2O3 tan được trong cả dung dịch axit và dung dịch kiềm.

- Phương trình hóa học minh họa:

Al2O3 + 6HCl → 2AlCl3 + 3H2O

2NaOH + Al2O3 → 2NaAlO2 + H2O

- Giải thích: Al2O3 là oxit lưỡng tính nên vừa tác dụng với dung dịch axit và kiềm.

II. Mở rộng

- Al2O3 là thành phần chính của quặng boxit. 

- Trong tự nhiên, nhôm oxit tồn tại dưới dạng ngậm nước và dạng khan.

+ Dạng oxit ngậm nước là thành phần chủ yếu của quặng boxit (Al2O3.2H2O) dùng để sản xuất nhôm.

+ Dạng oxit khan, có cấu tạo tinh thể là đá quý. Dạng này ít phổ biến và thường gặp là:

      Corindon ở dạng tinh thể trong suốt, không màu, rất rắn, được dùng để chế tạo đá mài, giấy nhám,…

      Trong tinh thể Al2O3, nếu một số ion Al3+ được thay bằng ion Cr3+ ta có hồng ngọc dùng làm đồ trang sức, chân kính đồng hồ và dùng trong kĩ thuật laze.

       Tinh thể Al2O3 có lẫn tạp chất Fe2+, Fe3+ và Ti4+  ta có saphia dùng làm đồ trang sức.

       Bột nhôm oxit dùng trong công nghiệp sản xuất chất xúc tác cho tổng hợp hữu cơ.

III. Bài tập nhận biết Al2O3

Bài 1: Có ba oxit màu trắng: MgO, Al2O3, Na2O. Có thể nhận biết các chất đó bằng thuốc thử:

A. Chỉ dùng axit

B. Chỉ dùng phenolphtalein

C. Dùng nước

D. Chỉ dùng quỳ tím.

Hướng dẫn giải:

Đáp án C

- Lấy mẫu thử và đánh số tương ứng.

- Hòa tan 3 chất rắn vào nước, hiện tượng:

+ Chất rắn tan trong nước tạo thành dung dịch: Na2O

Na2O + H2O → 2NaOH

+ Chất rắn không tan trong nước: Al2O3, MgO.

- Cho các mẫu thử còn lại lần lượt vào dung NaOH ở trên, hiện tượng:

+ Chất rắn tan: Al2O3

Al2O3 + 2NaOH → 2NaAlO2  + H2O

+ Không hiện tượng: MgO

Bài 2: Chỉ dùng nước hãy trình bày phương pháp nhận biết các chất rắn sau: BaO, BaCO3, Al2O3?

Hướng dẫn giải:

- Lấy mẫu thử và đánh số tương ứng.

- Hòa tan 3 chất rắn vào nước, hiện tượng:

+ Chất rắn tan trong nước tạo thành dung dịch: BaO

BaO + H2O → Ba(OH)2

+ Chất rắn không tan: BaCO3 và Al2O3

- Dùng chính dung dịch Ba(OH)2 ở trên nhỏ vào các ống nghiệm còn lại:

+ Chất rắn tan: Al2O3

Al2O3 + Ba(OH)2 → Ba(AlO2)2 + H2O

+ Chất rắn không tan: BaCO3

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá