30 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 (có đáp án)

Toptailieu.vn xin giới thiệu 30 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 (có đáp án) chọn lọc, hay nhất giúp học sinh lớp 12 ôn luyện kiến thức để đạt kết quả cao trong các bài thi môn Địa.

Mời các bạn đón xem:

30 câu trắc nghiệm Địa lí 12 Bài 1 (có đáp án)

Câu 1.  Công cuộc Đổi mới ở nước ta được thực hiện đầu tiên trong lĩnh vực : 

 A. Chính trị.   

 B. Công nghiệp.   

 C. Nông nghiệp.   

 D. Dịch vụ.

Đáp án: C

Câu 2.  Công cuộc Đổi mới ở nước ta được khẳng định từ :  

A. Sau khi đất nước thống nhất 30 - 4 - 1975. 

B. Sau chỉ thị 100 CT-TW ngày 13 - 1 - 1981.  

C. Sau Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị khoá VI tháng 4 - 1998.  

D. Sau Đại hội Đảng Cộng sản Việt Nam lần thứ VI năm 1986.

Đáp án: A

Câu 3.  Biểu hiện rõ nhất của tình trạng khủng hoảng kinh tế của nước ta sau năm 1975 là :  

A. Nông nghiệp là ngành chiếm tỉ trọng cao nhất trong cơ cấu GDP.  

B. Tỉ lệ tăng trưởng GDP rất thấp, chỉ đạt 0,2%/năm.  

C. Lạm phát kéo dài, có thời kì lên đến 3 chữ số.  

D. Tỉ lệ tăng trưởng kinh tế âm, cung nhỏ hơn cầu

Đáp án: C

Câu 4.  Hiện nay, Việt Nam chưa phải là thành viên của tổ chức :  

A. Thương mại thế giới.                    

B. Các quốc gia xuất khẩu dầu mỏ.  

C. Khu vực tự do mậu dịch ASEAN.  

 D. Hiệp hội các nước Đông Nam Á.

Đáp án: B

Câu 5.  Đây không phải là một trong những định hướng chính để đẩy mạnh công cuộc Đổi mới.  

A. Đẩy mạnh công nghiệp hoá, hiện đại hoá gắn với phát triển tri thức.  

B. Đẩy mạnh hội nhập kinh tế quốc tế để tăng thêm sức mạnh quốc gia.  

C. Phát triển nền văn hoá mới đậm đà bản sắc dân tộc.  

D. Đẩy mạnh phát triển kinh tế ở các vùng núi, biên giới, hải đảo, vùng sâu, vùng xa.

Đáp án: D

Câu 6.  Đây là thời kì nước ta có tỉ lệ tăng trưởng kinh tế cao nhất trong giai đoạn 1975 - 2005.  

A. 1975 - 1980.  

B. 1988 - 1989.  

C. 1999 - 2000.   

D. 2003 - 2005.

Đáp án: B

Câu 7.  Khoán 10 là :  

A. Chính sách khoán sản phẩm theo khâu đến nhóm và người lao động trong hợp tác xã nông nghiệp.  

B. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên trong hợp tác xã nông nghiệp.  

C. Chính sách Đổi  mới  đầu  tiên  của nước ta  được  thực  hiện  trong  lĩnh  vực  nông nghiệp.

D.  Chính  sách  khoán  trong  nông  nghiệp  được  Bộ  Chính  trị  đưa  ra  vào  tháng  1  - 1981.

Đáp án: B

Câu 8.  Sự kiện có ý nghĩa đặc biệt diễn ra vào giữa thập niên 90 đánh dấu xu thế hội nhập của nước ta:   A. Gia nhập WTO và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.  

B. Gia nhập ASEAN và kí thương ước với Hoa Kì.  

C. Gia nhập ASEAN và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.  

D. Gia nhập APEC và bình thường hoá quan hệ với Hoa Kì.

Đáp án: C

Câu 9.  Đây là cơ cấu GDP theo ngành kinh tế của nước ta giai đoạn 1975 - 1980.  

A. Khu vực I : 21,8%, khu vực II : 40%, khu vực III : 38,2%.  

B. Khu vực I : 43,8%, khu vực II : 21,9%, khu vực III : 34,3%.  

C. Khu vực I : 27,2%, khu vực II : 28,8%, khu vực III : 44%.  

D. Khu vực I : 23%, khu vực II : 38,5%, khu vực III : 38,5%.

Đáp án: B

Câu 10. Việt Nam gia nhập ASEAN vào…….và là thành viên thứ…… của tổ chức này.  

A. Tháng 7 - 1995 và 7.            

B. Tháng 4 - 1995 và 6.  

C. Tháng 7 - 1998 và 5.            

D. Tháng 7 - 1998 và 7.

Đáp án: A

Câu 11. Sự thành công của công cuộc Đổi mới ở nước ta được thể hiện rõ nhất ở :  

A. Việc mở rộng các ngành nghề; tạo thêm nhiều việc làm, tăng thu nhập cho người lao động.  

B. Số hộ đói nghèo giảm nhanh ; trình độ dân trí được nâng cao.  

C. Tăng khả năng tích lũy nội bộ, tốc độ tăng trưởng kinh tế cao, đời sống nhân dân được cải thiện.  

D. Hình thành  được  các trung tâm  công nghiệp  lớn và các vùng chuyên canh sản xuất hàng hóa.

Đáp án: C

Câu 12. Sự mất cân đối lớn trong nền kinh tế nước ta trước công cuộc Đổi mới làm :  

A. Đời sống của nhân dân bị đảo lộn.  

B. Sản xuất không đáp ứng đủ cho tiêu dùng, không có tích lũy, nhập siêu lớn.  

C. Khủng hoảng nền kinh tế - xã hội kéo dài. 

D. Tất cả các ý trên.

Đáp án: B

Câu 13. Thành tựu nổi bật mà nước ta đạt được trong việc hội nhập vào nền kinh tế của khu vực và quốc tế là:  

A. Thu hút nguồn vốn đầu tư nước ngoài ; các hoạt động du lịch, dịch vụ phát triển mạnh.  

B. Hoạt động ngoại thương được đẩy mạnh, hợp tác kinh tế - khoa học kĩ thuật được tăng cường.  

C. Hoạt động kinh tế đối ngoại phát triển mạnh ; các nguồn lực ở trong nước được khai thác tốt hơn.  

D. Trao đổi thông tin, văn hóa chuyển giao công nghệ.

Đáp án: C

Câu 14. Những thách thức lớn của nước ta khi hội nhập vào nền kinh tế khu vực và thế giới ?  

A. Khó khăn trong việc tiếp cận với thị trường mới, nhất là thị trường các nước tư bản.  

B. Cạnh tranh về kinh tế, thương mại, tài nguyên, năng lượng, thị trường, nguồn vốn và công nghệ.  

C. Chất lượng sản phẩm thấp, khó cạnh tranh với thị trường quốc tế và khu vực.  

D. Nền kinh tế còn trong tình trạng chậm phát triển.

Đáp án: B

Câu 15. Thử thách lớn nhất về mặt xã hội trong công cuộc Đổi mới nền kinh tế - xã hội của nước ta là :  

A. Phân hóa giàu - nghèo, thất nghiệp, thiếu việc làm và những vấn đề xã hội khác trở nên gay gắt.  

B. Sự phân hóa giàu - nghèo giữa các tầng lớp nhân dân, giữa các vùng có xu hướng tăng lên.  

C. Ảnh hưởng của văn hóa lai căng, đồi trụy từ nước ngoài.   

D. Thiếu vốn  – công nghệ tiên tiến và đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn  kĩ thuật cao.

Đáp án: A

Câu 16. Sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa ở nước ta cần dựa trên cơ sở :  

A. Phát triển khoa học công nghệ và giáo dục – đào tạo.  

B. Đẩy mạnh phát triển các ngành công nghiệp nhẹ và sản xuất hàng tiêu dùng.  

C. Phát triển công nghiệp nặng.  

D. Đầu tư mạnh cho giáo dục - đào tạo.

Đáp án: A

Câu 17. Chính sách Đổi mới của Đảng và Nhà nước ta bước đầu đã có tác dụng chuyển dịch lao động từ :  

A. Khu vực kinh tế Nhà nước sang tập thể và tư nhân.                 

B. Khu vực kinh tế tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước và tập thể.  

C. Khu vực kinh tế tập thể, tư nhân sang khu vực kinh tế Nhà nước.  

D. Kinh tế Nhà nước sang khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài.

Đáp án: A

Câu 18. Để thực hiện tốt sự nghiệp công nghiệp hóa và hiện đại hóa, nước ta cần dựa trên cơ sở:   

A. Phát triển khoa học - kĩ thuật - công nghệ ; giáo dục và đào tạo.  

B. Đầu tư phát triển các ngành công nghiệp nặng, coi đó là khâu then chốt.  

C. Phát triển công nghiệp nhẹ, nông nghiệp gắn với công nghiệp chế biến.  

D. Đẩy mạnh sản xuất lương thực, thực phẩm và hàng tiêu dùng để ổn định đời sống của nhân dân. 

Đáp án: A

Câu 19. Khoán 100 theo “Chỉ thị 100-TW của Ban Chấp hành Trung ương Đảng ngày 13 - 1 - 1981” được hiểu là : 

 A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên.   

B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp.  

C. Câu A đúng.     

D. Cả 2 câu A và B đều đúng. 

Đáp án: B

Câu 20. Khoán 10 theo “Nghị quyết 10 của Bộ Chính trị (khóa VI) tháng 4 - 1988” được hiểu là:  

A. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hộ xã viên.  

B. Chính sách khoán sản phẩm theo từng khâu đến nhóm người lao động trong nông nghiệp.  

C. Chính sách khoán gọn theo đơn giá đến hợp tác xã nông nghiệp.  

D. Tất cả đều đúng.

Đáp án: A

Câu 21. Để tận dụng những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật tiên tiến trên thế giới, Việt Nam cần:

A. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp.  

B. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất công nghiệp sang dịch vụ.  

C. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực sản xuất nông nghiệp sang công nghiệp và dịch vụ.  

D. Chuyển dịch cơ cấu kinh tế từ khu vực dịch vụ sang công nghiệp.

Đáp án: C

Câu 22. Để sử dụng tốt nguồn nước sông Mê Công, Việt Nam cần hợp tác chặt chẽ với các nước:

A. Trung Quốc, Mi-an-ma, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia.  

B. Thái Lan, Lào, Mi-an-ma, Ma-lai-xi-a, Trung Quốc.  

C. Lào, Cam-pu-chia, In-đô-nê-xi-a, Thái Lan, Ma-lai-xi-a.   

D. Ma-lai-xi-a, Lào, Thái Lan, Cam-pu-chia, Trung Quốc

Đáp án: A

Câu 23 : Phát triển nền kinh tế hàng hóa nhiều thành phần theo định hướng xã hội chủ nghĩa bắt đầu từ

 A. khi nước ta dành độc lập năm 1945.

 B. sau khi kháng chiến chống Pháp thành công năm 1954.

 C. công cuộc đổi mới kinh tế - xã hội năm 1986.

 D. sau khi nước ta gia nhập ASEAN 1995 và WTO 2007.

Đáp án: C

Câu 24 : Nước ta thoát khỏi tình trạng khủng hoảng do

 A. dân chủ hóa đời sống kinh tế – xã hội của các dân tộc.

 B. phát triển kinh tế đồng đều giữa các dân tộc ở Việt Nam.

 C. thực hiện đổi mới kinh tế xã hội từ những năm 1986.

 D. khắc phục được hậu quả của chiến tranh Pháp - Mĩ.

Đáp án: C

Câu 25 : Công cuộc Đổi mới của nước ta không diễn ra theo xu thế nào sau đây?

 A. Phát triển nền kinh tế thị trường tư bản chủ nghĩa.

 B. Dân chủ hoá đời sống kinh tế - xã hội.

 C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần định hướng XHCN.

 D. Tăng cường giao lưu và hợp tác với các nước trên thế giới.

Đáp án: A

Câu 26 : Mục tiêu của công cuộc đổi mới kinh tế xã hội ở nước ta là

 A. đồng bộ thể chế kinh tế thị trường.

 B. đẩy mạnh các hợp tác xã phát triển.

 C. phát triển nền kinh tế nhiều thành phần.

 D. hạn chế tham gia các tổ chức trên thế giới. 

Đáp án: A

Câu 27 : Định hướng nào không phải là biện pháp đẩy mạnh công cuộc Đổi mới và hội nhập của nước ta?

 A. Tăng trưởng xóa đói giảm nghèo.

 B. Đẩy mạnh công nghiệp hóa – hiện đại hóa.

 C. Phát triển nền kinh tế hàng hoá nhiều thành phần.

 D. Bảo vệ tài nguyên, môi trường và phát triển bền vững.

Đáp án: C

Câu 28 : Đường lối phát triển kinh tế – xã hội có vai trò

 A. then chốt trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

 B. quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

 C. tiền đề trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

 D. không thể thiếu trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội.

Đáp án: A

Câu 29 : Nhân tố đóng vai trò then chốt trong quá trình phát triển kinh tế – xã hội nước ta hiện nay là

 A. vị trí địa lí và tài nguyên thiên nhiên.

 B. cơ sở vật chất kĩ thuật.

 C. Đường lối phát triển kinh tế – xã hội.

 D. dân cư và nguồn lao động có kĩ thuật.

Đáp án: C

Câu 30 : Toàn cầu hóa là xu thế của

 A. các nước kém phát triển.

 B. các nước đang phát triển.

 C. các nước phát triển.

 D. của toàn thế giới.                      

Đáp án: C

Tài liệu có 8 trang. Để xem toàn bộ tài liệu, vui lòng tải xuống
Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá

Tài liệu cùng môn học

25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 30 (có đáp án 2023): Phát triển bền vững và tăng trưởng xanh đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
547 8 1
12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên Phạm Thị Huyền Trang 12 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 29 (có đáp án 2023): Môi trường và tài nguyên thiên nhiên đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
470 5 1
25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch Phạm Thị Huyền Trang 25 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 28 (có đáp án 2023): Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
494 11 2
15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông Phạm Thị Huyền Trang 15 câu trắc nghiệm Địa lí 10 Cánh diều Bài 27 (có đáp án 2023): Địa lí giao thông vận tải và bưu chính viễn thông đầy đủ các mức độ nhận biết, thông hiểu, vận dụng.
532 7 1
Tải xuống