Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Cánh Diều: Ôn tập chủ đề gia đình

399

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải bài Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22, 23 Ôn tập chủ đề gia đình sách Cánh Diều hay nhất, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi và làm bài tập Tự nhiên và xã hội lớp 3.

Giải bài tập Tự nhiên và Xã hội lớp 3 Ôn tập chủ đề gia đình

1. Em đã học được gì về chủ đề gia đình

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Thực hành

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Câu 1: Hãy tìm hiểu những thông tin về một số người trong họ hàng nội, ngoại của em theo gợi ý sau:

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Thực hành - Cánh Diều (ảnh 1)

Trả lời:

Họ và tên

Nguyễn Văn Sơn

Nguyễn Thị Hoa

Họ nội hay họ ngoại

Họ nội

Họ ngoại

Cách xưng hô

Bác Sơn

Nghề nghiệp

Kĩ sư

Giáo viên

Sở thích

Trồng cây

Đọc sách

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Câu 2: Hãy tìm hiểu những thông tin về một số người trong họ hàng nội, ngoại của em theo gợi ý sau:

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Thực hành - Cánh Diều (ảnh 2)

Trả lời:

Học sinh chia sẻ với các bạn thông tin về một số người trong họ nội, ngoại của em vừa tìm hiểu ở câu 1.

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Câu 3: Chọn và giới thiệu về một sự kiện trong gia đình em.

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 22 Thực hành - Cánh Diều (ảnh 3)

Trả lời:

- Đó là sự kiện sinh nhật em.

- Sự kiện đó diễn ra vào ngày 14/6 ở gia đình em.

- Họ hàng, bạn bè, hàng xóm tham gia sự kiện đó.

- Mọi người sẽ cùng nhau hát hài bát chúc mừng sinh nhật, gửi lời chúc đến tuổi mới của em, tặng những món quà nhỏ xinh, cùng cắt bánh và ăn uống vui vẻ.

- Mọi người đều rất vui vẻ, hào hứng. Không khí rất náo nhiệt.

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 23 Câu hỏi: Em và các thành viên trong gia đình phải làm gì, không được làm gì để phòng tránh hoả hoạn khi ở nhà?

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 23 Câu hỏi - Cánh Diều (ảnh 1)

Trả lời:

 

Việc phải làm

Việc không được làm

Để phòng cháy khi ở nhà

Chú ý sắp xếp các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy, nổ.

Đặt các vật, chất gần các thiết bị điện, các vật, chất dễ bắt lửa.

Sử dụng cẩn thận, an toàn các chất, đồ dùng, vật dụng có thể gây cháy, nổ.

Sử dụng không cẩn thận.

Để xa tầm tay trẻ em.

Để gần tầm tay trẻ em.

Khi có cháy xảy ra

Bình tĩnh, nhanh chóng thoát ra khỏi đám cháy.

Trốn vào nhà vệ sinh, hoặc bất cứ đâu.

Gọi sự giúp đỡ.

Chạy vào nhà lấy đồ dùng,…

2. Xử lí tình huống

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 23 Thực hành

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 23 Câu 1: Em sẽ làm gì nếu có mặt trong hai tình huống dưới đây? Vì sao?

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 23 Thực hành - Cánh Diều (ảnh 1)

Trả lời:

- Tình huống 1: Em sẽ sắp xếp lại các đồ cùng trong phòng, không để dây điện vương vãi, không để các vật dụng dễ bắt lửa ở gần nhau: tivi, nồi nấu nước, tờ báo, máy sưởi. Vì khi để dây diện và các đồ dùng dễ bắt lửa ở khoảng cách gần như thế rất dễ gây ra chập điện, hỏa hoạn.

- Tình huống 2: Em sẽ cùng mọi người vệ sinh đường phố, nhắc nhở các bạn nhỏ đang đùa nghịch phía sau cùng nhau chung tay làm sạch môi trường. Vì vệ sinh môi trường xung quanh không phải là trách nhiệm của một người mà là của toàn xã hội.

Tự nhiên và Xã hội lớp 3 trang 23 Câu 2: Hãy trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí một trong hai tình huống đó.

Trả lời:

Học sinh trao đổi trong nhóm và đóng vai thể hiện cách xử lí một trong hai tình huống đó.

Đánh giá

0

0 đánh giá