Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Phố cổ Hội An

297

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Phố cổ Hội An hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 18 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 18 (Chân trời sáng tạo): Phố cổ Hội An

Câu 1 trang 55 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Dựa vào kiến thức đã học, em hãy điền các từ hoặc cụm từ thích hợp vào chỗ trống (......) để hoàn thành đoạn thông tin dưới đây.

Phố cổ Hội An thuộc thành phố………………, tỉnh……………. Phần lớn phố cổ nằm ở phường. ……………… bên bờ sông…………… - một nhánh của sông .....................

Lời giải:

Phố cổ Hội An thuộc thành phố Hội An, tỉnh Quảng Nam. Phần lớn phố cổ nằm ở phường Minh An, bên bờ sông Hoài - một nhánh của sông Thu Bồn.

 

Câu 2 trang 55 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Em hãy phân loại một số công trình tiêu biểu ở phố cổ Hội An cho sẵn trong các ô dưới đây theo các nhóm: Hội quán người Hoa, Nhà cổ, Chùa chiền.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 18: Phố cổ Hội An

1. Hội quán người Hoa:

2. Nhà cổ:

3. Chùa chiền:

Lời giải:

1. Hội quán người Hoa: Hội quán Quảng Đông, Hội quán Triều Châu, Hội quán Dương Thương, Hội quán Hải Nam, Hội quán Phúc Kiến…

2. Nhà cổ: Giếng cổ Bá Lễ, Nhà cổ Tấn Ký, Nhà cổ Đức An, Nhà cổ Phùng Hưng, Nhà cổ Quân Thắng, Nhà cổ Thái Phiên,…

3. Chùa chiền: Chùa Viên Giác, Đình An Mỹ, Chùa Cầu, Chùa Ông, Miếu Quan Công, Chùa Pháp Bảo, Chùa Hải Tạng, Đình Thanh Hà, Lăng Ông Ngư…

 

Câu 3 trang 56 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Giả sử em đã đến tham quan phố cổ Hội An, hãy chọn và xây dựng hồ sơ về một công trình của phố cổ Hội An.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 18: Phố cổ Hội An

Lời giải:

ĐIỂM ĐẾN DU LỊCH PHỐ CỔ HỘI AN

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 18: Phố cổ Hội An

- Tên công trình: Chùa Cầu

- Mô tả công trình: Chùa Cầu dài khoảng 18m, rộng khoảng 3m, có kiến trúc pha trộn của Nhật Bản, Trung Hoa và Việt Nam. Tất cả hệ khung của công trình làm bằng gỗ, có ba hệ mái tương ứng với ba phần cầu. Mái công trình lợp ngói âm dương với những chi tiết trang trí, tinh xảo. Đặc biệt có những đồ gốm men lam được khảm trên mái.

- Biện pháp để giữ gìn và phát huy giá trị của công trình tham quan:

+ Có ý thức bảo vệ các công trình trong khu phố cổ

+ Tiến hành trùng tu các công trình đã xuống cấp trong khu phố cổ

+ Tích cực tuyên truyền, quảng bá vẻ đẹp cho di sản.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 57,58,59,60 Bài 19 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 62,63,64 Bài 20 (Chân trời sáng tạo): Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 65,66 Bài 21 (Chân trời sáng tạo): Một số nét văn hóa và lịch sử của đồng bào Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 67,68 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 69,70,71 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá