Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Địa đạo Củ Chi

338

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Địa đạo Củ Chi hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 27 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 27 (Chân trời sáng tạo): Địa đạo Củ Chi

Câu 1 trang 81 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Em hãy khoanh tròn chữ cái ứng với ý đúng.

1. Địa đạo Củ Chi toạ lạc tại tỉnh, thành phố

A. Cần Thơ.

B. Thành phố Hồ Chí Minh.

C. Hải Phòng.

D. Trà Vinh.

2. Địa đạo Củ Chi được bắt đầu đào từ giai đoạn kháng chiến

A. chống thực dân Pháp.

C. chống đế quốc Mỹ.

B. chống quân phiệt Nhật.

D. chống thực dân Anh.

3. Địa đạo Củ Chi được đào sớm nhất tại xã nào của huyện Củ Chi?

A. Hoà Phú.

B. Tân Thông Hội.

 

C. Phước Hiệp.

D. Tân Phú Trung.

4. Ngày nay, Di tích Địa đạo Củ Chi được bảo tồn ở khu vực nào của huyện Củ Chi?

A. Bến Dược.

B. Bến Đình.

C. Cả A và B đúng.

D. Cả A và B sai.

Lời giải:

- Câu 1 – Đáp án đúng là: B

- Câu 2 – Đáp án đúng là: A

- Câu 3 – Đáp án đúng là: D

- Câu 4 – Đáp án đúng là: C

Câu 2 trang 81 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Đọc đoạn thông tin bên dưới và phát biểu cảm nghĩ của em về sự anh dũng của quân dân Củ Chi.

“Sự ngoan cường của du kích Củ Chi làm cho thế giới kinh ngạc. Tác giả J. P. Ha-ri-son (J. P. Harrison) mô tả: “Có một số vùng bị bắn phá bình quân 27 trái bom trên một mét vuông. Thế mà tại một làng (An Phú) nằm trong mục tiêu đó, một toán gồm sáu chiến sĩ kháng cự trong tám ngày chống lại 8 000 quân Mỹ trong khoảng đất một cây số vuông nhờ hệ thống địa đạo và hầm hố chằng chịt..”

(J. P. Ha-ri-son, dẫn theo Lịch sử Nam Bộ kháng chiến tập 2 giai đoạn 1954 - 1975, trang 479)

Câu hỏi: Nêu cảm nghĩ của em về sự anh dũng của quân dân Củ Chi.

Lời giải:

Cảm nghĩ: Nhắc đến cuộc chiến tranh thần thánh của dân tộc Việt Nam không thể không nhắc đến địa đạo Củ Chi, một trong những kỳ quan lịch sử vĩ đại, trở thành nỗi khủng khiếp của kẻ thù. Bằng ý chí kiên trì phi thường, lòng căm thù giặc sâu sắc, quân và dân huyện Củ chi đã tạo nên huyền thoại Củ Chi còn vang danh cho đến ngày nay.

Câu 3 trang 82 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Em hãy sưu tầm một câu chuyện lịch sử về việc đào hầm ở Củ Chi mà em ấn tượng và cho biết tại sao em chọn câu chuyện này.

Lời giải:

Đào hầm Địa đạo Củ Chi: Đào địa đạo là công việc vô cùng vất vả và nguy hiểm. Người dân và các chiến sĩ dùng cuốc đào sâu vào lòng đất tạo thành những đường hầm nhỏ và hẹp. Sau khi đào xong, miệng hầm được ngụy trang để dẫn không khí vào địa đạo. Vào những lúc cấp bách, quân dân tranh thủ đào liên tục ngày đêm. Nhờ có địa đạo, quân và dân Củ Chỉ đã có nơi trú ẩn an toàn hơn, chiến đấu giành nhiều thắng lợi vẻ vang trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và Mỹ.

- Em ấn tượng và cho biết tại sao em chọn câu chuyện này bởi đây là một di tích lịch sử đã góp phần vào chiến thắng giải phóng dân tộc ghi lại nhiều dấu ấn trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

Câu 4 trang 83 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Em hãy nối hình ảnh (ở cột A) với thông tin (ở cột B) cho phù hợp.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Chân trời sáng tạo Bài 27: Địa đạo Củ Chi

Lời giải:

1 - B

2 - C

3 - A

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 67,68 Bài 22 (Chân trời sáng tạo): Lễ hội cồng chiêng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 69,70,71 Bài 23 (Chân trời sáng tạo): Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 72,72,74 Bài 24 (Chân trời sáng tạo): Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 76,77,78 Bài 25 (Chân trời sáng tạo): Một số nét văn hóa và truyền thống cách mạng ở vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 79,80 Bài 26 (Chân trời sáng tạo): Thành phố Hồ Chí Minh

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá