Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 1 (Kết nối tri thức): Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 1 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 1 (Kết nối tri thức): Làm quen với phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí
Bài tập 1 trang 4 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
Bài tập 1.1: Theo bảng số liệu trang 9 SGK, tỉnh (thành phố) có số dân đông nhất năm 2020 là
A. Hà Nội.
B. Lâm Đồng.
C. Đà Nẵng.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài tập 1.2: Theo biểu đồ trang 9 SGK, tỉnh (thành phố) có diện tích lớn nhất là
A. Hà Nội.
B. Lâm Đồng.
C. Cần Thơ.
D. Thành phố Hồ Chí Minh.
Bài tập 1.3: Đường thẳng thể hiện một số sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 gọi là
A. bản đồ.
B. trục thời gian.
C. hiện vật, tranh ảnh.
D. lược đồ.
Bài tập 1.4: Ý nào không phải là hiện vật lịch sử?
A. Mũi tên đồng Cổ Loa.
B. Trống đồng Ngọc Lũ.
C. Lẫy nỏ Đông Sơn.
D. Hang Sơn Đoòng.
Lời giải:
- Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: D
- Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi 1.4 - Đáp án đúng là: D
Bài tập 2 trang 5 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về các phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Lời giải:
Bài tập 3 trang 5 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sắp xếp theo thứ tự các bước sử dụng một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Bài tập 3.1: Các bước sử dụng bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Đọc tên bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian để hy biết phương tiện thể hiện nội dung gì. |
|
Tìm các số liệu trong bảng hoặc mô tả nội dung cụ thể của biểu đồ, trục thời gian theo yêu cầu của bài học. |
|
Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu; chú giải của biểu đồ hoặc các sự kiện trên trục thời gian để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. |
|
Bài tập 3.2: Các bước sử dụng hiện vật, tranh ảnh
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Nhận xét về các đối tượng lịch sử hoặc địa lí theo yêu cầu bài học. |
|
Quan sát và mô tả những đối tượng lịch sử hoặc địa lí được giới thiệu thông qua hiện vật, tranh ảnh. |
|
Đọc tên hiện vật, tranh ảnh. |
|
Lời giải:
♦ Yêu cầu 3.1
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Đọc tên bảng số liệu, biểu đồ, trục thời gian để biết phương tiện thể hiện nội dung gì. |
Bước 1 |
Tìm các số liệu trong bảng hoặc mô tả nội dung cụ thể của biểu đồ, trục thời gian theo yêu cầu của bài học. |
Bước 3 |
Đọc nội dung các cột, hàng của bảng số liệu; chú giải của biểu đồ hoặc các sự kiện trên trục thời gian để biết sự sắp xếp thông tin của các đối tượng. |
Bước 2 |
♦ Yêu cầu 3.2
Các bước sử dụng |
Thứ tự |
Nhận xét về các đối tượng lịch sử hoặc địa lí theo yêu cầu bài học. |
Bước 3 |
Quan sát và mô tả những đối tượng lịch sử hoặc địa lí được giới thiệu thông qua hiện vật, tranh ảnh. |
Bước 2 |
Đọc tên hiện vật, tranh ảnh. |
Bước 1 |
Bài tập 4 trang 6 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 1 trang 7 SGK, hãy:
- Cho biết tên bản đồ:………………………………………………
- Kể tên hai dãy núi của nước ta:…………………………………..
- Kể tên hai quần đảo của nước ta: ………………………………..
Lời giải:
- Cho biết tên bản đồ: Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam
- Kể tên hai dãy núi của nước ta: dãy Hoàng Liên Sơn; dãy Trường Sơn
- Kể tên hai quần đảo của nước ta: quần đảo Hoàng Sa, quần đảo Trường Sa
Bài tập 5 trang 6 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào hình 2 trang 8 SGK, hãy điền các thông tin thích hợp vào chỗ trống.
- Tên lược đồ:
- Thời gian diễn ra khởi nghĩa:
- Địa điểm phát động khởi nghĩa:
- Địa điểm đóng đô của Hai Bà Trưng:
Lời giải:
- Tên lược đồ: Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng (năm 40)
- Thời gian diễn ra khởi nghĩa: năm 40
- Địa điểm phát động khởi nghĩa: Hát Môn (Phúc Thọ - Hà Nội)
- Địa điểm đóng đô của Hai Bà Trưng: Mê Linh (Hà Nội)
Bài tập 6 trang 7 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Điền mốc thời gian vào các chỗ trống (……) tương ứng với nội dung các sự kiện.
Lời giải:
Bài tập 7 trang 7 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành sơ đồ tư duy thể hiện tên một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí.
Lời giải:
Bài tập 8 trang 7 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm ví dụ trong SGK Lịch sử và Địa lí 4 về một số phương tiện học tập môn Lịch sử và Địa lí (mỗi phương tiện lấy hai ví dụ).
Lời giải:
- Ví dụ về bản đồ:
+ Bản đồ địa hình phần đất liền Việt Nam (trang 7)
+ Bản đồ hành chính Việt Nam (trang 14)
- Ví dụ về lược đồ:
+ Lược đồ khởi nghĩa Hai Bà Trưng năm 40 (trang 8)
+ Lược đồ công nghiệp vùng Nam Bộ năm 2020 (trang 106)
- Ví dụ về bảng số liệu:
+ Bảng diện tích và số dân của một số tỉnh, thành phố nước ta năm 2020 (trang 9)
+ Bảng độ cao trung bình của các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên (trang 87)
- Ví dụ về hiện vật:
+ Mũi tên đồng Cổ Loa (trang 10)
+ Trống đồng Ngọc Lũ (trang 51)
- Ví dụ về tranh ảnh:
+ Cánh đồng Phong Nậm, tỉnh Cao Bằng (trang 11)
+ Phong tục gói bánh chưng ngày tết Nguyên đán (trang 16)
- Ví dụ về trục thời gian:
+ Trục thời gian thể hiện một số sự kiện tiêu biểu của lịch sử Việt Nam từ năm 1945 đến năm 1975 (trang 10)
+ Trục thời gian thể hiện tên gọi Thăng Long - Hà Nội qua các thời kì lịch sử (trang 55)
Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.