Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 16 (Kết nối tri thức): Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 16 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 16 (Kết nối tri thức): Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Duyên hải miền Trung
Bài tập 1 trang 56 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
Bài tập 1.1 Các dân tộc sinh sống chủ yếu ở vùng Duyên hải miền Trung là
A. Kinh, Tày, Hoa, Khơ-me,... B. Kinh, Chăm, Thái, Mường,
C. Mông, Thái, Mường, Nùng... D. Gia Rai, Ê Đê, Ba Na, Xơ Đăng,...
Bài tập 1.2 Năm 2020, vùng Duyên hải miền Trung có số dân
A. hơn 15 triệu người. B. dưới 20 triệu người.
C. hơn 20 triệu người. D. hơn 25 triệu người.
Bài tập 1.3 Vật dụng nào dưới đây ít liên quan đến đời sống của người dân ở vùng Duyên hải miền Trung?
A. Lưới đánh cá. B. Thuyền đánh cá.
C. Thuyền thúng. D. Bánh xe nước.
Bài tập 1.4 Hoạt động sản xuất nào sau đây không phải là hoạt động sản xuất chủ yếu của người dân vùng Duyên hải miền Trung?
A. Du lịch biển. B. Giao thông vận tải biển.
C. Khai thác than đá. D. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản.
Bài tập 1.5 Địa danh nổi tiếng với nghề làm muối ở vùng Duyên hải miền Trung là
A. Sa Huỳnh. B. Nha Trang. C. Sầm Sơn. D. Non Nước.
Bài tập 1.6 Bãi biển Lăng Cô thuộc tỉnh (thành phố) nào sau đây?
A. Thanh Hoá. B. Đà Nẵng.
C. Thừa Thiên Huế. D. Khánh Hoà.
Lời giải:
- Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: B
- Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: C
- Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: D
- Câu hỏi 1.4 - Đáp án đúng là: C
- Câu hỏi 1.5 - Đáp án đúng là: A
- Câu hỏi 1.6 - Đáp án đúng là: C
Bài tập 2 trang 57 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nối thông tin ở cột A với cột B cho phù hợp về các vật dụng gắn liền với các hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung.
Lời giải:
Bài tập 3 trang 57 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành sơ đồ dưới đây.
Lời giải:
- Một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung:
+ Làm muối;
+ Đánh bắt và nuôi trồng hải sản;
+ Du lịch biển đảo;
+ Giao thông đường biển.
Bài tập 4 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hãy ghi tên hoạt động kinh tế vào chỗ trống (...) dưới hình.
Lời giải:
- Hình 1: Làm muối;
- Hình 2: Đánh bắt và nuôi trồng hải sản;
- Hình 3: Du lịch biển đảo;
- Hình 4: Giao thông đường biển.
Bài tập 5 trang 58 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Các địa danh sau nổi tiếng với những hoạt động kinh tế biển nào?
- Dung Quất:
- Lý Sơn:
- Non Nước:
- Cà Ná:
- Chân Mây:
- Lăng Cô:
Lời giải:
- Dung Quất: nổi tiếng với hoạt động giao thông vận tải đường biển
- Lý Sơn: nổi tiếng với hoạt động du lịch biển
- Non Nước: nổi tiếng với hoạt động du lịch biển
- Cà Ná: nổi tiếng với hoạt động làm muối
- Chân Mây: nổi tiếng với hoạt động giao thông vận tải đường biển
- Lăng Cô: nổi tiếng với hoạt động du lịch biển
Bài tập 6 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về điều kiện phát triển một số hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung.
Lời giải:
Bài tập 7 trang 59 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành bảng dưới đây về một số địa danh nổi tiếng ở vùng Duyên hải miền Trung.
Địa danh |
Thuộc tỉnh (thành phố) |
Cà Ná |
|
Mỹ Khê |
|
Cù Lao Chàm |
|
Sầm Sơn |
|
Cửa Lò |
|
Thiên Cầm |
|
Lý Sơn |
|
Chân Mây |
|
Sa Huỳnh |
|
Nha Trang |
|
Lời giải:
Địa danh |
Thuộc tỉnh (thành phố) |
Cà Ná |
Ninh Thuận |
Mỹ Khê |
Đà Nẵng |
Cù Lao Chàm |
Quảng Nam |
Sầm Sơn |
Thanh Hóa |
Cửa Lò |
Nghệ An |
Thiên Cầm |
Hà Tĩnh |
Lý Sơn |
Quảng Ngãi |
Chân Mây |
Thừa Thiên Huế |
Sa Huỳnh |
Quảng Ngãi |
Nha Trang |
Khánh Hòa |
Bài tập 8 trang 60 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Tìm hiểu thông tin, hãy viết đoạn văn giới thiệu về một vật dụng gắn liền với hoạt động kinh tế biển ở vùng Duyên hải miền Trung.
Lời giải:
(*) Tham khảo: Thông tin về thuyền thúng
- Những chiếc thuyền thúng rải rác khắp các bờ biển vùng Duyên hải miền Trung đã trở thành biểu tượng rất riêng của nghề biển Việt Nam.
- Nhiều người tin rằng thuyền thúng là sản phẩm sáng tạo của những ngư dân Việt Nam trong thời kỳ Pháp thuộc. Vào thời đó, thực dân Pháp đánh thuế rất nặng lên nhiều mặt hàng, trong đó có các loại tàu thuyền. Do đó, người dân nghèo đã nhanh trí đan những chiếc thúng để di chuyển trên sông nước để không phải nộp thuế vô lý.
- Quy trình làm thuyền thống thường bắt đầu bằng việc đan các miếng nan tre, lấy dây cước buộc chặt, đóng vào vành thuyền, sau đó quét một lớp vật liệu chống nước làm từ dầu dừa, dầu hắc ín, hoặc sợi thuỷ tinh.
- Thuyền thúng là một phần quan trọng trong văn hóa của các cộng đồng ngư dân ven biển Việt Nam. Ngoài là công cụ phục vụ đánh bắt, chúng còn được sử dụng như một dạng thuyền cứu sinh trong những trường hợp khẩn cấp trên biển, là phương tiện vận chuyển hiệu quả hàng hóa nhẹ và người. Hiện nay, thuyền thúng còn được sử dụng trong các hoạt động du lịch.
Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 64,65,66 Bài 18 (Kết nối tri thức): Cố đô Huế
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 68,69,70 Bài 19 (Kết nối tri thức): Phố cổ Hội An
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.