Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22 (Kết nối tri thức): Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

420

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22 (Kết nối tri thức): Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 22 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 22 (Kết nối tri thức): Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Bài tập 1 trang 80 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.

Bài tập 1.1 Nhà sàn truyền thống của đồng bào Tây Nguyên được làm bằng vật liệu gì?

A. Các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá,... B. Làm bằng khung sắt, tôn.

C. Xây bằng gạch, mái lợp ngói. D. Nhà được làm bằng nhựa.

Bài tập 1.2 Trang phục truyền thống của phụ nữ Tây Nguyên là gì?

A. Áo tứ thân, quần dài. B. Áo chui đầu, váy tấm.

C. Áo bà ba. D. Áo dài.

Bài tập 1.3 Lễ hội nào không phải của

A. Lễ hội Đua voi. B. Lễ Rước cá Ông.

C. Lễ Tạ ơn cha mẹ. D. Lễ Mừng lúa mới.

Bài tập 1.4 Anh hùng Đinh Núp là người dân tộc nào?

A. Ba Na. B. Ê Đê. C. Cơ Ho. D. Mnông.

Lời giải:

- Câu hỏi 1.1 - Đáp án đúng là: A

 

- Câu hỏi 1.2 - Đáp án đúng là: B

- Câu hỏi 1.3 - Đáp án đúng là: B

- Câu hỏi 1.4 - Đáp án đúng là: A

Bài tập 2 trang 81 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Đánh dấu X vào ô trống trước ý đúng.

Bài tập 2.1 Nhà Rông của đồng bào Tây Nguyên được dùng để làm gì?

□ Nhà Rông là nơi tổ chức các lễ hội.

□ Nhà Rông là nơi diễn ra các hoạt động chung của buôn làng như hội họp, tiếp khách.

□ Nhà Rông là nơi ở của già làng.

□ Nhà Rông là nơi sinh hoạt chung của cả buôn làng.

Bài tập 2.2 Trang phục truyền thống của đồng bào Tây Nguyên có điểm gì giống nhau?

□ Có màu sắc sặc sỡ.

□ Được may bằng vải thổ cẩm.

□ Đều được làm bằng sợi tơ tằm.

□ Đều được nhuộm màu đen.

Lời giải:

- Bài 2.1 - Ý đúng là:

☑ Nhà Rông là nơi tổ chức các lễ hội.

☑ Nhà Rông là nơi diễn ra các hoạt động chung của buôn làng như hội họp, tiếp khách.

☑ Nhà Rông là nơi sinh hoạt chung của cả buôn làng.

- Bài 2.2 - Ý đúng là:

☑ Có màu sắc sặc sỡ.

☑ Được may bằng vải thổ cẩm.

Bài tập 3 trang 81 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Hoàn thành bảng dưới đây về một số nét văn hoá tiêu biểu của đồng bào Tây Nguyên.

Nét văn hóa

Đặc điểm

Nhà ở

 

Trang phục

 

Lễ hội

 

Lời giải:

Nét văn hóa

Đặc điểm

Nhà ở

- Người dân thường ở trong ngôi nhà sàn làm bằng các vật liệu như: gỗ, tre, nứa, lá...

Trang phục

- Được may bằng vải thổ cẩm, trang trí các loại hoa văn màu sắc sặc sỡ.

- Đàn ông thường đóng khố, ở trần, trời lạnh khoác thêm tấm choàng.

- Phụ nữ mặc áo chui đầu, váy tấm,....

Lễ hội

- Có nhiều lễ hội đặc sắc, tiêu biểu như: lễ hội Cồng chiêng, lễ hội Đua voi, lễ Tạ ơn cha mẹ,…

Bài tập 4 trang 82 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4Lựa chọn các từ hoặc cụm từ cho sẵn phù hợp và điền vào chỗ trống (...) để hoàn thành thông tin về truyền thống yêu nước và cách mạng của đồng bào Tây Nguyên.

Mnông, 1912, thực dân Pháp, Ê Đê, khó khăn, anh dũng, N‘Trang Lơng, giàu truyền thống, 1935, Mạ, các cuộc đấu tranh

Tây Nguyên là vùng đất……………………yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Khi………………….xâm lược, đồng bào nơi đây đã ………………….. đứng lên chiến đấu, tiêu biểu là ……………………... dưới sự lãnh đạo của………………. Đinh Núp…

Cuộc khởi nghĩa do NTrang Lơng lãnh đạo kéo dài từ năm ……………đến năm ……………thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc ………………Xtiêng, tham gia.

Cuộc khởi nghĩa lan rộng, gây nhiều ………………….cho việc chiếm đóng của …………… trên vùng đất Tây Nguyên.

Lời giải:

Tây Nguyên là vùng đất giàu truyền thống yêu nước, chống giặc ngoại xâm. Khi thực dân Pháp xâm lược, đồng bào nơi đây đã anh dũng đứng lên chiến đấu, tiêu biểu là các cuộc đấu tranh dưới sự lãnh đạo của N‘Trang Lơng, Đinh Núp…

Cuộc khởi nghĩa do NTrang Lơng lãnh đạo kéo dài từ năm 1912 đến năm 1935 thu hút đông đảo đồng bào các dân tộc MạMnông, Ê Đê, Xtiêng, tham gia.

Cuộc khởi nghĩa lan rộng, gây nhiều khó khăn cho việc chiếm đóng của thực dân Pháp trên vùng đất Tây Nguyên.

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 83,84 Bài 23 (Kết nối tri thức): Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 85,86,87 Bài 24 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 88,89,90 Bài 25 (Kết nối tri thức): Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 91,92,93 Bài 26 (Kết nối tri thức): Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Nam Bộ

Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 94,95,96 Bài 27 (Kết nối tri thức): Thành phố Hồ Chí Minh

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá