Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 24 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên vùng Nam Bộ hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi vở bài tập Lịch sử và Địa lí 4 Bài 24 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 Bài 24 (Kết nối tri thức): Thiên nhiên vùng Nam Bộ
Bài tập 1 trang 85 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Khoanh tròn vào chữ cái trước đáp án đúng.
Bài tập 1.1 Phần đất liền vùng Nam Bộ không tiếp giáp với
A. Tây Nguyên. B. Duyên hải miền Trung.
C. Cam-pu-chia. D. Trung Quốc.
Bài tập 1.2 Vùng Nam Bộ tiếp giáp với biển nào sau đây?
A. Biển Đông. B. Biển Hồ.
C. Biển Hoa Đông. D. Biển Đen.
Bài tập 1.3 Nam Bộ là vùng lãnh thổ nằm ở phía nào của nước ta?
A. Phía đông. B. Phía tây. C. Phía nam. D. Phía bắc.
Bài tập 1.4 Vùng Nam Bộ bao gồm:
A. Đông Nam Bộ và Đồng Tháp Mười.
B. Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ.
C. Tây Nam Bộ và đồng bằng sông Cửu Long.
D. Đông Nam Bộ, Tây Nam Bộ và phần phía nam Tây Nguyên.
Bài tập 1.5 Địa hình chủ yếu của Nam Bộ là
A. cao nguyên. B. đồi núi thấp.
C. đồng bằng. D. các vùng trũng dễ ngập nước.
Bài tập 1.6 Đỉnh núi cao nhất vùng Nam Bộ là
A. Bà Đen. B. Chứa Chan.
C. Bà Rá. D. Núi Cấm
Bài tập 1.7 Vùng trũng dễ ngập nước ở Nam Bộ không bao gồm
A. Đồng Tháp Mười. B. Kiên Giang
C. Cà Mau. D. Tây Ninh.
Bài tập 1.8 Độ cao chủ yếu của địa hình vùng Nam Bộ là
A. 0 - 50 m. B. 50-100 m. C. 200-500 m. D. trên 500 m.
Bài tập 1.9 Sông nào không chảy qua Nam Bộ?
A. Sông Đồng Nai. B. Sông Sê San. C. Sông Tiền. D. Sông Hậu.
Lời giải:
Câu |
1.1 |
1.2 |
1.3 |
1.4 |
1.5 |
1.6 |
1.7 |
1.8 |
1.9 |
Đáp án |
D |
A |
C |
B |
C |
A |
C |
A |
B |
Bài tập 2 trang 86 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Quan sát hình 1 trang 101 SGK, hãy điền các thông tin thích hợp vào chỗ trống (...).
a) Vùng Nam Bộ tiếp giáp với…………….
b) Một số sông lớn ở vùng Nam Bộ là………………….
c) Một số kênh ở vùng Nam Bộ là…………………..
d) Tên các cửa sông Mê Công là………………..
Lời giải:
a) Vùng Nam Bộ tiếp giáp với: Cam-pu-chia; Biển Đông và các khu vực: Tây Nguyên, Duyên hải miền Trung.
b) Một số sông lớn ở vùng Nam Bộ là: sông Đồng Nai; sông Tiền; sông Hậu; sông Sài Gòn.
c) Một số kênh ở vùng Nam Bộ là: kênh Tháp Mười, kênh Rạch Sỏi, kênh Phụng Hiệp,...
d) Tên các cửa sông Mê Công là: Cửa Tiểu, Cửa Đại, Ba Lai, Hàm Luông, Cổ Chiên, Cung Hầu…
Bài tập 3 trang 86 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: So sánh địa hình của Đông Nam Bộ với đồng bằng sông Cửu Long bằng cách hoàn thành bảng dưới đây.
Đông Nam Bộ |
Đồng bằng sông Cửu Long |
|
|
Lời giải:
Đông Nam Bộ |
Đồng bằng sông Cửu Long |
- Địa hình đồi núi thấp. |
- Có nhiều vùng trũng dễ ngập nước. |
Bài tập 4 trang 87 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Điền thông tin vào chỗ trống (...) sao cho phù hợp về đặc điểm khí hậu vùng Nam Bộ.
Vùng Nam Bộ có nhiệt độ ................., trung bình trên 27°C. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng ……………..đến tháng ................, mùa khô từ tháng ............ đến tháng ……………năm sau. Mùa khô thường ……………., gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Lời giải:
- Vùng Nam Bộ có nhiệt độ cao, trung bình trên 27°C. Khí hậu chia thành hai mùa rõ rệt: mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 11, mùa khô từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau. Mùa khô thường mưa ít, gây ra tình trạng thiếu nước cho sinh hoạt và sản xuất.
Bài tập 5 trang 87 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về đặc điểm đất của vùng
Lời giải:
- Đất ở vùng Nam Bộ:
+ Đất ba dan xám => phân bố chủ yếu ở Đông Nam Bộ => thích hợp để trồng các loại cây công nghiệp như cao su, điều, hồ tiêu,…
+ Đất phù sa => ở các khu vực đồng bằng => thích hợp để trồng lúa, rau, cây ăn quả,...
Bài tập 6 trang 87 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Nối thông tin ở cột A với thông tin ở cột B cho phù hợp về thuận lợi của môi trường tự nhiên đến sản xuất và đời sống ở vùng Nam Bộ.
Lời giải:
Bài tập 7 trang 88 Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Hoàn thành sơ đồ dưới đây về một số khó khăn của môi trường tự nhiên đến sản xuất và đời sống ở vùng Nam Bộ.
Lời giải:
Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 sách Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 94,95,96 Bài 27 (Kết nối tri thức): Thành phố Hồ Chí Minh
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 96,97 Bài 28 (Kết nối tri thức): Địa đạo Củ Chi
Vở bài tập Lịch Sử và Địa Lí lớp 4 trang 97,98 Bài 29 (Kết nối tri thức): Ôn tập
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.