SBT Lịch sử 7 trang 7 Kết nối tri thức

0.9 K

Với Giải SBT Lịch sử 7 trang 7 trong Bài 1: Quá trình hình thành và phát triển của chế độ phong kiến Tây Âu Sách bài tập Lịch sử lớp 7 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT Lịch sử 7 trang 7.

Giải SBT Lịch sử 7 trang 7 Tập 1

Bài tập 5 trang 7 SBT Lịch sử 7: Quan sát hình 4 (tr. 11, SGK) và khai thác nội dung trong mục 2 (SGK), hãy lựa chọn ý không phù hợp khi miêu tả đời sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến.

A. Lãnh chúa sống bằng việc bóc lột sức lao động của nông nô.

B. Nô lệ canh tác trên đất đai của lãnh chúa và nộp tô cho lãnh chúa.

C. Lãnh chúa giao đất khẩu phần cho nô lệ cày cấy.

D. Các lãnh chúa có quyền lực to lớn trong các lãnh địa của mình.

E. Nông nô phải sản xuất ra lương thực, thực phẩm và mọi thứ đồ dùng để phục vụ nhu cầu cho lãnh chúa.

G. Lãnh chúa kinh doanh việc buôn bán nô lệ.

H. Lãnh chúa thỉnh thoảng phải yết kiến nhà vua.

I. Các lãnh chúa không phải lao động sản xuất, hằng ngày chỉ luyện tập cung kiếm, săn bắn và tham dự các buổi yến tiệc.

Lời giải:

- Các ý không phù hợp khi miêu tả đời sống của lãnh chúa trong các lãnh địa phong kiến là: B; C; G

B.Tự luận

Bài tập 1 trang 7 SBT Lịch sử 7: Lập và hoàn thiện bảng (theo mẫu dưới đây) để làm rõ sự khác nhau giữa lãnh địa phong kiến và thành thị trung đại.

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Hoạt động kinh tế chủ yếu

   

Thành phần cư dân chủ yếu

 

Lời giải:

Nội dung

Lãnh địa phong kiến

Thành thị trung đại

Hoạt động kinh tế chủ yếu

Sản xuất nông nghiệp

Sản xuất thủ công nghiệp và thương nghiệp

Thành phần cư dân chủ yếu

Lãnh chúa, nông nô

Thợ thủ công, thương nhân

Bài tập 2 trang 7 SBT Lịch sử 7: Dựa vào hình 3 (tr. 10, SGK) và hình 4 (tr. 11, SGK), em hãy viết đoạn văn (khoảng 10 - 15 dòng) miêu tả cuộc sống của lãnh chúa và nông nô trong các lãnh địa phong kiến. Từ đó, em có nhận xét gì?

Lời giải:

- Thành phần dân cư chủ yếu trong lãnh địa là: lãnh chúa phong kiến và nông nô

- Lãnh chúa là chủ sở hữu của lãnh địa. Lãnh chúa có toàn quyền quyết định trong lãnh địa của mình như một “ông vua”, có quân đội riêng và tự đặt ra luật pháp riêng. Trong lãnh địa, lãnh chúa cho xây dựng lâu đài kiên cố, có hào sâu, tường bao quanh và giao đất khẩu phần cho nông nô cày cấy. Trong đời sống thường nhật, lãnh chúa không tham gia vào hoạt động sản xuất mà sống xa hoa, sung túc dựa trên sự bóc lột nông nô.

- Nông nô là lực lượng sản xuất chính tạo ra của cải vật chất trong lãnh địa. Nông nô lệ thuộc lãnh chúa về thân phận và ruộng đất. Họ canh tác trên khu đất của lãnh chúa (đất khẩu phần) và phải nộp địa tô, mức tô rất nặng, có khi lên đến 1/2 số sản phẩm thu được mỗi vụ. Ngoài ra, nông nô còn phải nộp cho lãnh chúa nhiều loại thuế khác, như: thuế cưới xin, thuế ma chay…

Bài tập 3 trang 7 SBT Lịch sử 7: Việc sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trong các thành thị có ý nghĩa như thế nào đối với nền kinh tế trong xã hội phong kiến Tây Âu?

Lời giải:

- Trước khi các thành thị ra đời, nền kinh tế của xã hội Tây Âu tập trung trong các lãnh địa phong kiến. Nông nô sản xuất ra mọi sản phẩm để đáp ứng nhu cầu của lãnh địa. Việc trao đổi, buôn bán với bên ngoài rất hạn chế. Lãnh chúa chỉ mua những thứ mà người nông nô không tự sản xuất ra được như sắt, muối,.... Mỗi lãnh địa là một đơn vị kinh tế gần như biệt lập, khép kín.

- Khi thành thị ra đời, hoạt động sản xuất thủ công nghiệp và buôn bán trở thành chủ đạo, đã phá vỡ dần nền kinh tế tự nhiên, tự cấp tự túc, khép kín của lãnh địa. Quan hệ hàng hoá, tiền tệ đã được hình thành, thúc đẩy thương mại của các nước Tây Âu phát triển mạnh hơn.

Bài tập 4 trang 7 SBT Lịch sử 7: Tại sao nói: Thành thị ra đời góp phần xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, xây dựng chế độ phong kiến tập quyền?

Lời giải:

- Cơ sở của chế độ phong kiến phân quyền chính là sự tồn tại biệt lập của các lãnh địa. Mỗi lãnh địa có hệ thống tiền tệ, đo lường, luật pháp riêng,... Mỗi lãnh chúa được ví như một “ông vua con”, thậm chí nhà vua cũng phải thừa nhận quyền “miễn trừ.

- Khi thành thị ra đời đã thúc đẩy nền kinh tế hàng hoá phát triển mạnh hơn. Nền kinh tế này đòi hỏi phải có một thị trường thống nhất và rộng lớn hơn, hệ thống tiền tệ, đo lường, luật pháp cũng phải thống nhất,... Do đó, các thị dân ủng hộ nhà vua trong việc đấu tranh xoá bỏ chế độ phong kiến phân quyền, thống nhất quốc gia, hình thành chế độ phong kiến tập quyền.

Bài tập 5 trang 7 SBT Lịch sử 7: Tìm hiểu và cho biết một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị trung đại (các thành phố cổ, trường đại học,...) còn được bảo tồn, gìn giữ và phát triển đến ngày nay.

Lời giải:

- Một số dấu ấn tiêu biểu của thành thị Trung đại:

+ Các thành phố: Phi-ren-xê (Italia), Bru-ge (Vương quốc Bỉ)…

+ Các trường đại học: Bô-lô-nha (Italia), O-xphớt (Anh), Xooc-bon (Pháp)…

Xem thêm lời giải vở bài tập Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Giải SBT Lịch sử 7 trang 4 Tập 1

Giải SBT Lịch sử 7 trang 5 Tập 1

Giải SBT Lịch sử 7 trang 6 Tập 1

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá