Giáo án Em làm được những gì? trang 74 lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Toán lớp 4 sách Chân trời sáng tạo chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Toán lớp 4. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 500k mua trọn bộ Giáo án Toán 4 Chân trời sáng tạo bản word trình bày đẹp mắt (chỉ 70k cho 1 bài giảng bất kì):

B1: Gửi phí vào tài khoản 0711000255837 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank (QR)

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây 

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Em làm được những gì? trang 74 lớp 4 (Chân trời sáng tạo)

I. YÊU CẦU CẦN ĐẠT

1. Năng lực đặc thù:

- HS xác định các loại góc (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt), hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song qua các trường hợp cụ thể.

- Phát triển năng lực tư duy và lập luận toán học: Vận dụng cách xác định góc để xác định góc vuông, góc tù, góc nhọn, góc bẹt.

- Phát triển năng lực mô hình hoá toán học: Vận dụng các đường thẳng vuông góc, đường thẳng song song trên giấy kẻ ô vuông để tạo hình trang trí.

- Phát triển năng lực giao tiếp toán học, giải quyết vấn đề toán học.

2. Năng lực chung:

- Năng lực giao tiếp, hợp tác: Trao đổi, thảo luận với giáo viên và bạn bè để thực hiện các nhiệm vụ học tập.

- Năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo: Sử dụng các kiến thức đã học ứng dụng vào thực tế, tìm tòi, phát hiện giải quyết các nhiệm vụ trong cuộc sống.

3. Phẩm chất

- Chăm chỉ: Chăm học, ham học, có tinh thần tự học; chịu khó đọc sách giáo khoa, tài liệu và thực hiện các nhiệm vụ cá nhân.

- Trung thực: trung thực trong thực hiện giải bài tập, thực hiện nhiệm vụ, ghi chép và rút ra kết luận.

- Yêu thích môn học, sáng tạo, có niềm hứng thú, say mê các con số để giải quyết bài toán.

- Rèn luyện tính cẩn thận, chính xác, phát huy ý thức chủ động, trách nhiệm và bồi dưỡng sự tự tin, hứng thú trong việc học.

II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC

1. Đối với giáo viên

- Giáo án.

- Bộ đồ dùng dạy, học Toán 4.

- Máy tính, máy chiếu.

- Bảng phụ.

- Thước thẳng, thước đo góc, ê – ke, mô hình mặt đồng hồ có kim phút và kim giờ, các hình ảnh trong bài (nếu cần).

2. Đối với học sinh

- SHS.

- Vở ghi, dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV (bút, thước, tẩy,..)

- Thước thẳng, thước đo góc, ê – ke, mô hình mặt đồng hồ có kim phút và kim giờ, giấy kẻ ô vuông sử dụng ở Bài 5.

III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

Hoạt động của giáo viên

Hoạt động của học sinh

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG

a. Mục tiêu: Tạo tâm thế hứng thú, kích thích sự tò mò của HS trước khi vào bài học.

b. Cách thức tiến hành:

- GV tổ chức cho HS chơi trò chơi "Tạo góc"

+ HS làm các động tác tay để tạo thành các góc theo động lệnh của GV.

- GV dẫn dắt HS vào bài học: Trong bài học ngày hôm nay, cô trò mình cùng ôn tập lại cách xác định các loại góc, hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song "Bài 33: Em làm được những gì?".

- Cả lớp quan sát, chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

B. HOẠT ĐỘNG THỰC HÀNH, LUYỆN TẬP

a. Mục tiêu:

- Ôn tập, củng cố kiến thức về cách xác định các loại góc (góc vuông, góc nhọn, góc tù, góc bẹt)

- Củng cố kiến thức về hai đường thẳng vuông góc, hai đường thẳng song song qua các trường hợp cụ thể.

b. Cách thức tiến hành:

Nhiệm vụ 1: Hoàn thành BT1

BT1 : Ở mỗi đồng hồ dưới đây, hai kim tạo thành góc bao nhiêu độ?

Giáo án Toán lớp 4 Bài 33: Em làm được những gì? | Chân trời sáng tạo

- GV gắn hình ảnh ba đồng hồ trên bảng.

- GV cho HS đọc yêu cầu.

→ Xác định góc cần thực hành ở mỗi hình.

- GV hướng dẫn HS thực hành : Dùng đầu ngón tay kéo từ cạnh này sang cạnh kia

→ Dự đoán số đo mỗi góc.

- HS thực hành đo góc bằng thước đo góc để kiểm tra kết quả dự đoán.

- GV giúp HS nhắc lại cách sử dụng thước đo góc.

+ Bước 1 : Đặt tâm của thước trùng với đỉnh của góc.

+ Bước 2 : Vạch ocủa thước nằm trên một cạnh của góc.

+ Bước 3 : Đọc số đo của góc tại vạch của thước nằm trên cạnh còn lại của góc.

- HS giơ tay đọc yêu cầu đề.

- HS thực hiện theo mẫu.

- HS chú ý lắng nghe và thực hiện theo yêu cầu.

- HS chú ý lắng ngh

Kết quả:

Em sử dụng thức đo độ để đo góc:

Đồng hồ A: Hai kim tạo thành góc 90o

Đồng hồ B: Hai kim tạo thành góc 120o

Đồng hồ C: Hai kim tạo thành góc 180o

................................

................................

...............................

Tài liệu có 9 trang, trên đây trình bày tóm tắt 2 trang của Giáo án Toán lớp 4 Bài 33 Chân trời sáng tạo.

Để mua Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Toán lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Giáo án Bài 34: Giây

Giáo án Bài 35: Thế kỉ

Giáo án Bài 36: Yến, tạ, tấn

Giáo án Bài 37: Em làm được những gì? trang 82

Giáo án Bài 38: Ôn tập học kì 1

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá