Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện (Kết nối tri thức)

79

Với soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện Ngữ văn 12 Kết nối tri thức sẽ giúp học sinh trả lời câu hỏi từ đó học tốt Ngữ văn 12.

Soạn bài Viết bài văn nghị luận so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện (Kết nối tri thức)

Câu 1 trang 28 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm: viết cùng đề tài, tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể.

Lời giải:

- Cơ sở của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm truyện:

+ Viết  cùng một đề tài (chiến tranh, người lính,...)

+ Tiêu biểu cho những cách tiếp cận hiện thực chiến tranh của văn học trong một giai đoạn cụ thể (Kháng chiến chống Pháp, kháng chiến chống Mĩ)

+ Triết lí nhân sinh gửi gắm tương đồng: Ca ngợi vẻ đẹp của những chiến sĩ trong thời chiến, từ đó muốn nhắn nhủ tới độc giả phải biết ơn những chiến sĩ đã hết mình vì Tổ quốc.

+ Có sự đặc sắc về phong cách văn học và nghệ thuật sử dụng: (cách xây dựng cốt truyện, ngôn từ sử dụng, cách xây dựng nhân vật,..)

Câu 2 trang 28 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Nêu mục đích của việc so sánh, đánh giá hai tác phẩm.

Lời giải:

- Làm rõ sự thống nhất trong cảm hứng sáng tác của nhà văn cách mạng khi viết về cùng một đề tài.

- Bên cạnh đó là cách họ thể hiện phong cách cá nhân độc đáo ở các tác phẩm cụ thể.

Câu 3 trang 28 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Trình bày luận điểm khái quát của hai tác phẩm

Lời giải:

- Hoàn cảnh ra đời của tác phẩm: Hai truyện ngắn được viết ra trong khoảng nửa cuối thập niên sáu mươi của thế kỉ XX, lúc cuộc kháng chiến chống đế quốc Mỹ xâm lược nhân dân ta bước vào giai đoạn quyết liệt.

- Phong cách viết: Không dừng ở việc miêu tả những biểu hiện bên ngoài của đời sống mà luôn tìm cách cắt nghĩa bề sâu của nó, tập trung soi tỏ những điều bí ẩn kì diệu đã làm nên sức mạnh tinh thần to lớn của con người Việt Nam

Câu 4 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Trình bày những thông tin cần thiết về từng tác phẩm được so sánh: xuất xứ, bối cảnh câu chuyện, cốt truyện, nhân vật,...

Lời giải:

Ngôi kể, điểm nhìn, cách xây dựng tình huống truyện, phương thức kể chuyện, các chi tiết tiêu biểu,...

Câu 5 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Thông tin khái quát về Mảnh trăng cuối rừng

Lời giải:

- Xuất xứ: Mảnh trăng cuối rừng được in vào sách lần đầu năm 1970, trong tập Những vùng trời khác nhau của Nguyễn Minh Châu. 

- Hoàn cảnh sáng tác: Diễn ra trong bối cảnh đế quốc Mỹ leo thang đánh phá miền Bắc một cách ác liệt.

- Nội dung câu chuyện: Câu chuyện xoay quanh nhân vật Lãm và Nguyệt. Lãm dự định sẽ đến thăm Nguyệt, người anh chưa biết mặt nhưng đã thấy cảm mến nhờ sự giới thiệu đảm bảo của người chị gái làm việc ở cầu Đá Xanh. Tình cờ người đi nhờ xe trong đêm lại chính là người anh đang mong gặp. Lãm ngờ ngợ cô gái ấy chính là Nguyệt của mình nhưng họ chia tay không hỏi han gì về nhau cho đến khi Lãm đến thăm đơn vị Nguyệt, đúng thời điểm đó nguyệt lại về đơn vị công tác nên cả hai không gặp nhau.

Câu 6 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Thông tin khái quát về những đứa con trong gia đình.

Lời giải:

- Xuất xứ: In lần đầu trong tập Truyện và kí, xuất bản năm 1969.

- Bối cảnh: Không gian sông nước miền Tây Nam Bộ.

- Nội dung: Nói về chuyện những đứa con trong một gia đình nông dân có truyền thống yêu nước, cách mạng, phải chịu nỗi đau cha mẹ bị kẻ thù giết. Họ luôn cháy bỏng với nguyện vọng đi bộ đội để trả thù nhà, đền nợ nước.

Câu 7 trang 29 SGK Ngữ Văn 12 Tập 1: Phân tích cụ thể điểm tương đồng giữa hai tác phẩm: tính chất của sự miêu tả và cảm hứng sáng tác.

Lời giải:

- Cảm hứng sáng tác: Đều cố gắng làm sáng tỏ chủ nghĩa anh hùng bao trùm đời sống tinh thần của cả dân tộc trong cuộc kháng chiến

- Ngòi bút miêu tả:

+ Nhân vật: Nhân vật nào cũng tràn đầy tinh thần cách mạng, dám đương đầu mọi thử thách bằng sự kiên cường, dẻo dai, khâm phục. Ở các nhân vật không hề thấy dấu vết của sự ưu tú, lựa chọn.

+ Hành động: Đều diễn ra có vẻ dễ dàng, tự nhiên, thể hiện sự chi phối triệt để của một đạo lí sống mà mọi thành viên

Xem thêm các bài soạn văn Ngữ văn 12 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
 
Đánh giá

0

0 đánh giá