SBT Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

1.3 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách bài tập Địa lí 10 Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới sách Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SBT Địa lí 10 Bài 19

SBT Địa lí 10 (Kết nối tri thức) Bài 19: Quy mô dân số, gia tăng dân số và cơ cấu dân số thế giới

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 47

Bài 1 trang 47 SBT Địa lí 10: Chọn đáp án đúng

Câu 1.1 trang 47 SBT Địa lí 10: Tốc độ gia tăng dân số thế giới trong thế kỉ XXI

A. rất nhanh.

B. nhanh.

C. có xu hướng giảm.

D. không tăng, không giảm.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.2 trang 47 SBT Địa lí 10: Hiện tượng bùng nổ dân số diễn ra

A. chủ yếu ở các nước đang phát triển.

B. chủ yếu ở các nước phát triển.

C. chủ yếu ở các nước châu Phi.

D. ở tất cả các nước.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.3 trang 47 SBT Địa lí 10: Tỉ lệ tăng tự nhiên dân số là

A. sự chênh lệch giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất từ thô.

B. tổng của tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô.

C. sự chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư.

D. tương quan giữa số người sinh ra trong năm và số dân trung bình của năm đó.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.4 trang 47 SBT Địa lí 10: Gia tăng dân số thực tế là

A. tổng giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số Cơ học, đơn vị tính là %.

B. hiệu giữa gia tăng dân số tự nhiên và gia tăng dân số cơ học, đơn vị tính là %.

C. tổng giữa tỉ suất sinh thô và tỉ suất tử thô, đơn vị tính là %o.

D. tổng giữa tỉ suất nhập cư và tỉ suất xuất cư, đơn vị tính là %o.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.5 trang 47 SBT Địa lí 10: Động lực phát triển dân số là

A. tỉ suất sinh thô.

B. tỉ suất nhập cư.

C. tỉ suất tăng tự nhiên dân số.

D. tỉ suất tăng dân số cơ học.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Câu 1.6 trang 47 SBT Địa lí 10: Nhân tố nào làm cho tỉ suất từ thô trên thế giới giảm?

1.6. Nhân tố nào làm cho tỉ suất từ thô trên thế giới giảm?

A. Chiến tranh gia tăng ở nhiều nước.

B. Thiên tại ngày càng nhiều.

C. Phong tục tập quán lạc hậu.

D. Tiến bộ về mặt y tế và khoa học-kĩ thuật.

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 48

Câu 1.7 trang 48 SBT Địa lí 10: Già hoá dân số là nguyên nhân làm cho

A. tỉ suất sinh thô ngày càng tăng.

B. tỉ suất tử thô ngày càng tăng.

C. tuổi thọ trung bình ngày càng giảm.

D. di cư trên thế giới ngày càng tăng.

Lời giải:

Đáp án đúng là: B

Câu 1.8 trang 48 SBT Địa lí 10: Dân số thế giới tăng hay giảm là do

A. sinh đẻ và tử vong.

B. số trẻ tử vong hằng năm.

C. Số người nhập cư.

D. số người xuất cư.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Câu 1.9 trang 48 SBT Địa lí 10: Cơ cấu dân số thể hiện được tình hình sinh tử, tuổi thọ, khả năng phát triển dân số và nguồn lao động của một quốc gia là cơ cấu dân số theo

A. lao động.

B. giới tính.

C. độ tuổi.

D. trình độ văn hoá.

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Bài 2 trang 48 SBT Địa lí 10: Hãy sử dụng các cụm từ sau để hoàn thành đoạn văn dưới đây:

SBT Địa lí 10 trang 48 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Gia tăng dân số cơ học là sự (1)................. giữa tỉ suất nhập cư và (2)............... Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường (3)............ tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất nhập cư thường (4)................. tỉ suất xuất cư. Gia tăng dân số cơ học (5)................. tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.

Lời giải:

Gia tăng dân số cơ học là sự (1) - chênh lệch giữa tỉ suất nhập cư và (2) - tỉ suất xuất cư Ở các nước phát triển tỉ suất nhập cư thường (3) - lớn hơn tỉ suất xuất cư, còn ở các nước đang phát triển tỉ suất nhập cư thường (4) - nhỏ hơn tỉ suất xuất cư. Gia tăng dân số cơ học (5) - không ảnh hưởng tới số dân trên phạm vi toàn thế giới nhưng có ý nghĩa quan trọng đối với từng khu vực, từng quốc gia.

Bài 3 trang 48 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a) Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ lao động và trình độ học vấn của dân cư.

b) Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

c) Cơ cấu dân số theo lao động biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.

d) Ở các nước thu nhập cao, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp và xây dựng.

Lời giải:

- Những câu đúng là:

b) Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá là thước đo quan trọng phản ánh chất lượng dân số của một khu vực, một quốc gia.

c) Cơ cấu dân số theo lao động biểu thị tỉ lệ giữa các bộ phận lao động trong tổng nguồn lao động xã hội.

- Những câu sai là:

a) Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ lao động và trình độ học vấn của dân cư.

d) Ở các nước thu nhập cao, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực công nghiệp và xây dựng.

- Sửa lỗi sai:

a) Cơ cấu dân số theo trình độ văn hoá phản ánh trình độ dân trí và trình độ học vấn của dân cư.

d) Ở các nước thu nhập cao, lao động tập trung chủ yếu ở khu vực dịch vụ.

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 49

Bài 4 trang 49 SBT Địa lí 10: Cho biểu đồ sau:

SBT Địa lí 10 trang 49 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nhận xét sự thay đổi tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô của thế giới và các khu vực giai đoạn 2015 - 2020 so với giai đoạn 1950 - 1955.

- Giải thích nguyên nhân và tác động của sự thay đổi đó đối với sự phát triển dân số của thế giới và các khu vực.

Lời giải:

- Nhận xét: Tỉ suất sinh thô, tỉ suất tử thô giai đoạn 2015 - 2020 của thế giới, các nước phát triển và các nước đang phát triển đều giảm so với giai đoạn 1950 - 1955.

- Nguyên nhân: do không còn chiến tranh, đời sống nhân dân ngày càng cao, tiến bộ trong lĩnh vực y tế,...

Bài 5 trang 49 SBT Địa lí 10: Trong các câu sau, câu nào đúng, câu nào sai? Hãy sửa lại các câu sai.

a) Điều kiện tự nhiên và môi trường sống thuận lợi góp phần tăng mức xuất cư và ngược lại.

b) Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư.

c) Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm tăng mức sinh, mức xuất cư và ngược lại.

d) Tập quán, tâm lí xã hội, Cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong.

Lời giải:

- Những câu đúng là:

b) Thiên tai, dịch bệnh làm tăng mức tử vong, mức xuất cư.

d) Tập quán, tâm lí xã hội, Cơ cấu tuổi và giới tính tác động đến mức sinh, mức tử vong.

- Những câu sai là:

a) Điều kiện tự nhiên và môi trường sống thuận lợi góp phần tăng mức xuất cư và ngược lại.

c) Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm tăng mức sinh, mức xuất cư và ngược lại.

- Sửa lỗi sai:

a) Điều kiện tự nhiên và môi trường sống thuận lợi góp phần tăng mức nhập cư và ngược lại.

c) Nhìn chung, trình độ phát triển kinh tế và mức sống cao làm giảm mức sinh, mức xuất cư và ngược lại.

Bài 6 trang 49 SBT Địa lí 10: Năm 2020, dân số trung bình của thành phố A là 7 520 700 người. Trong năm này, SỐ trẻ em được sinh ra là 110 554 người, số người chết là 45 876 người, Số người nhập cư đến là 35 347 người, số người xuất cư đi là 19 554 người. Hãy tính tỉ suất tăng tự nhiên dân số, tỉ suất tăng dân số cơ học và tỉ lệ tang dân số thực tế của thành phố A trong năm 2020.

Lời giải:

- Tỉ suất tăng tự nhiên dân số là 8,6%.

- Tỉ suất tăng dân số cơ học là 2,1%o.

- Tỉ lệ tăng dân số thực tế là 1,07%.

Bài 7 trang 49 SBT Địa lí 10: Tại sao nói động lực gia tăng dân số thế giới là gia tăng dân số tự nhiên?

Lời giải:

- Gia tăng dân số do gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học. Trên phạm vi toàn thế giới, gia tăng dân số thực tế chính là gia tăng dân số tự nhiên vì gia tăng dân số cơ học không ảnh hưởng đến số dân, nên gia tăng tự nhiên là động lực gia tăng dân số thế giới. Trên phạm vi từng châu lục, quốc gia,... gia tăng dân số do cả gia tăng tự nhiên và gia tăng cơ học tạo thành.

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 50

Bài 8 trang 50 SBT Địa lí 10: Ghép ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho phù hợp.

SBT Địa lí 10 trang 50 Kết nối tri thức (ảnh 1)

Lời giải:

Ghép: 1 - b) - A 2 - a) - B.

Bài 9 trang 50 SBT Địa lí 10: Ghép ô ở giữa với ô bên trái và ô bên phải sao cho phù hợp.

SBT Địa lí 10 trang 50 Kết nối tri thức (ảnh 2)

Lời giải:

Ghép: 1 - b) -A 2 - c) - C 3 - a) - B

Bài 10 trang 50 SBT Địa lí 10: Cho bảng số liệu:

SBT Địa lí 10 trang 50 Kết nối tri thức (ảnh 3)

- Hãy tính tỉ lệ dân số thế giới theo từng độ tuổi năm 1950, năm 2000 và năm 2050.

- Vẽ biểu đồ thể hiện cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của thế giới năm 1950, năm 2000 và năm 2050.

- Nhận xét về sự biến đổi cơ cấu dân số thế giới theo tuổi giai đoạn 1950 - 2050.

Lời giải:

- Cách tính: lấy số dân bộ phận tổng số dân x100

SBT Địa lí 10 trang 50 Kết nối tri thức (ảnh 4)

- Vẽ biểu đồ tròn.

SBT Địa lí 10 trang 50 Kết nối tri thức (ảnh 5)

- Nhận xét: cơ cấu dân số theo nhóm tuổi của thế giới có sự thay đổi theo hướng giảm tỉ trọng nhóm tuổi 0 - 14, tăng tỉ trọng nhóm tuổi 15 - 64 và 65 tuổi trở lên.

SBT Địa lí 10 Kết nối tri thức trang 50

Bài 11 trang 51 SBT Địa lí 10: Cho bảng số liệu sau:

SBT Địa lí 10 trang 51 Kết nối tri thức (ảnh 1)

- Nhận xét cơ cấu dân số theo tuổi của các châu lục năm 2020. Các châu lục đang thuộc loại cơ cấu dân số nào?

- Dân số trẻ, dân số già và dân số vàng tác động như thế nào đến sự phát triển kinh tế - xã hội?

Lời giải:

- Nhận xét: Cơ cấu dân số theo tuổi của các châu lục khác nhau. Châu Phi dân số trẻ, châu Á dân số vàng, châu u dân số già.

- Mỗi loại cơ cấu dân số có tác động đến kinh tế - xã hội.

+ Cơ cấu dân số trẻ: có nguồn dự trữ lao động dồi dào, nguồn lao động khá đông đảo; chi phí cho chăm sóc trẻ em lớn.

+ Cơ cấu dân số vàng: có nguồn lao động dồi dào.

+ Cơ cấu dân số trẻ: số trẻ em ít, số người già cao, nguy cơ thiếu hụt nguồn | lao động trong tương lai, chi phí cho chăm sóc người già lớn.

Bài 12 trang 51 SBT Địa lí 10: Tại sao người ta lại di cư từ địa phương này đến địa phương khác, thậm chí từ nước này đến nước khác? Di cư có tác động đến kinh tế, xã hội, môi trường như thế nào?

Lời giải:

- Di cư có nhiều nguyên nhân, do lực đẩy từ nơi đi như điều kiện tự nhiên không thuận lợi, thiếu việc làm,... hay do lực hút ở nơi đến như: điều kiện sống thuận lợi, dễ xin việc, thu nhập cao,...

- Di cư có tác động lớn tới kinh tế, xã hội, môi trường cả nơi đi và nơi đến. Nơi đi có thể gây tình trạng thiếu lao động,... Nơi đến góp phần tạo nên sự phát triển kinh tế, tăng thu nhập; có thể gây nhiều hậu quả về môi trường.

Bài 13 trang 51 SBT Địa lí 10: Vì sao có sự mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước phương Đông như Việt Nam? Tình trạng này sẽ để lại những hậu quả gì về mặt kinh tế - xã hội trong tương lai?

Lời giải:

- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh ở các nước phương Đông là do ảnh hưởng lớn bởi quan niệm xã hội, phong tục tập quán,...

- Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh sẽ gây nên nhiều hậu quả như: mất cân bằng nam - nữ, tệ nạn xã hội,...

Xem thêm các bài giải SBT Địa Lí lớp 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 18: Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới

Bài 20: Phân bố dân cư và đô thị hoá trên thế giới

Bài 21: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Bài 22: Cơ cấu kinh tế, tổng sản phẩm trong nước và tổng thu nhập quốc gia

Bài 23: vai trò, đặc điểm, các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển và phân bố nông nghiệp, lâm nghiệp, thuỷ sản

Đánh giá

0

0 đánh giá