SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 33 Kết nối tri thức

438

Với Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 33 trong Bài 10: Lập kế hoạch tài chính cá nhân Sách bài tập KTPL lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 trang 33.

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 33 Tập 1

Bài tập 2 trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em có nhận xét gì về suy nghĩ, việc làm của các nhân vật trong những trường hợp dưới đây?

c, M chưa bao giờ có kế hoạch tài chính trung hạn hay dài hạn mà chỉ lập kế hoạch tài chính ngắn hạn.

d, N có thói quen chỉ mua sắm những mặt hàng đang được giảm giá, khuyến mại để tiết kiệm chi tiêu.

Lời giải:

c, Kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn chỉ có thể giúp M có được những khoản tiền nhỏ. Muốn có những khoản tiền lớn hơn, M cần xây dựng kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn và dài hạn.

d, Việc làm này giúp N tiết kiệm được tiền, tuy nhiên không phải lúc nào những mặt hàng N cần cũng giảm giá, khuyến mại. N nên cân nhắc vấn đề này.

Bài tập 3 trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy thực hiện nhiệm vụ sau:

a, Nêu 3 thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí.

b, Nêu 3 vật dụng mà em muốn có để lên kế hoạch tiết kiệm.

c, Nêu 3 cách có thể giúp em kiếm tiền.

Lời giải:

a, 3 thói quen đúng về cách sử dụng tiền hợp lí:

- Chi tiêu có kế hoạch: chỉ mua những thứ thực sự cần và phù hợp với khả năng chi trả của bản thân.

- Đặt mục tiêu tiết kiệm tiền

- Không lãng phí thức ăn, điện, nước…

b, 3 vật dụng mà em muốn có để lên kế hoạch tiết kiệm.

- Laptop

- Đồng hồ thông minh

- Xe đạp thể thao

c, 3 cách có thể giúp em kiếm tiền:

- Làm đồ thủ công để bán

- Làm thêm (ví dụ: làm CTV viết bài cho các trang báo/ website học tập; phụ bàn tại các quán café…)

- Làm đồ ăn để bán (ví dụ: bánh ngọt…)

Bài tập 4 trang 33 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy xử lý các tình huống dưới đây:

a. X và V là đôi bạn thân. Thấy X hay quan tâm đến việc tính toán chi tiêu tiết kiệm để có tiền mua sách vở, quà sinh nhật tặng người thân, đóng học phí lớp bồi dưỡng Tin học, V góp ý với bạn: “Sao lúc nào cậu cũng bận tâm lo tiết kiệm tiền vậy? Mình là học sinh thì chỉ nên tập trung vào việc học tập".

Nếu là X, em sẽ giải thích với V như thế nào?

b, Bố đi làm xa, mẹ phải về quê chăm sóc bà đang bệnh nặng nên T được mẹ giao nhiệm vụ lo liệu việc nhà và chăm sóc em gái đang học lớp 3. Được mẹ cho 700 000 đồng để chi tiêu trong một tuần, T nghĩ chắc lúc mẹ về cũng chưa tiêu hết. Ngày đầu, hai anh em không nấu cơm, ra quán ăn và mua thêm mấy món ăn vặt khoái khẩu nên tiêu hết 200 000 đồng. T chợt thấy lo lắng, nếu cứ chi tiêu thế này thì chỉ 3 - 4 ngày là hết số tiền mẹ cho.

Nếu là T, em có kế hoạch chi tiêu như thế nào trong những ngày tiếp theo?

Lời giải:

a, Em sẽ nói với V về việc học sinh có kế hoạch tài chính cá nhân và thực hiện kế hoạch không ảnh hưởng đến kết quả học tập mà còn giúp mình rèn luyện được thói quen chi tiêu có kế hoạch, tiết kiệm, làm chủ được tài chính của mình, sẽ rất có lợi không chỉ trong hiện tại mà cả tương lai. Với những bạn có hoàn cảnh khó khăn thì càng cần phải rèn luyện kĩ năng này để giảm bớt gánh nặng tài chính cho bố mẹ, người thân.

b, Ngay lập tức, em sẽ lập kế hoạch chi tiêu cho 6 ngày tiếp theo với số tiền còn lại là 500 000 đồng. Như vậy mỗi ngày hai anh em chỉ được chi 84 000 đồng. Các em hãy thử đưa ra các phương án chi tiêu khác nhau với số tiền này để duy trì mức sinh hoạt cần thiết cho cả hai anh em. Ví dụ: mỗi anh em ăn sáng hết 10 000 đồng, đi chợ mua thức ăn về tự nấu cơm ở nhà mất 50 000 đồng,... còn lại 14 000 đồng để chi cho những khoản khác.

Xem thêm lời giải vở bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 32

SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 34

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá