SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 Kết nối tri thức

458

Với Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 trong Bài 15: Nội dung cơ bản của Hiến pháp Việt Nam về chế độ chính trị Sách bài tập KTPL lớp 10 Tập 1 Kết nối tri thức hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm bài tập trong SBT KTPL 10 trang 52.

Giải SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 52 Tập 1

Bài tập 2 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em hãy cho biết các ý kiến dưới đây là đúng hay sai. Vì sao?

(Đánh dấu X vào ô tương ứng và giải thích lí do)

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

e. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân.

     
 

Lời giải:

Ý kiến

Đúng

Sai

Giải thích

e. Nguồn gốc của quyền lực nhà nước là nhân dân.

X

 

Điều 2 Hiến pháp năm 2013 quy định: Nhà nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là nhà nước pháp quyền xã hội chủ nghĩa của nhân dân, do nhân dân, vì nhân dân. Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân mà nền tảng là liên minh giữa giai cấp công nhân với giai cấp nông dân và đội ngũ trí thức

 

Bài tập 3 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Em có nhận xét gì về hành vi của mỗi nhân vật trong các trường hợp sau đây?

a, Là cán bộ lãnh đạo, ông A luôn quan tâm, khuyến khích người dân thực hiện quyền giám sát của mình đối với hoạt động của cơ quan nhà nước ở địa phương bằng cách có ý kiến trực tiếp hoặc bằng văn bản.

b, Anh H tỏ thái độ thờ ơ, từ chối tham gia cuộc họp lấy ý kiến nhân dân về chương trình phát triển kinh tế - xã hội địa phương do chính quyền xã tổ chức.

c, Cán bộ xã B tìm cách đổ lỗi cho người dân khi bị cấp trên phát hiện sai phạm.

Lời giải:

a, Hành vi của ông A là đúng, thực hiện tốt trách nhiệm của một cán bộ nhà nước đối với nhân dân. Đồng thời, hành vi này cũng góp phần phát huy sự tham gia của nhân dân vào việc quản lý nhà nước và xã hội.

b, Hành vi của anh H rất đáng bị phê phán bởi anh H đã chối bỏ quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội của bản thân, không thực hiện nghĩa vụ của mình đối với việc phát triển địa phương nói riêng và phát triển đất nước nói chung.

c, Hành vi của cán bộ xã B là sai trái, đáng bị phê phán bởi hành vi này đã thể hiện sự vô trách nhiệm của cán bộ xã đối với hoạt động của Cơ quan và đối với nhân dân.

Bài tập 4 trang 52 SBT Kinh tế Pháp luật 10: Khoản 2 Điều 2 Hiến pháp năm 2013 khẳng định: “Nước Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam do Nhân dân làm chủ, tất cả quyền lực nhà nước thuộc về Nhân dân”. Em hãy nêu và phân tích các cách thức để nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước được quy định tại Hiến pháp năm 2013.

Lời giải:

Theo quy định của Hiến pháp 2013: nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước qua 2 hình thức là: dân chủ trực tiếp và dân chủ đại diện.

- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp, cụ thể:

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng việc thực hiện các quyền tự do, dân chủ được quy định trong Hiến pháp: quyền bầu cử, bãi nhiệm; quyền ứng cử đại biểu Quốc hội và đại biểu Hội đồng nhân dân; quyền tham gia quản lý nhà nước và xã hội, tham gia thảo luận và kiến nghị với cơ quan nhà nước về các vấn đề của cơ sở, địa phương và cả nước của công dân; quyền biểu quyết khi Nhà nước tổ chức trưng cầu ý dân; quyền tham gia xây dựng, thi hành và bảo vệ Hiến pháp; quyền khiếu nại, tố cáo; quyền giám sát đối với cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức, viên chức; quyền làm việc trong các cơ quan nhà nước.

+ Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước thông qua các tổ chức chính trị - xã hội (Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam; Công đoàn Việt Nam, Hội nông dân Việt Nam, Đoàn thanh niên cộng sản Hồ Chí Minh, Hội liên hiệp phụ nữ Việt Nam, Hội cựu chiến binh Việt Nam) và tổ chức xã hội khác do Nhân dân lập ra khi các tổ chức này thực hiện chức năng đại diện, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của Nhân dân; tập hợp, phát huy sức mạnh đại đoàn kết toàn dân tộc, thực hiện dân chủ, tăng cường đồng thuận xã hội; giám sát, phản biện xã hội; tham gia xây dựng Đảng, Nhà nước, hoạt động đối ngoại Nhân dân; quyền trình dự án luật, dự án pháp lệnh; phối hợp với Chính phủ, chính quyền địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, quyền hạn có liên quan; tham dự phiên họp của Chính phủ, các kỳ họp Hội đồng nhân dân và được mời tham dự hội nghị Ủy ban nhân dân khi bàn các vấn đề có liên quan.

- Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ đại diện thông qua Quốc hội, Hội đồng nhân dân; thông qua đại biểu Quốc hội, đại biểu Hội đồng nhân dân; thông qua các cơ quan Nhà nước, các thiết chế Hiến định (Chủ tịch nước, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, Tòa án nhân dân, Viện kiểm sát nhân dân, Chính quyền địa phương, Hội đồng bầu cử quốc gia, Kiểm toán nhà nước); thông qua đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức nhà nước và các cơ quan, tổ chức khác được giao thực thi quyền lực nhà nước.

Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo

Xem thêm lời giải vở bài tập KTPL lớp 10 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 50

SBT Kinh tế Pháp luật 10 trang 51

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá