Lời giải Tiếng Việt lớp 2 trang 34, 35, 36, 37, 38 Bài 8: Cầu thủ dự bị sách Kết nối tri thức với cuộc sống gồm đầy đủ các phần Đọc, Nói và nghe, Nghe - Viết giúp học sinh dễ dàng làm bài tập Tiếng Việt lớp 2 Tập 1. Mời các bạn theo dõi:
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 34, 35, 36, 37, 38 Bài 8: Cầu thủ dự bị
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 34 Khởi động:
Quan sát tranh và cho biết:
Câu 1: Các bạn nhỏ đang chơi môn thể thao gì?
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh rồi trả lời các câu hỏi.
Lời giải:
Các bạn nhỏ đang chơi đá bóng.
Câu 2: Em có thích môn thể thao này không? Vì sao?
Phương pháp giải:
Em liên hệ bản thân rồi trả lời.
Lời giải:
* Cách trả lời 1:
Em rất thích môn thể thao này. Bởi vì đây là môn thể thao vua, rất kịch tính và cuốn hút.
* Cách trả lời 2:
Em không thích môn thể thao này. Bởi vì em là con gái, em thích chơi búp bê và gấu bông hơn.
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 34 Bài đọc:
CẦU THỦ DỰ BỊ
Nhìn các bạn đá bóng, gấu con rất muốn chơi cùng. Nhưng thấy gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt nên chưa đội nào muốn nhận cậu.
- Gấu à, cậu làm cầu thủ dự bị nhé! – Khỉ nói.
Gấu con hơi buồn nhưng cũng đồng ý. Trong khi chờ được vào sân, gấu đi nhặt bóng cho các bạn. Gấu cố gắng chạy thật nhanh để các bạn không phải chờ lâu.
Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đổ vào gôn, đã đi đá lại,... Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi hơn.
Một hôm, đến sân bóng thấy gấu đang luyện tập, các bạn ngạc nhiên nhìn gấu rồi nói: “Cậu giỏi quá!”, “Này, vào đội tớ nhé!”, “Vào đội tớ đi!”.
- Tớ nên vào đội nào đây? – Gấu hỏi khỉ.
- Hiệp đầu cậu đá cho đội đỏ, hiệp sau cậu đã cho đội xanh. – Khỉ nói.
Gấu vui vẻ gật đầu. Cậu nghĩ: “Hoá ra làm cầu thủ dự bị cũng hay nhỉ!”.
(Theo 100 truyện ngụ ngôn hay nhất)
Từ ngữ
Dự bị: chưa phải là thành viên chính thức, nhưng có thể thay thế hoặc bổ sung khi cần.
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 35 Trả lời câu hỏi:
Câu 1: Câu chuyện kể về ai?
Phương pháp giải:
Em đọc kĩ lại nhan đề và đọc lại truyện xem ai là nhân vật chính của truyện.
Lời giải:
Câu chuyện kể về gấu con.
Câu 2: Vì sao lúc đầu chưa đội nào muốn nhận gấu con?
Phương pháp giải:
Em đọc đoạn văn thứ nhất.
Lời giải:
Chưa đội nào muốn nhận gấu con vì mọi người thấy gấu con có vẻ chậm chạp và đá bóng không tốt.
Câu 3: Là cầu thủ dự bị, gấu con đã làm gì?
Phương pháp giải:
Em đọc phần tiếp theo của câu chuyện.
Lời giải:
Là cầu thủ dự bị, gấu con đi nhặt bóng giúp các bạn. Hằng ngày, gấu con chăm chỉ luyện tập.
Câu 4: Vì sao cuối cùng cả hai đội đều muốn gấu con về đội của mình?
Phương pháp giải:
Em chú ý đọc nửa cuối của câu chuyện.
Lời giải:
Cuối cùng cả hai đội đều muốn nhận gấu con về đội của mình là bởi vì các bạn đã phát hiện ra gấu con đá bóng giỏi lên rất nhiều.
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 35 Luyện tập theo văn bản đã đọc
Câu 1: Câu nào trong bài là lời khen?
Phương pháp giải:
Em hãy đọc lại bài để tìm những lời khen mà các bạn dành cho gấu. Lưu ý cuối lời khen thường có dấu chấm than.
Lời giải:
Câu trong bài là lời khen là: Cậu giỏi quá!
Câu 2: Nếu là bạn của gấu con trong câu chuyện trên, em sẽ nói lời chúc mừng gấu con như thế nào? Đoán xem, gấu con sẽ trả lời em ra sao?
Phương pháp giải:
Em tập nói và đáp lời chúc mừng, khen ngợi.
Lời giải:
Nói và đáp lời chúc mừng:
- Bạn: Chúc mừng gấu con! Bạn giỏi quá!
- Gấu con: Cảm ơn mọi người nhé! Mình sẽ cố gắng hơn nữa!
Ghi nhớ:
- Nội dung chính: Nhờ kiên trì luyện tập, gấu con từ chỗ đá bóng chưa giỏi, chỉ được làm cầu thủ dự bị đã đá bóng giỏi và trở thành cầu thủ chính thức.
- Liên hệ bản thân: Chúng ta cần kiên trì thực hiện những mục tiêu mà mình đã để ra.
Viết: Nghe - viết: Cầu thủ dự bị
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36 Câu 1: Nghe – viết:
Cầu thủ dự bị
Hằng ngày, gấu đến sân bóng từ sớm để luyện tập. Gấu đá bóng ra xa, chạy đi nhặt rồi đá vào gôn, đá đi đá lại,… Cứ thế, gấu đá bóng ngày càng giỏi. Các bạn đều muốn rủ gấu về đội của mình.
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36 Câu 2: Những tên riêng nào dưới đây được viết đúng:
Phương pháp giải:
Đối với tên người, chúng ta cần viết hoa chữ cái đầu tiên trong tên riêng đó.
Lời giải:
- Những tên riêng viết đúng là: Hồng, Hùng, Phương, Giang
- Những tên riêng viết sai là: minh, thùy
=> Sửa lại: Minh, Thùy
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36 Câu 3: Sắp xếp tên của các bạn học sinh dưới đây theo thứ tự trong bảng chữ cái:
Nguyễn Ngọc Anh
Nguyễn Mạnh Vũ
Phạm Hồng Đào
Hoàng Văn Cường
Lê Gia Huy
Phương pháp giải:
Em dựa vào tên của các bạn và chỉ ra chữ cái đầu tiên trong tên:
- Anh: chữ A
- Vũ: chữ V
- Đào: chữ Đ
- Cường: chữ C
- Huy: chữ H
Em sắp xếp các chữ cái đầu tiên của các tên theo thứ tự bảng chữ cái.
Lời giải:
Sắp xếp tên các bạn học sinh theo thứ tự bảng chữ cái như sau:
Nguyễn Ngọc Anh
Hoàng Văn Cường
Phạm Hồng Đào
Lê Gia Huy
Nguyễn Mạnh Vũ
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36 Câu 4: Viết vào vở họ và tên của em và 2 bạn trong tổ.
Phương pháp giải:
Em chọn 2 bạn trong tổ và viết tên 2 bạn đó và tên của mình vào vở
Lời giải:
Họ và tên của em và 2 bạn trong tổ:
Nguyễn Ngọc Anh
Phùng Đức Minh
Hoàng Thúy Vân
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 36 Luyện từ và câu
Câu 1: Nói tên các dụng cụ thể thao sau:
Phương pháp giải:
Em quan sát kĩ các bức tranh và trả lời.
Lời giải:
- Tranh 1: vợt bóng bàn, quả bóng bàn
- Tranh 2: vợt cầu lông, quả cầu lông
- Tranh 3: quả bóng đá
Câu 2: Dựa vào tranh và gợi ý dưới tranh, nói tên các trò chơi dân gian:
Phương pháp giải:
Em quan sát tranh và trả lời.
Lời giải:
- Tranh 1: Bịt mắt bắt dê
- Tranh 2: Chi chi chành chành
- Tranh 3: Nu na nu nống
- Tranh 4: Dung dăng dung dẻ
Câu 3: Đặt câu về hoạt động trong mỗi tranh:
M: Hai bạn chơi bóng bàn.
Phương pháp giải:
Em quan sát các bức tranh để biết trong đó vẽ các hoạt động gì và đặt câu theo mẫu
Lời giải:
- Hai bạn chơi bóng bàn.
- Hai bạn chơi cầu lông.
- Ba bạn chơi bóng rổ.
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 38 Luyện viết đoạn
Câu 1: Nói về một hoạt động của các bạn nhỏ trong tranh.
G:
- Hoạt động các bạn tham gia là gì?
- Hoạt động đó cần mấy người?
- Dụng cụ để thực hiện hoạt động là gì?
- Em đoán xem các bạn cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó.
Phương pháp giải:
Dựa vào những gợi ý trong sách, em hãy nói về một hoạt động của các bạn nhỏ.
Lời giải:
Trên sân trường có ba bạn nhỏ đang chơi nhảy dây. Trò chơi nhảy dây cần ít nhất ba người chơi, hai người làm và một người nhảy. Để có thể chơi được trò chơi này, các bạn nhỏ cần phải có dây nhảy. Khi tham gia trò chơi này, ai cũng sẽ cảm thấy mệt vì phải vận động nhưng cũng rất vui vẻ và thích thú.
* Bài tham khảo 2:
Trong bức tranh, một nhóm các bạn nhỏ đang chơi kéo co. Đây là một trò chơi cần nhiều người, phải chia thành 2 đội với số lượng người như nhau. Trò kéo co cần phải có một sợi dây thừng dài. Em nghĩ mọi người sẽ cảm thấy rất vui khi tham gia trò chơi này.
Câu 2: Viết 3 – 4 câu kể về một hoạt động thể thao hoặc một trò chơi em đã tham gia ở trường.
G:
- Hoạt động thể thao hoặc trò chơi em đã tham gia là gì?
- Em tham gia cùng với ai, ở đâu?
- Em cảm thấy thế nào khi tham gia hoạt động đó?
Phương pháp giải:
Em hãy nhớ lại những hoạt động hoặc trò chơi em đã tham gia ở trường và dựa vào phần gợi ý của bài để viết.
Lời giải:
*Bài tham khảo 1:
Hoạt động thể thao mà em đã tham gia là chơi kéo co. Khi đó, em đã tham gia cùng với các bạn trong tổ của em. Lớp em cùng tổ chức thi kéo co giữa các tổ ở sân trường. Kéo co là trò chơi thể hiện sức mạnh, ý chí và sự đoàn kết. Em rất vui vì được cùng các bạn trong tổ tham gia hoạt động ngày hôm đó.
* Bài tham khảo 2:
Tuần trước, em được tham gia trò chơi nhảy dây cùng với các bạn trong lớp. Chúng em cùng nhau chơi ở dưới gốc cây phượng trong sân trường. Em cảm thấy rất vui khi được chơi nhảy dây cùng các bạn.
Đọc mở rộng Chủ đề Hoạt động thể thao
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 38 Câu 1: Tìm đọc một bài viết về hoạt động thể thao.
Phương pháp giải:
Em tự tìm đọc ở sách, báo một bài viết có liên quan đến hoạt động thể thao.
Lời giải:
Một bài viết về hoạt động thể thao mà em được đọc là: Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh.
Tiếng Việt lớp 2 Tập 1 trang 38 Câu 2: Kể cho các bạn nghe điều thú vị em đọc được.
Phương pháp giải:
Em hãy kể những điều thú vị em đọc được từ bài viết đó dựa trên các gợi ý sau:
- Tên bài viết
- Tác giả
- Nội dung gì?
- Em học được điều gì sau khi đọc bài viết đó?
Lời giải:
Bài viết mà em được đọc về hoạt động thể thao đó là Lời kêu gọi toàn dân tập thể dục của Chủ tịch Hồ Chí Minh. Trong bài viết, Bác Hồ đã kêu gọi mọi người chăm tập thể dục thể thao. Bởi vì tập thể dục rất tốt cho sức khỏe, có sức khỏe thì làm việc gì cũng được. Sau khi đọc xong bài viết, em đã tự hứa với mình là cần cố gắng rèn luyện sức khỏe nhiều hơn nữa.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.