Công nghệ 10 Cánh Diều Bài 16: Quy trình trồng trọt

1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải sách giáo khoa Công nghệ 10 Bài 16: Quy trình trồng trọt sách Cánh Diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập, từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Công nghệ 10 Bài 16.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 16 (Cánh Diều: Quy trình trồng trọt

Mở đầu trang 87 Công nghệ 10: Quan sát Hình 16.1 và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào?

Quan sát Hình 16.1  và cho biết quy trình trồng trọt gồm các bước nào

Lời giải:

Quy trình trồng trọt gồm các bước:

- Bước 1: Làm đất, bón lót

- Bước 2: Gieo hạt, trồng cây

- Bước 3: Chăm sóc

- Bước 4: Thu hoạch

1. Làm đất, bón lót

Luyện tập trang 87 Công nghệ 10: Cày, bừa đất có tác dụng gì đối với cây trồng?

Lời giải:

Cày, bừa đất có tác dụng đối với cây trồng:cày bừa là dọn sạch cỏ dại và các vật thể cứng ở trong đất, giúp làm nhỏ và tơi xốp đất giúp đất sạch, có nhiều chất dinh dưỡng hơn giúp cây dễ hấp thụ và phát triển tốt hơn.

Câu hỏi trang 87 Công nghệ 10: Chọn đất như thế nào để thích hợp với caay trồng nước, cây trồng cạn?

Lời giải:

- Đất thích hợp với cây trồng nước: đất phù sa, đất bùn, đất sét

- Đất thích hợp với cây trồng cạn: đất cát, đất thịt, đất đen, đất đỏ bazan,...

Luyện tập 1 trang 87 Công nghệ 10: Trong các loại cây trồng sau đây, cây nào không cân lên luống để trồng: lúa, rau cần ta, cà chua, khoai lang, nhãn, hoa cúc?

Lời giải:

Cây không cần lên luống để trồng: nhãn.

Luyện tập 2 trang 87 Công nghệ 10: Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp cho trồng cây trong mùa mưa? Vì sao?

Em hãy quan sát hai kiểu luống A, B ở Hình 16.2 và cho biết kiểu luống nào thích hợp

Lời giải:

Giữa hai kiểu luống A và B, kiểu luống thích hợp cho trồng cây mùa mưa là:

Luống B. Vì luống B cao, hẹp và thoải tránh ngập úng khi trồng cây vào mùa mưa.

Vận dụng trang 87 Công nghệ 10: Hãy mô tả phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang.

Lời giải:

Phương pháp làm đất và lên luống để trồng cây khoai lang:

- Chọn đất ẩm, đất cát pha, cày, bừa đất.

- Lên luống có chiều rộng 0,8 – 1mm, cao 25 – 30cm, rãnh thoát nước 30cm.

- Tiến hành rạch hàng, trồng khoai khi củ vừa nhú mầm.

- Khoảng cách trồng: hàng cách hàng: 30 – 40cm.

2. Gieo hạt, trồng cây

Câu hỏi 1 trang 88 Công nghệ 10: Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót? Vì sao?

Lời giải:

* Loại phân bón nào thích hợp cho bón lót:

- Phân có hàm lượng hữu cơ cao (phân hữu cơ, phân hữu cơ vi sinh). Phần lớn là phân gia súc (phân chuồng) đã ủ hoai mục và phân hữu cơ chế biến. Ngoài việc cung cấp chất dinh dưỡng, phân hữu cơ còn làm cho đất tơi xốp, giúp tăng cường hoạt động cho hệ vi sinh vật có ích trong đất, để phát huy tác dụng này cần bón lót sớm, trước hoặc ngay khi chuẩn bị gieo trồng.

- Vôi hoặc chất cải tạo đất, điều hòa pH đất: Là một loại phân dùng bón lót, đặc biệt đối với các vùng đất bị chua phèn hoặc các rau ăn quả lâu năm.

- Phân hóa học có hàm lượng đạm thấp, lân cao: Với các loại cây màu ngắn ngày thường bón lót cả lân và kali, ít dùng phân đạm bón lót. Đối với cây ăn quả và rau công nghiệp lâu năm, chủ yếu cũng bón lót lân và kali, có thể thêm ít đạm. Các loại phân hỗn hợp NPK có hàm lượng lân cao, đạm và kali thấp cũng thường dùng bón lót.

- VD: Supe lân, lân nung chảy, NPK 5.10.3; DAP 18-46, NPK 16.16.8; NPK 12.15.5...

* Giải thích: Vì đối với các loại phân bón mà chất dinh dưỡng chủ yếu nằm ở trạng thái khó tiêu như phân hữu cơ, phân lân. Các loại phân này cần một thời gian nhất định cây trồng mới có thể sử dụng được. Sử dụng các loại phân bón trên dễ hòa tan, hàm lượng chất dinh dưỡng thấp có tác dụng làm xốp đất, tăng độ phì nhiêu, tăng hiệu quả sử dụng phân hóa học, đối với các loại phân vi sinh thì các chủng loại vi sinh vật sẽ phát huy vai trò của nó như phân giải chất dinh dưỡng khó tiêu thành dễ tiêu cho cây hấp thụ, hoặc hút đạm khí trời để bổ sung cho đất. => có tác dụng nâng cao hiệu quả của phân bón, nâng cao năng suất cây trồng.

Câu hỏi 2 trang 88 Công nghệ 10: Quan sát các phương pháp bón lót ở Hình 16.3 và cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào? Hãy lấy ví dụ.

Quan sát các phương pháp bón lót Hình 16.3 cho biết mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng nào

Lời giải:

Mỗi phương pháp thích hợp với loại cây trồng:

- Bón vãi: ngô, dưa chuột, dưa hấu , dưa lưới, chè

- Bón theo hàng: phù hợp với các loại cây rau và các cây trồng theo luống. VD: cây ngô, cây mía, cây lúa, ..

- Bón theo hốc: phù hợp với cây ăn quả. VD: bưởi, táo, ổi, lê, cam

- Bón theo hố: cây mộc, cây tường vi,..

Luyện tập trang 88 Công nghệ 10: Nên bón phân lót cho cây lúa và cây cam vào lúc nào?

Lời giải:

Nên bón phân lót cho cây lúa ngay trước khi gieo trồng, cây cam thì bón theo hố và bón trước khi trồng 15 – 30 ngày.

Vận dụng trang 88 Công nghệ 10: Hãy mô tả phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi.

Lời giải:

Phương pháp bón lót cho cây lúa và cây bưởi:

- Cây lúa: bón theo hàng

- Cây bưởi: bón theo hốc

Câu hỏi 1 trang 88 Công nghệ 10: Những loại cây trồng như thế nào nên trồng trực tiếp bằng hạt?

Lời giải:

Những loại cây ăn quả, những loại cây ra hạt (hạt chắc..) nên trồng trực tiếp bằng hạt.

Câu hỏi 2 trang 88 Công nghệ 10: Loại hạt nào thích hợp với phương pháp gieo vãi, gieo theo hàng, gieo theo hốc?

Lời giải:

- Gieo vãi: hạt thóc

- Gieo theo hàng: hạt đỗ

- Gieo theo hốc: hạt ngô

Luyện tập trang 88 Công nghệ 10: Hãy phân tích ưu và nhược điểm của các phương pháp gieo hạt.

Lời giải:

Phân tích ưu, nhược điểm của các phương pháp gieo hạt:

Hãy phân tích ưu và nhược điểm của các phương pháp gieo hạt

Câu hỏi trang 89 Công nghệ 10: Vì sao cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống?

Lời giải:

Vì cây ăn quả thường là loại cây thân gỗ lâu năm. Vì thế cây ăn quả thường được trồng bằng cây giống.

Luyện tập trang 89 Công nghệ 10: Em hãy quan sát Hình 16/5 và mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành.

Em hãy quan sát Hình 16/5 và mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành

Lời giải:

Mô tả phương pháp trồng cây cà chua, cây ổi, cây hành:

- Hình A. Trồng cà chua: trồng cây vào hố

- Hình B. Trồng ổi: trồng cây con có bầu và hốc cây

- Hình C. Trồng hành: trồng cây con vào chính giữa hàng

3. Chăm sóc

Luyện tập trang 90 Công nghệ 10: Hãy quan sát Hình 16.6 và cho biết phương pháp tưới nước phun mưa và tưới nhỏ giọt thích hợp cho những loại cây trồng nào?

Hãy quan sát Hình 16.6 và cho biết phương pháp tưới nước phun mưa và tưới nhỏ giọt

Lời giải:

- Hình 16.6A: Phương pháp tưới nhỏ giọt thích hợp cho loại cây trồng: cây cảnh trồng trong nhà, cây trồng trong bồn, trồng trong hốc...

- Hình 16.6B: Phương pháp tưới phun mưa: thích hợp cho loại cây trồng: các loại rau, các cây trồng theo hàng..

Câu hỏi trang 90 Công nghệ 10: Loại phân bón nào thích hợp bón thúc cho cây? Vì sao?

Lời giải:

Loại phân thích hợp bón thúc cho cây: phân đạm, phân kali, phân hỗn hợp. Vì dưỡng chất trong cây con lấy từ hạt, củ, hay cành giâm, đã đù mức cân bằng cho cây sinh trưởng, nếu dư đạm cây dễ sinh bệnh vì cây còn non yếu,còn kali chủ yếu cần vào lúc ra hoa, quả củ, bón trước nhiều không cần thiết cây không hấp thụ hết bị rửa trôi rất phí nếu bón nhiếu lúc nhỏ cây cứng và cằn chậm phát triển nhỏ thó kém năng suất về sau.

4. Thu hoạch

Luyện tập 1 trang 91 Công nghệ 10: Nên bón thúc cho cây vào lúc nào?

Lời giải:

Nên bón thúc cho cây vào lúc:

Bón thúc cho cây vào những giai đoạn cây cần nhiều phân để sinh trưởng và phát triển. Đó là giai đoạn cây còn nhỏ, cần phát triển thân lá mạnh, giai đoạn cây đẻ nhánh, đâm chồi, giai đoạn hình thành hoa và giai đoạn quả đang lớn.

Luyện tập 2 trang 91 Công nghệ 10: Xới xáo và vun gốc có tác dụng gì?

Lời giải:

Xới xáo, làm cỏ và vun gốc có tác dụng: giúp cho bộ rễ phát triển tốt. Kết hợp xới trừ cỏ dại để cạnh tranh nước và dinh dưỡng với cây trồng. Lấy đất xung quanh gốc và rãnh vun vào gốc, giúp cho cây đứng vững, bộ rễ và củ trong đất phát triển tốt.

Vận dụng trang 91 Công nghệ 10: Vì sao phải hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang?

Lời giải:

Hạn chế xới xáo khi trồng khoai tây, khoai lang vì đây là cây trồng lấy củ, xới xáo khiến đứt rễ, ảnh hưởng đến việc ra củ của cây.

Luyện tập trang 91 Công nghệ 10: Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mổi kiểu giàn. Mỗi kiểu giàn thích hợp với những loại cây trồng nào? Cho ví dụ.

Em hãy quan sát 4 kiểu giàn ở Hình 16.7 và phân tích ưu, nhược điểm của mổi kiểu giàn

Lời giải:

* Kiểu chữ I:

- Ưu điểm: dễ thi công, mật độ cao

- Nhược điểm: chất lượng quả thấp, chăm sóc kém

- Ví dụ: cà phê

* Kiểu chữ A, X:

- Ưu điểm: kiên cố, chắc chắn, dễ chăm sóc, lấy nhiều ánh sáng

- Nhược điểm: không

- Ví dụ: cà chua, dưa chuột

* Kiểu giàn mái bằng:

- Ưu điểm: chất lượng quả tốt

- Nhược điểm: khó thi công, khó chăm sóc

- Ví dụ: bầu, bí

Vận dụng trang 91 Công nghệ 10: Mô tả phương pháp làm giàn cho cây cà chua và cây bầu.

Lời giải:

- Làm giàn cho cây cà chua áp dụng kiểu giàn chữ A, đầu các cây giàn chụm vào nhau, tránh đổ giàn.

- Làm giàn cho cây bầu kiểu giàn mái bằng, tiến hành làm khung, xếp các cây giàn lên trên mái.

Luyện tập 1 trang 92 Công nghệ 10: Vì sao cần cắt tỉa cho cây trồng?

Lời giải:

Cần cắt tỉa cho cây trồng vì: để cho cây trồng sinh trưởng và phát triển tốt hơn ta cần cắt bỏ các cành lá thừa, các cành lá mọc chen chúc, cành lá vô hiệu hóa, yếu, sâu bệnh,... giúp tập trung chất dinh dưỡng đi nuôi những phần khỏe của cây, giúp cây phát triển tốt, có lợi cho người trồng.

Luyện tập 2 trang 92 Công nghệ 10: Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

Lời giải:

Em hãy gọi tên và mô tả các biện pháp cắt tỉa cho cây trồng trong Hình 16.8

- Tỉa chồi: tỉa bỏ chồi vô hiệu ở nách lá khi mới nhú

- Tỉa quả: tỉa bỏ những quả mọc chen chúc trong chùm để đảm bảo các quả còn lại phát triển tốt, tránh tình trạng chen chúc, kém phát triển

- Tỉa lá: Tỉa những lá bị sâu, úa vàng của cây

- Tỉa cành: Tỉa bớt cành yếu để cây tập trung phát triển

- Bấm ngọn: Bấm ngọn để khống chế chiều cao của cây, kích thích phân cành

- Tỉa hoa: Tỉa những chùm hoa héo, những chùm hoa mọc ở nơi không có chất dinh dưỡng để cây tập trung nuôi những chỗ sinh trưởng tốt

Câu hỏi trang 93 Công nghệ 10: Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng gì?

Lời giải:

Phòng trừ tổng hợp sâu, bệnh hại cây trồng có tác dụng giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt.

Luyện tập trang 93 Công nghệ 10: Nêu các biện pháp trừ sâu, bệnh hại cây trồng?

Lời giải:

Các biện pháp trừ sâu, bệnh hại cây trồng:

- Biện pháp cơ giới

- Sử dụng thiên địch

- Sử dụng thuốc bảo vệ thực vật

Luyện tập 1 trang 93 Công nghệ 10: Nên thu hoạch vào lúc nào để có sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất?

Lời giải:

Để có sản phẩm đạt năng suất và chất lượng tốt nhất, cần thu hoạch khi sản phẩm có độ chín thích hợp, tránh thời điểm nắng nóng, mưa nhiều

Luyện tập 2 trang 93 Công nghệ 10: Khi thu hoạch, làm thế nào để tránh gây thương tổn cho sản phẩm?

Lời giải:

Khi thu hoạch, để tránh gây tổn thương cho sản phẩm cần sử dụng dụng cụ chứa đựng sản phẩm thích hợp và bao gói cẩn thận, loại bỏ sản phẩm hư hỏng ngay sau khi thu hoạch.

Vận dụng 1 trang 93 Công nghệ 10: Em hãy mô tả quy trình trồng trọt một loại cây phổ biến ở địa phương em.

Lời giải:

Mô tả quy trình trồng một loại cây phổ biến ở địa phương:

- Bước 1: đào hố

- Bước 2: Bón phân lót

- Bước 3: Trồng cây

- Bước 4: Tưới nước

Xem thêm các lời giải SGK Công nghệ lớp 10 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Ôn tập chủ đề 5: Phòng trừ sâu, bệnh hại cây trồng

Bài 17: Ứng dụng cơ giới hoá trồng trọt

Bài 18: Ứng dụng công nghệ cao trong thu hoạch, bảo quản và chế biến sản phẩm trồng trọt

Bài 19: Lập kế hoạch và tính toán chi phí trồng trọt 

Ôn tập chủ đề 6: Kĩ thuật trồng trọt

Đánh giá

0

0 đánh giá