Công nghệ 10 Cánh Diều Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới

624

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải sách giáo khoa Công nghệ 10 Bài 6: Ứng dụng của một số công nghệ mới sách Cánh Diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập, từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Công nghệ 10 Bài 6.

Giải SGK Công nghệ 10 Bài 6 (Cánh Diều): Ứng dụng của một số công nghệ mới

Khởi động trang 31 Công nghệ 10: Công nghệ mới là những công nghệ mang tính đột phá, có tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế trong tương lai gần. Hãy kể tên một số công nghệ mới mà em biết.

Lời giải:

Một số công nghệ mới mà em biết:

- Công nghệ vật liệu nano

- Công nghệ CAD/CAM - CNC

- Công nghệ in 3D

- Công nghệ năng lượng tái tạo

- Công nghệ internet vạn vật

- Công nghệ trí tuệ nhân tạo

- Công nghệ robot thông minh

I. Công nghệ vật liệu nano

Câu hỏi 1 trang 31 Công nghệ 10: Hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ vật liệu nano?

Lời giải:

Bản chất và ứng dụng của công nghệ vật liệu nano:

- Bản chất: nghiên cứu chế tạo ra các vật liệu có tính đặc biệt: siêu bền, siêu nhẹ hoặc có các tính chất vật lí đặc biệt để thay thế các vật liệu chế tạo truyền thống.

- Ứng dụng: ứng dụng trong một số lĩnh vực như: y học, công nghiệp điện tử, dệt may, nuôi trồng hải sản, công nghệ thông tin, năng lượng, quân sự,..

Câu hỏi 2 trang 31 Công nghệ 10: Hãy nêu tên một vật liệu nano trong đời sống

Lời giải:

Một số vật liệu nano trong đời sống:

- Sợi carbon nano: nhẹ và có độ bền cao hơn thép được sử dụng làm thân vô xe, máy bay, tàu chiến giúp giảm tải trọng, tiết kiệm được năng lượng.

- Vật liệu chất dẻo siêu mỏng: có thể phát sáng và rất nhạy cảm với áp lực. Vật liệu này được ứng dụng để chế tạo các màn hình cảm ứng.

- Vật liệu Graphene: có tính dẫn điện, cứng hơn thép và có thể kéo căng. Có thể dùng làm tấm pin Mặt Trời, có màn hình cảm ứng, đèn led, vợt tennis, quần áo chống muỗi, dùng trong thiết bị quang học giúp tăng tầm nhìn ban đêm, kính áp tròng...

- Vật liệu Aerogel: xốp, nhẹ gần bằng không khí, nhưng lại có tính chất chịu nhiệt và chịu nén cao; có thể ứng dụng làm cầu phao, sàn nổi, phao chống va chạm cho tàu biển, giàn khoan.

- Một số vật liệu khác: bê tông nhựa tự thấm nước, bê tông tự hàn các vết nứt, vật liệu mới trong suốt dùng làm pin mặt trời có thể thay thế cho kính truyền thống.

II. Công nghệ CAD/CAM-CNC

Câu hỏi trang 32 Công nghệ 10: Công nghệ CAD/CAM-CNC là gì và có những ưu điểm nào? Công nghệ CAD/CAM-CNC được ứng dụng trong những lĩnh vực nào?

Lời giải:

- Công nghệ CAD/ CAM - CNC là: một chu trình công nghệ khép kín từ thiết bị trên máy tính đến chế tạo sản phẩm trên các máy gia công tự động điều khiển số:

+ CAD: Thiết kế có sự trợ giúp của máy tính

+ CAM: sản xuất có trợ giúp của máy tính

+ CNC: điều khiển số bằng máy tính.

+ NC: điều khiển số

- Ưu điểm: Rút ngắn thời gian từ thiết kế đến chế tạo sản phẩm; đáp ứng nhanh yêu cầu của thị trường, năng suất cao; độ chính xác gia công cao, thuận lợi cho việc tự động hóa sản xuất.

- Công nghệ CAD/ CAM - CNC được ứng dụng trong: sản xuất cơ khí (chế tạo mới các chi tiết máy phức tạp, chế tạo mẫu khuôn đúc, chế tạo mẫu nhanh,..); sản xuất đồ gỗ; trong xây dựng; sản xuất ddiejn tử; trong y học và in 3D;..

III. Công nghệ in 3D

Câu hỏi 1 trang 33 Công nghệ 10: Bản chất của công nghệ in 3D là gì?

Lời giải:

Bản chất của công nghệ in 3D là: tạo ra sản phẩm bằng cách bồi đắp từng lớp một tương ứng với từng mặt cắt của sản phẩm, hoàn toàn do máy tính điều khiển tự động.

Câu hỏi 2 trang 33 Công nghệ 10: Ưu điểm của công nghệ in 3D so với các công nghệ chế tạo truyền thống khác là gì?

Lời giải:

Ưu điểm của công nghệ in 3D so với các công nghệ chế tạo truyền thống khác là: công nghệ in 3D có thể tạo ra được các sản phẩm có cấu  tạo phức tạp, có nhiều không gian rỗng bên trong giúp tiết kiệm được vật liệu và chi phí sản xuất.

Câu hỏi 3 trang 33 Công nghệ 10: Có thể ứng dụng công nghệ in 3D trong những lĩnh vực nào

Lời giải:

Có thể ứng dụng công nghệ in 3D trong những lĩnh vực: cơ khí, xây dựng, cũng như trong y học, các lĩnh vực dịch vụ,..

IV. Công nghệ năng lượng tái tạo

Câu hỏi trang 34 Công nghệ 10: Em hãy nêu bản chất và ứng dụng của công nghệ năng lượng tái tạo

Lời giải:

- Bản chất: nhiệt năng của năng lượng mặt trời được các tấm pin mặt trời biến đổi trực tiếp thành điện năng.

- Ứng dụng: Các nguồn năng lượng tái tạo đang được nghiên cứu và ứng dụng ở nhiều quốc gia tạo thành nguồn năng lượng sách, ít gây ô nhiễm môi trường.

V. Công nghệ internet vạn vật

Câu hỏi trang 34 Công nghệ 10: Hãy nêu ứng dụng của công nghệ Internet vạn vật mà em biết

Lời giải:

Ứng dụng của công nghệ Internet vạn vật: ứng dụng ở các ngành như: công nghiệp, y tế, tài chính,..

VI. Công nghệ rô bôt thông minh

Câu hỏi trang 35 Công nghệ 10: Rô bốt thông minh được ứng dụng ở đâu?

Lời giải:

Robot thông minh được ứng dụng thay thế con người trong các hệ thống sản xuất thông minh trong tiếp thị, trong các lĩnh vực dịch vụ.

Luyện tập trang 35 Công nghệ 10: Trong các công nghệ mới, theo em công nghệ nào có tầm quan trọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0? Tại sao?

Lời giải:

- Trong các công nghệ mới, theo em công nghệ điện tử có tầm quan trọng đối với cuộc cách mạng công nghiệp 4.0

- Giải thích: Vì cách mạng công nghiệp 4.0 là cách mạng về sản xuất thông minh với nền tảng là sự đột phá của công nghệ số.

Vận dụng trang 35 Công nghệ 10: Hãy chọn một trong các công nghệ mới, trình bày bản chất công nghệ, khả năng ứng dụng và các tác động của công nghệ đó đến gia đình em.

Lời giải:

- Công nghệ mới: công nghệ năng lượng tái tạo

- Bản chất: thay thế nguồn năng lượng hóa thạch mà không gây ô nhiễm.

- Khả năng ứng dụng tương đối tốt, thiết thực.

- Tác động đối với gia đình em: có tác động tích cực đối với gia đình em, giảm ô nhiễm, tiết kiệm chi phí sinh hoạt khi sử dụng năng lượng gió, năng lượng mặt trời.

Xem thêm lời giải SGK Công nghệ lớp 10 sách Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 5: Các cuộc cách mạng công nghiệp

Bài 7: Đánh giá công nghệ

Ôn tập chủ đề 2: Đổi mới công nghệ

Bài 8: Bản vẽ kĩ thuật và các tiêu chuẩn trình bày bản vẽ kĩ thuật

 Bài 9: Hình chiếu vuông góc

Đánh giá

0

0 đánh giá