SBT Lịch sử 7 Chân trời sáng tạo Bài 4: Văn hóa phục hưng

658

Toptailieu biên soạn và sưu tầm lời giải bài tập Lịch sử 7 Bài 4: Văn hóa phục hưng sách Chân trời sáng tạo hay, ngắn gọn sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi Lịch sử 7 Bài 1 từ đó học tốt môn Lịch sử 7.

Giải SBT Lịch sử 7 Bài 4 (Chân trời sáng tạo): Văn hóa phục hưng

Bài tập 1 trang 15 SBT Lịch sử 7: Với mỗi câu được phát biểu:

- Nếu đúng, hãy ghi Đ vào □

- Nếu sai, hãy viết lại câu cho đúng.

Chú ý các từ được in đậm.

1. Phong trào văn hoá Phục hưng bắt đầu vào thế kỉ XIV tại những thành phố thịnh vượng miền Bắc I-ta-li-a. □

2. Đan-tê là tác giả của các vở kịch nổi tiếng như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,... □

3. Tượng Đa-vít là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Ra-pha-en. □

4. Bức tranh La Giô-công-đơ là tác phẩm nổi tiếng của danh hoạ Mi-ken-lăng-giơ. □

5. Cô-péc-ních là người đã đưa ra thuyết “Nhật tâm” (Mặt Trời là trung tâm của Vũ Trụ), khác với nhận thức phổ biến trong xã hội đương thời. □

Lời giải:

- Phát biểu số 1: Đúng

- Phát biểu số 2: Sai

=> Sửa lại: W. Sếch-xpia là tác giả của các vở kịch nổi tiếng như Hăm-lét, Rô-mê-ô và Giu-li-ét,...

- Phát biểu số 3: Sai

=> Sửa lại: Tượng Đa-vít là một trong những tác phẩm nổi tiếng của Mi-ken-lăng-giơ.

- Phát biểu số 4: Sai

=> Sửa lại: Bức tranh La Giô-công-đơ là tác phẩm nổi tiếng của danh hoạ Lê-ô-na đơ Vanh-xi.

- Phát biểu số 5: Đúng

Bài tập 2 trang 15 SBT Lịch sử 7: Dựa vào đoạn văn dưới đây và trả lời các câu hỏi:

Đoạn văn: Sự xuất hiện, phát triển của các thành thị ở khắp châu Âu và thành quả của các cuộc phát kiến địa lí đã tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động kinh tế theo hướng tư bản chủ nghĩa phát triển. Vào thế kỉ XIV, các thị quốc tự do ở vùng phía Bắc của I-ta-li-a như Phi-ren-xê (Florence), Vơ-ni-dơ (Venice), Giê-noa (Genoa), Mi-la-nô (Milano),... xuất hiện ngày càng nhiều và trở nên giàu có. Sự giàu có do thương mại mang lại đã tạo điều kiện để các thương nhân có nhiều thời gian để suy tư, tìm hiểu, sáng tạo và thưởng thức nghệ thuật. Họ sẵn sàng trở thành những nhà bảo trợ hào phóng cho các học giả và nghệ sĩ, chẳng hạn như Lo-ren-xơ đờ Mê-đi-xi (Lorenzo de Medici) (1449-1492). Vào những năm 1930, tại Phi-ren-xê, phong trào Văn hoá Phục hưng bắt đầu. Phục hưng (Renaissance) có nghĩa là “hồi sinh”. Đó là “hồi sinh” nền văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục giá trị xa xưa, các nhà văn hoá Phục hưng còn muốn phát huy những giá trị của văn hoá nhân loại đã bị Giáo hội Thiên Chúa giáo và xã hội phong kiến vùi lấp đi.

Câu 1 trang 16 SBT Lịch Sử 7: Theo đoạn văn, các điều kiện dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng là gì?

Lời giải:

Các điều kiện dẫn đến sự ra đời của phong trào Văn hoá Phục hưng:

- Sự phát triển thịnh vượng về kinh tế

- Sự xuất hiện của lực lượng xã hội mới (tầng lớp thương nhân) đã đặt ra những nhu cầu mới về: thưởng thức văn hóa, nhu cầu về địa vị chính trị - xã hội tương ứng với vị thế kinh tế…

Câu 2 trang 16 SBT Lịch Sử 7: Phục hưng có nghĩa là gì?

Lời giải:

“Phục hưng” có nghĩa là “hồi sinh”.

Câu 3 trang 16 SBT Lịch Sử 7: Mối quan tâm chính của các nhà văn hoá thời Phục hưng là gì?

Lời giải: 

Mối quan tâm chính của các nhà văn hoá thời Phục hưng là: đả phá các tư tưởng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội, xây dựng một hệ tư tưởng mới, nền văn hóa mới

Câu 4 trang 16 SBT Lịch Sử 7: Hãy xác định 3 từ quan trọng nhất của đoạn văn. Giải thích lí do em chọn 3 từ đó.

Lời giải:

- 3 từ quan trọng nhất trong đoạn văn là: Thương nhân; Phi-ren-xê, Phục hưng

- Giải thích:

+ Thương nhân – là lực lượng mới xuất hiện trong xã hội Tây Âu. Tầng lớp thương nhân có thế lực lớn về kinh tế nhưng chưa có địa vị chính trị - xã hội tương xứng, do vậy, họ đã ủng hộ và bảo trợ cho những tư tưởng mới.

+ Phi-ren-xê là thành phố giàu có thuộc miền Bắc Italia – đây là nơi khởi đầu của Phong trào Văn hóa Phục hưng.

+ Phục hưng có nghĩa là “hồi sinh”, các nhà văn hóa Phục hưng muốn: khôi phục những tinh hoa của văn hóa Hy Lạp, La Mã để giải phóng con người, đả phá các tư tưởng lỗi thời của phong kiến và Giáo hội.

Bài tập 3 trang 17 SBT Lịch sử 7: Nối các dữ liệu ở cột bên trái với dữ liệu ở cột bên phải cho phù hợp

 (ảnh 1)

Lời giải:

Nối:

1 - D

2 - A

3 - E

4 - B

5 - C

Bài tập 4 trang 17 SBT Lịch sử 7: Xem bức tranh La Giô-công-đơ của danh hoạ Lê-ô-na đờ Vanh-xi và nêu cảm nhận về vẻ đẹp của nàng Mô-na Li-da (Mona Lisa) trong bức tranh (chú ý: đôi mắt và nụ cười của nàng Mô-na Li-da).

Lời giải:

(*) Cảm nhận:

- Nhân vật nàng Mô-na Li-da luôn có cái nhìn tươi tắn đầy gợi cảm.

- Vẻ đẹp dịu dàng, đằm thắm, đầy nữ tính với cái nhìn tinh tế, nụ cười bí ẩn của Mô-na Li-da khiến cho trái tim của người xem như loạn nhịp, ngỡ ngàng và say mê.

Bài tập 5 trang 18 SBT Lịch sử 7: Một nhà sử học đã nhận xét rằng: Thời kì Phục hưng đã tạo ra nhiều mới mẻ từ những điều đã cũ”.

Hãy cho biết:

Câu 1 trang 18 SBT Lịch Sử 7: “Những điều mới mẻ” là những điều gì?

Lời giải:

“Những điều mới mẻ” là: những thành tựu được sáng tạo ra (dựa trên nền tảng tinh hoa của văn minh Hy Lạp – La Mã).

Câu 2 trang 18 SBT Lịch Sử 7: “Những điều đã cũ” là những điều gì?

Lời giải:

“Những điều đã cũ” là tinh hoa của văn minh Hy Lạp – La Mã.

Câu 3 trang 18 SBT Lịch Sử 7: Em có đồng ý với nhận xét của nhà sử học không? Vì sao?

Lời giải:

Em đồng ý với quan điểm trên, vì: các nhà văn hóa Phục hưng đã “hồi sinh” nền văn hoá xán lạn của các quốc gia cổ đại Hy Lạp, La Mã. Không chỉ dừng lại ở việc khôi phục giá trị xa xưa, các nhà văn hoá Phục hưng còn phát huy những giá trị của văn hoá nhân loại đã bị Giáo hội Thiên Chúa giáo và xã hội phong kiến vùi lấp đi.

Câu 4 trang 18 SBT Lịch Sử 7: Nhận xét của em về thời kì Văn hoá Phục hưng.

Lời giải:

Nhận xét: Phong trào văn hóa Phục hưng là cuộc đấu tranh công khai đầu tiên trên lĩnh vực văn hóa, tư tưởng của giai cấp tư sản chống lại chế độ phong kiến lỗi thời, mở đường cho văn hóa Tây Âu phát triển trong những thế kỉ sau.

Xem thêm các bài giải SBT Lịch Sử lớp 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Bài 3: Sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu trung đại

Bài 5: Phong trào cải cách tôn giáo

Bài 6: Khái lược tiến trình lịch sử Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 7: Các thành tựu văn hóa chủ yếu của Trung Quốc từ thế kỉ VII đến giữa thế kỉ XIX

Bài 8: Vương triều Gúp-ta

Đánh giá

0

0 đánh giá