KTPL 10 Cánh diều Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

1 K

Toptailieu biên soạn và giới thiệu giải sách Kinh tế Pháp luật 10 trang 71,72,73,74,75,76,77,78,79 Bài 12: Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam sách Cánh diều hay nhất, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12.

Sách giáo khoa Kinh tế Pháp luật 10 Bài 12 (Cánh diều): Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

Mở đầu trang 71 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy chia sẻ hiểu biết của mình về bộ máy Nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

Lời giải:

- Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam bao gồm các cơ quan: Quốc hội, Chủ tịch nước, Chính phủ, Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân; chính quyền địa phương; hội đồng bầu cử quốc gia và kiểm toán nhà nước…

1. Giới thiệu bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Câu hỏi trang 71 Kinh tế và Pháp luật 10: Dựa vào thông tin, em hãy vẽ sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Lời giải:

    (*) Sơ đồ tham khảo

     (ảnh 1)

    Sơ đồ bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Câu hỏi trang 72 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Em hãy cho biết những đặc điểm nào của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2?

    b) Từ thông tin 3, em hãy chỉ ra những nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước.

    Lời giải:

    Yêu cầu a) Đặc điểm của bộ máy nhà nước được thể hiện trong thông tin 1 và 2 là:

    - Tất cả quyền lực nhà nước thuộc về nhân dân.

    - Nhân dân thực hiện quyền lực nhà nước bằng dân chủ trực tiếp.

    - Cơ quan nhà nước, cán bộ công nhân viên phải tôn trọng, lắng nghe ý kiến và chịu sự giám sát của nhân dân.

    - Quyền lực nhà nước mang tính thống nhất.

    Yêu cầu b)

    - Nguyên tắc tổ chức và hoạt động của bộ máy nhà nước qua thông tin 3 là:

    + Nguyên tắc pháp quyền xã hội chủ nghĩa của dân, do dân, vì dân.

    + Nguyên tắc tập trung dân chủ, hoạt động theo Hiến pháp và pháp luật.

    + Nguyên tắc Đảng Cộng sản Việt Nam lãnh đạo nhà nước và xã hội.

  • 2. Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Câu hỏi trang 73 Kinh tế và Pháp luật 10: 1. Em hãy cho biết Quốc hội được thành lập như thế nào và có vị trí gì trong bộ máy nhà nước?

    2. Từ thông tin trên, em hãy nêu chức năng của Quốc hội.

    Lời giải:

    Yêu cầu 1. Quốc hội là cơ quan đại biểu cao nhất của Nhân dân, là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    Yêu cầu 2. Chức năng của Quốc hội:

    - Thực hiện quyền lập hiến, lập pháp.

    - Quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước.

    - Giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  • Câu hỏi trang 74 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Em hãy nêu và vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội.

    b) Hoạt động của Quốc hội diễn ra như thế nào?

    Lời giải:

    Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Quốc hội: (ảnh 1)

    Yêu cầu b)

    - Quốc hội thành lập các cơ quan chuyên môn để thực hiện các chức năng của mình.

    - Họp công khai định kì mỗi năm 2 lần để làm Hiến pháp và sửa đổi Hiến pháp, làm luật và sửa đổi luật, quyết định các vấn đề quan trọng của đất nước, giám sát tối cao đối với hoạt động của Nhà nước.

  • 3. Chủ tịch nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Câu hỏi trang 75 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Chủ tịch nước có vị trí như thế nào trong bộ máy nhà nước?

    b) Em hãy nêu một số nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước.

    Lời giải:

    Yêu cầu a) Chủ tịch nước là người đứng đầu Nhà nước, thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam về đối nội và đối ngoại, thống lĩnh lực lượng vũ trang nhân dân.

    Yêu cầu b) Một vài nhiệm vụ và quyền hạn của Chủ tịch nước:

    - Công bố Hiến pháp, pháp lệnh.

    - Đề nghị Quốc hội bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch nước, Thủ tướng Chính phủ, Chánh án Tòa án nhân dân tối cao, Viện trưởng Viện Kiểm sát nhân dân tối cao.

    - Quyết định tặng thưởng huân huy chương, các giải thưởng nhà nước.

    - Quyết định phong, thăng, giáng, tước quân hàm cấp tướng, chuẩn đo đốc, phó đô đốc, đô đốc hải quân,…

  • 4. Chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam

  • Câu hỏi trang 76 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Em hãy cho biết vị trí và chức năng của Chính phủ trong bộ máy Nhà nước.

    b) Theo em, những cơ quan nào có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ?

    Lời giải:

    Yêu cầu a)

    - Chính phủ là cơ quan hành chính cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam, là cơ quan chấp hành của Quốc hội.

    - Chính phủ có chức năng thực hiện quyền hành pháp.

    Yêu cầu b) Những cơ quan có quyền giám sát các hoạt động của Chính phủ là Quốc hội, Ủy ban thường vụ Quốc hội và Chủ tịch nước.

  • Câu hỏi trang 76 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Vẽ sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ.

    b) Nêu những ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ.

    Lời giải:

    Yêu cầu a) Sơ đồ cơ cấu tổ chức của Chính phủ:

     

     (ảnh 1)

    Yêu cầu b) Ví dụ cụ thể về hoạt động của Chính phủ

    - Ngày 15/2/2022, Bộ trưởng Bộ Kế hoạch đầu tư vừa kí quyết định thành lập Tổ công tắc triển khai Nghị quyết số 02/NQ-CP của Chính phủ về những nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu cải thiện môi trường kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh quốc gia, do Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông làm tổ trưởng.

    - Sáng ngày 15/2, tại Trụ sở Chính phủ, Phó Thủ tướng Vũ Đức Đam chủ trì cuộc họp bàn phương án mở cửa lạo hoạt động du lịch trong bối cảnh thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch COVID-19, gắn với từng bước phục hồi kinh tế - xã hội.

  • 5. Tòa án nhân dân và Viện kiểm sát nhân dân

  • Câu hỏi trang 77 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Tòa án nhân dân trong bộ máy nhà nước.

    b) Theo em, tổ chức Tòa án nhân dân bao gồm những cấp nào?

    Lời giải:

    Yêu cầu a)

    - Tòa án nhân dân là cơ quan xét xử của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

    - Tòa án nhân dân thực hiện quyền tư pháp.

    Yêu cầu b) Tòa án nhân dân bao gồm Tòa án nhân dân tối cao và các Tòa án khác do luật định.

  • Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Em hãy nêu vị trí và chức năng của Viện Kiểm sát nhân dân trong bộ máy nhà nước.

    b) Phân biệt chức năng của Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân.

    Lời giải:

    Yêu cầu a) Viện Kiểm sát nhân dân là cơ quan thực hành quyền công tố, kiểm sát hoạt động tư pháp của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

     

    Yêu cầu b)

    - Tòa án nhân là cơ quan xét xử, thực hiện quyền tư pháp.

    - Viện Kiểm sát nhân dân thực hành quyền công tố, kiểm sát các hoát động tư pháp.

  • 6. Phê phán, đấu tranh với những hành vi chống phá nhà nước

    • Câu hỏi trang 78 Kinh tế và Pháp luật 10: a) Em có nhận xét gì về hành vi của các đối tượng trên?

      b) Nếu em là bạn hoặc người thân của những trường hợp trong thông tin trên, em sẽ hành động như thế nào?

      Lời giải:

      Yêu cầu a) Các đối tượng trên đã có những hành vi sai trái, tuyên truyền những thông tin chống phá nhà nước, những thông tin sai sự thật về chính phủ nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

      Yêu cầu b) Nếu là người thân hoặc bạn của những trường hợp đó, em sẽ khuyên họ nên biết chọn lọc thông tin, phân biệt thông tin đúng sai, tìm hiểu rõ ràng trước khi đăng tải mọi thứ lên mạng xã hội, đặc biệt là những thông tin liên quan đến nhà nước.

    • Luyện tập

    • Luyện tập 1 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng ý hay không đồng ý với phát biểu nào dưới đây? Vì sao?

      A. Bộ máy nhà nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mang tính nhân dân sâu sắc.

      B. Tập trung dân chủ là nguyên tắc hoạt động của Hệ thống chính trị Việt Nam, không phải của Nhà nước.

      C. Quốc hội là cơ quan quyền lực nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

      D. Chủ tịch nước là người đứng đầu Quốc hội, thay mặt Quốc hội công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

       

      E. Chính phủ là cơ quan hành chính nhà nước cao nhất của nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam.

      Lời giải:

      - Ý kiến A. Đồng ý.

      - Ý kiến B. Không đồng ý vì tập trung dân chủ là nguyên tắc của Bộ máy nhà nước.

      - Ý kiến C. Đồng ý

      - Ý kiến D. Không đồng ý vì Chủ tịch nước thay mặt nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam công bố Hiến pháp, luật, pháp lệnh.

      - Ý kiến E. Đồng ý.

    • Luyện tập 2 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Theo em, ý kiến nào dưới đây là đúng? Vì sao?

      A. Bạn M cho rằng ngoài Tòa án nhân dân tối cao thì còn có các Tòa án khác.

      B. Bạn K nói với mọi người Tòa án chỉ xét xử các vụ án hình sự nghiêm trọng.

      C. Bạn N khẳng định bảo vệ pháp luật là nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân.

      D. Bạn G chia sẻ rằng kiểm sát hoạt động tư pháp là nhiệm vụ của Tòa án.

      Lời giải:

      - Ý kiến đúng là C vì nhiệm vụ của Viện Kiểm sát nhân dân là bảo vệ pháp luật, bảo vệ quyền con người, quyền công dân,… (phần ghi nhớ trang 78 SGK GDCD 10 - Cánh diều).

    • Luyện tập 3 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy giúp bạn T giải đáp thắc mắc về mối quan hệ giữa Tòa án nhân dân và Viện Kiểm sát nhân dân trong hoạt động tư pháp.

      Lời giải:

      - Với vị trí, chức năng rất quan trọng trong bộ máy Nhà nước ta, Viện kiểm sát nhân dân và Toà án nhân dân có trách nhiệm phối hợp với nhau để giải quyết vụ án hình sự đúng đắn, khách quan theo luật định nhằm bảo vệ chế độ Nhà nước, bảo vệ nhân dân và tăng cường pháp chế xã hội chủ nghĩa.

      - Mối quan hệ phối hợp đó cơ bản là quan hệ giữa chức năng xét xử và chức năng buộc tội. Bản thân hai chức năng này có quan hệ biện chứng, hữu cơ với nhau. Không thể xét xử nếu không có sự buộc tội, hay nói cách khác, ở đâu có buộc tội, thì ở đó phát sinh hoạt động xét xử và bào chữa. Nếu Viện kiểm sát làm tốt chức năng buộc tội thì sẽ hỗ trợ đắc lực cho chức năng xét xử của Tòa án và ngược lại. Ngay từ khi thu thập chứng cứ, đánh giá chứng cứ nhằm xác định tội trạng và khung hình phạt truy tố, cũng như thủ tục tố tụng được tiến hành chặt chẽ đặt nền móng cho Toà án thực hiện hiệu quả hoạt động tố tụng. Tại phiên toà, nếu kiểm sát viên làm tốt vai trò công tố nhà nước thì tạo điều kiện thuận lợi cho hoạt động xét xử. Ngược lại Toà án thực hiện chức năng xét xử đúng đắn tạo điều kiện thuận lợi cho Viện kiểm sát thực hành quyền công tố nhà nước và kiểm sát hoạt động tư pháp.

    • Luyện tập 4 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xử lí tình huống sau:

      a) Bạn A chứng kiến người hàng xóm cạnh nhà vì ghen ghét, đố kị mà thường xuyên đặt điều, nói xấu cán bộ địa phương. Theo em, bạn A nên ứng xử như thế nào để thể hiện trách nhiệm của mình trong việc góp phần xây dựng và bảo vệ bộ máy nhà nước.

      b) Nếu ở nơi em sinh sống, phát hiện thấy kẻ xấu phát tờ rơi tuyên truyền nói xấu Đảng, Nhà nước, chính quyền địa phương, em sẽ xử lí như thế nào để thực hiện trách nhiệm công dân trong việc bảo vệ nhà nước mà vẫn an toàn cho bản thân?

      Lời giải:

      - Xử lí tình huống a) Bạn A nên nói chuyện đó với bố mẹ hoặc người lớn để họ báo cáo lên chính quyền địa phương, xác thực lại thông tin mà người hàng xóm đó nói để có cách xử phạt hợp lý nhất.

      - Xử lí tình huống b) Em sẽ chụp ảnh lại những hành động của kẻ đó rồi đưa cho bố mẹ hoặc người lớn xem để họ giúp em báo cáo, giải trình lại cho chính quyền địa phương.

    • Vận dụng

      • Vận dụng 1 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy xây dựng bộ tư liệu (video hoặc hình ảnh) giới thiệu về Quốc hội hoặc Chính phủ Việt Nam (lịch sử hình thành và phát triển).

        Lời giải:

        - Sơ lược lịch sử hình thành và phát triển của Quốc hội nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam:

        - Với bề dày lịch sử mấy nghìn năm, với tinh thần cần cù, sáng tạo trong lao động, anh dũng trong chiến đấu để dựng nước và giữ nước, nhân dân Việt Nam đã hun đúc nên truyền thống đoàn kết, nhân nghĩa, kiên cường, bất khuất của dân tộc và xây dựng nền văn hiến Việt Nam.

        - Trong cao trào đấu tranh giải phóng, dưới sự lãnh đạo của Ðảng cộng sản Việt Nam do Chủ tịch Hồ Chí Minh đứng đầu, ngày 16/8/1945 "Ðại hội đại biểu quốc dân", đã được triệu tập tại Tân Trào (Tuyên Quang). Ðại hội đã thay mặt toàn dân nhất trí tán thành chủ trương Tổng khởi nghĩa của Ðảng Cộng sản Ðông dương, thông qua 10 chính sách lớn của Mặt trận Việt Minh (cụ thể hoá đường lối đối nội và đối ngoại của Ðảng ngay sau khi giành được chính quyền), cử ra Uỷ ban Dân tộc giải phóng (tức Chính phủ lâm thời) lãnh đạo toàn dân giành chính quyền và xây dựng chế độ mới. Quốc dân Ðại hội Tân Trào chẳng những góp phần quan trọng tạo nên thắng lợi của Cách mạng tháng 8/1945 mà Nghị quyết của Quốc dân Ðại hội Tân Trào còn tạo ra những cơ sở cho sự hình thành và ra đời của một thể chế Nhà nước mới, đặt nền móng cho cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và xây dựng Hiến pháp đầu tiên của Việt Nam (1946), hình thành Nhà nước dân chủ nhân dân đầu tiên ở Ðông Nam Á .

        - Ngày 2/9/1945, Chủ tịch Hồ Chí Minh thay mặt Chính phủ lâm thời đọc bản Tuyên ngôn độc lập, khai sinh nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

         (ảnh 1)

        Hình ảnh Chủ tịch Hồ Chí Minh đọc bản Tuyên ngôn độc lập

        tại quảng trường Ba Đình, Hà Nội

        - Ngày 8/9/1945, Chủ tịch Chính phủ lâm thời nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà ra Sắc lệnh số 14/SL về cuộc Tổng tuyển cử bầu Quốc hội và những sắc lệnh khác để xúc tiến việc chuẩn bị cho cuộc Tổng tuyển cử và dự thảo Hiến pháp.

        Ngày 6/1/1946 cuộc Tổng tuyển cử lần đầu tiên trong cả nước. Tất cả công dân Việt Nam từ 18 tuổi trở lên không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, dân tộc, tôn giáo, chính kiến... đã tham gia cuộc Tổng tuyển cử, tự do lựa chọn người đại diện cho mình vào Quốc hội.

         (ảnh 3)

        Ngày 2/3/1946, tại Nhà hát lớn Hà Nội đã diễn ra phiên khai mạc Quốc hội khóa I, Kỳ họp thứ nhất, đánh dấu sự ra đời của Quốc hội Việt Nam

        - Ngày 9/11/1946 Quốc hội đã biểu quyết thông qua bản Hiến pháp đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà.

        - Từ khi ra đời đến nay, với tư cách là cơ quan quyền lực Nhà nước cao nhất, Quốc hội Việt Nam đã đóng góp tích cực vào sự nghiệp phát triển chung của dân tộc.

        - Do hoàn cảnh đặc thù của đất nước, trong nhiều thập kỷ, đặc biệt là 30 năm đầu (1946 - 1975) cùng với việc xây dựng chế độ dân chủ của Nhà nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà, Quốc hội đã cùng với Chính phủ đề ra các chủ trương, chính sách, tổ chức và động viên toàn dân "kháng chiến, kiến quốc" giành thắng lợi trong hai cuộc chiến tranh giải phóng dân tộc và thống nhất Tổ quốc. Chế độ dân chủ mới đã được củng cố và ngày càng hoàn thiện.

        - Trên nền tảng tư tưởng cốt lõi của Hiến pháp năm 1946: "Tất cả quyền lực trong nước Việt Nam Dân chủ Cộng hoà đều thuộc về nhân dân. Nhân dân sử dụng quyền lực của mình thông qua Quốc hội và Hội đồng nhân dân các cấp do nhân dân bầu ra và chịu trách nhiệm trước nhân dân", Quốc hội đã thông qua các Hiến pháp năm 1959, Hiến pháp năm 1980 và Hiến pháp năm 1992 kế thừa và hoàn thiện Nhà nước do dân, vì dân phù hợp với yêu cầu, nhiệm vụ của đất nước. Nhiều đạo luật quan trọng đã được Quốc hội ban hành nhằm thể chế hoá quyền làm chủ của nhân dân và thực hiện quản lý xã hội theo Hiến pháp và pháp luật. Quốc hội đã đề ra các chủ trương, chính sách lớn có liên quan đến quốc kế dân sinh, quyết định về ngân sách quốc gia, về phát triển kinh tế - xã hội, văn hoá, giáo dục, về chính sách dân tộc, về an ninh quốc phòng, về chính sách đối ngoại. Quốc hội cũng đã thực hiện quyền giám sát tối cao trong quá trình thực thi Hiến pháp và luật, kiểm tra sự chỉ đạo điều hành của bộ máy Nhà nước trên các lĩnh vực đời sống xã hội.

         (ảnh 4)

        Một phiên họp Kì họp thứ nhất của Quốc hội khóa XV (nhiệm kỳ 2021-2026)

      • Vận dụng 2 trang 79 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy viết bài thuyết trình tuyên truyền về bầu cử đại biểu Quốc hội.

        Lời giải:

        * Lưu ý: Học sinh trình bày quan điểm cá nhân. Bài làm trên chỉ mang tính tham khảo Bài tuyên truyền về cuộc bầu cử Đại biểu Quốc hội khóa XV và Đại biểu Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kì 2021-2026

        - Cuộc bầu cử đại biểu Quốc hội khóa XV và bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân (HĐND) các cấp nhiệm kỳ 2016-2021 sẽ diễn ra vào Chủ nhật, ngày 23/5/2021 là sự kiện chính trị quan trọng của đất nước và của từng địa phương, được tổ chức vào thời điểm Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng kết thúc thắng lợi. Toàn Đảng, toàn quân, toàn dân ta đang ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của đất nước ngày càng bền vững. Công cuộc đổi mới ở nước ta sau 35 năm đã đạt được những thành tựu to lớn, có ý nghĩa lịch sử trên mọi lĩnh vực đời sống, xã hội “đất nước chưa bao giờ có được cơ đồ, tiềm lực, vị thế và uy tín như ngày ngày nay”.

        - Tuy nhiên, đây cũng là thời điểm cả nước đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức, nhất là ảnh hưởng nặng nề của đại dịch Covid-19. Tình hình thế giới và khu vực tiếp tục diễn biến phức tạp, khó lường, cạnh tranh chiến lược giữa các nước lớn, chiến tranh thương mại, công nghệ, tranh chấp chủ quyền lãnh thổ diễn ra gay gắt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ, nhân tố bất ổn mới. Các thế lực thù địch vẫn tiếp tục tìm mọi cách chống phá sự nghiệp cách mạng của Đảng và Nhân dân ta. Tình hình đó đòi hỏi toàn Đảng, toàn dân và toàn quân ta phải ra sức phấn đấu, đoàn kết thống nhất, chung sức đồng lòng, tận dụng mọi thời cơ, thuận lợi, vượt qua khó khăn, thách thức, tiếp tục đưa đất nước phát triển nhanh và bền vững.

         

        - Nối tiếp thành công Đại hội Đảng các cấp, việc tổ chức tốt cuộc bầu cử lần này là dịp để Nhân dân phát huy quyền dân chủ, trực tiếp lựa chọn, giới thiệu và bầu ra những người tiêu biểu về đức, tài, xứng đáng đại diện cho ý chí, nguyện vọng và quyền làm chủ của Nhân dân trong Quốc hội và HĐND.

        - Về nguyên tắc bầu cử, việc bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND các cấp được tiến hành theo nguyên tắc phổ thông, bình đẳng, trực tiếp và bỏ phiếu kín.

        Về độ tuổi bầu cử và tuổi ứng cử:

        + Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp theo quy định của Luật bầu cử đại biểu Quốc hội và đại biểu HĐND.

        + Tính đến ngày bầu cử được công bố, công dân nước Cộng hòa XHCN Việt Nam đủ mười tám tuổi trở lên có quyền bầu cử và đủ hai mươi mốt tuổi trở lên có quyền ứng cử vào Quốc hội, HĐND các cấp.

        - Người ứng cử đại biểu Quốc hội phải bảo đảm các tiêu chuẩn của đại biểu Quốc hội theo quy định của Luật Tổ chức Quốc hội, cụ thể: Trung thành với Tổ quốc, Nhân dân và Hiến pháp, phấn đấu thực hiện công cuộc đổi mới, vì mục tiêu dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh. Có phẩm chất đạo đức tốt, cần, kiệm, liêm, chính, chí công vô tư, gương mẫu chấp hành pháp luật; có bản lĩnh chính trị vững vàng, kiên quyết đấu tranh chống tham nhũng, lãng phí, mọi biểu hiện quan liêu, hách dịch, cửa quyền và các hành vi vi phạm pháp luật khác. Có trình độ văn hóa, chuyên môn, có đủ năng lực, sức khỏe, kinh nghiệm công tác và uy tín để thực hiện nhiệm vụ đại biểu Quốc hội. Liên hệ chặt chẽ với Nhân dân, lắng nghe ý kiến, nguyện vọng của Nhân dân, được Nhân dân tín nhiệm. Có điều kiện tham gia các hoạt động của Quốc hội.

        - Người ứng cử đại biểu Quốc hội đang công tác tại cơ quan Nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị-xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập, doanh nghiệp nhà nước ngoài đảm bảo các tiêu chuẩn chung còn phải là cán bộ, công chức, viên chức, người lao động tiêu biểu, xuất sắc; có quan điểm, lập trường chính trị vững vàng; có năng lực phân tích, hoạch định chính sách, xây dựng pháp luật, có chuyên môn, kinh nghiệm thực tiễn phù hợp với vị trí dự kiến; thể hiện trách nhiệm nêu gương của cán bộ, đảng viên, không vi phạm quy định về những điều đảng viên, cán bộ, công chức, viên chức không được làm. Không giới thiệu và đưa vào danh sách ứng cử người có biểu hiện cơ hội chính trị, tham vọng quyền lực; có tư tưởng cục bộ, bảo thủ, trì trệ; đang bị thanh tra, kiểm tra dấu hiệu vi phạm; người đứng đầu các cơ quan, tổ chức, đơn vị để xảy ra vụ, việc tham nhũng, lãng phí, mất đoàn kết; những người vi phạm Quy định số 126-QĐ/TW ngày 28/02/2018 của Bộ Chính trị hoặc có vấn đề về chính trị chưa được kết luận. Kiên quyết không để lọt những người không xứng đáng, những người chạy chức, chạy quyền tham gia Quốc hội.

         (ảnh 1)

      • Xem thêm lời giải SGK Kinh tế Pháp luật 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:
      • Bài 11: H thng chính tr nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam
      • Bài 13: Chính quyn địa phương

        Bài 14: Hiến pháp nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam

        Bài 15: Hiến pháp nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam v chế độ chính tr

        Bài 16: Hiến pháp nước Cng hòa xã hi ch nghĩa Vit Nam v quyn con người, quyn và nghĩa v cơ bn ca công dân

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá