Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải sách giáo khoa Công nghệ 7 Bài 9: Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi sách Cánh Diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập, từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Bài 9.
Giải SGK Công nghệ 7 Bài 9 (Cánh Diều): Nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi
Trả lời:
- Gia đình em nuôi chó, gà, vịt.
- Những công việc trong chăm sóc và nuôi dưỡng vật nuôi đó:
+ Cung cấp thức ăn, chất dinh dưỡng cho vật nuôi
+ Vệ sinh chuồng trại
+ Tắm cho vật nuôi
+ Tiêm phòng văc-xin cho vật nuôi,...
(a) khả năng sinh sản; (b) sức đề kháng; (c) nhiều; (d) sản phẩm; (e) chất lượng đàn con tốt; (g) khỏe mạnh.
Trả lời:
Chọn từ hoặc cụm từ thích hợp:
+ (1) - (g) khỏe mạnh
+ (2) - (b). sức đề kháng
+ (3) - (d) sản phẩm
+ (4) - ( a) khả năng sinh sản
+ (5) - (c) nhiều
+ (6) - (e) chất lượng đàn con tốt
Câu hỏi trang 48 Công nghệ lớp 7: Em hãy cho biết vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.
Trả lời:
Vai trò của việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:
+ Vật nuôi khỏe mạnh được nuôi dưỡng và chăm sóc tốt sẽ phát triển, tăng khối lượng, kích thước cơ thể và có sức khỏe, sức đề kháng tốt chống lại bệnh tật.
+ Vật nuôi sinh trưởng và phát triển tốt, tạo ra sản phẩm chất lượng cao.
+ Vật nuôi sinh sản có khả năng sinh sản tốt cho ra số lượng con nhiều và chất lượng đàn con tốt.
Trả lời:
Những công việc nuôi dưỡng và chăm sóc phù hợp cho gia súc, gia cầm non:
Trả lời:
+ Hình 9.2a: Cho vật non tập ăn sớm với các loại thức ăn đủ chất dinh dưỡng.
+ Hình 9.2b: Tiêm vaccine phòng bệnh.
+ Hình 9.2c: Vệ sinh nơi ở, chuồng nuôi cho các vật nuôi.
+ Hình 9.2d: Cho vật nuôi vận động, tắm nắng.
+ Hình 9.2e: Cho vật nuôi bú sữa đầu.
+ Hình 9.2g: Sưởi ấm cho vật nuôi non.
Trả lời:
Những lợi ích của từng công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi non:
+ Cho bú sữa đầu có đủ chất dinh dưỡng, nhiều kháng thể giúp cho cơ thể vật nuôi non chống lại bệnh tật.
+ Tập cho ăn sớm để cung cấp dinh dưỡng cho vật nuôi non và giúp hệ tiêu hoá phát triển hoàn thiện.
+ Sưởi ấm để tránh nhiễm lạnh làm phát sinh các bệnh về hô hấp, tiêu hoá cho vật nuôi non.
+ Cho vật nuôi non vận động, tiếp xúc nhiều với nắng sớm để cơ thể khoẻ mạnh và trao đổi chất tốt.
+ Giữ vệ sinh chuồng sạch sẽ, khô ráo, cho uống hoặc tiêm vaccine phòng bệnh đầy đủ;
+ Thường xuyên theo dõi để phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li vật nuôi non nhiễm bệnh để tránh lây lan.
Trả lời:
Lợi ích của từng công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi đực giống trong Hình 9.3
+ Cho vật nuôi đực giống vận động hằng ngày để cơ thể săn chắc, nhanh nhẹn, trao đổi chất tốt.
+ Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh: để vật nuôi đực có sức khỏe tốt, giữ chuồng nuôi sạch sẽ, tránh mầm bệnh.
+ Kiểm tra định kì thể trọng và tinh dịch của vật nuôi đực giống: Thường xuyên theo dõi để phát hiện bệnh kịp thời. Nhanh chóng cách li và điều trị các vật nuôi đực giống nhiễm bệnh.
+ Cho ăn lượng thức ăn phù hợp và đủ chất dinh dưỡng: năng lượng, protein, chất khoáng, vitamin giúp vật nuôi đực giống phát triển, có cơ thể khỏe mạnh và thể trạng tốt.
Trả lời:
Những công việc nuôi dưỡng, chăm sóc gia súc cái sinh sản thích hợp cho từng giai đoạn trong Bảng 9.2
Trả lời:
* Những công việc đã làm tốt, chưa tốt trong hoạt động chăn nuôi tại địa phương em:
- Công việc đã làm tốt:
+ Tiêm phòng đầy đủ cho vật nuôi
+ Chuồng trại thông thoáng, khô sạch về mùa hè và ấm áp về mùa đông
+ Cho ăn đủ chất dinh dưỡng
- Công việc chưa làm tốt:
+ Chưa cho vật nuôi tắm chải thường xuyên
+ Chưa chú ý đến việc cho vật nuôi vận động thường xuyên
* Biện pháp khắc phục:
- Cần cho vật nuôi vận động thường xuyên
- Quan tâm đến tắm chải cho vật nuôi
Trả lời:
Những công việc nuôi dưỡng và chăm sóc một loại vật nuôi phổ biến: vật nuôi lợn đực giống
* Nuôi dưỡng:
- Cho ăn lượng thức ăn phù hợp và đủ chất dinh dưỡng.
* Chăm sóc:
- Cho vật nuôi vận động
- Tiêm vaccine và vệ sinh phòng bệnh
- Kiểm tra thể trọng và tinh dịch
Câu hỏi 1 trang 51 Công nghệ lớp 7: Chuồng nuôi như thế nào là thích hợp cho nuôi gà thịt thả vườn?
Trả lời:
Chuồng nuôi thích hợp cho gà thịt thả vườn là:
- Chuồng nuôi kiểu thông thoáng tự nhiên, đảm bảo thoáng mát vào mùa hè và ấm áp vào mùa đông; nền chuồng có thể sử dụng lớp đệm lót (trấu, dăm bào sạch, …); có hệ thống đèn điện sưởi.
- Vườn thả dạng phẳng hoặc vườn đồi dốc, có cây bóng mát và cỏ xanh, có hố tắm cát và mảng sỏi, có tường rào bao quanh.
Câu hỏi 2 trang 51 Công nghệ lớp 7: Giống gà nào là thích hợp để nuôi thả vườn?
Trả lời:
Giống gà thích hợp để nuôi thả vườn là:
- Chọn các giống gà lấy thịt có chất lượng tốt và được ưa chuộng như gà ta (Mía, Đông Tảo, Ri, …) hoặc gà lai ta.
- Con giống 01 ngày tuổi đảm bảo khỏe mạnh.
Trả lời:
Các công việc nuôi dưỡng và chăm sóc gà thịt thả vườn:
* Nuôi dưỡng:
+ Thức ăn: sử dụng ngô, thóc, cám gạo, cám ngô, …; thức ăn công nghiệp; và thức ăn tự nhiên trong vườn.
+ Cho ăn phù hợp với từng giai đoạn tuổi:
- Giai đoạn từ 1 đến 21 ngày tuổi: sử dụng thức ăn công nghiệp hoặc gạo tấm, bột ngô, rải mỏng thức ăn, cho ăn nhiều lần trong ngày.
- Giai đoạn từ 21 đến 42 ngày tuổi: sử dụng thức ăn công nghiệp và phối trộn thêm thóc, gạo, ngô, rau, … cho ăn tự do, ngày 2 lần (sáng, chiều tối).
- Giai đoạn từ 43 ngày tuổi đến xuất chuồng: tăng lượng thức ăn gấp đôi so với giai đoạn trước, cho ăn tự do, ngày 2 lần (sáng, chiều tối).
+ Nước uống: đảm bảo sạch, thay nước hằng ngày, cho uống tự do.
* Chăm sóc:
- Sau khi gà được một tháng tuổi, cần thường xuyên thả ra vườn để vận động và kiếm thức ăn.
- Vệ sinh chuồng trại, máng ăn, máng uống hằng ngày.
- Thường xuyên quan sát gà để phát hiện những bất thường và xử lí kịp thời.
- Tiêm phòng đầy đủ các loại vaccine.
Lời giải
Ví dụ minh họa:
Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:
Bài 8: Giới thiệu chung về chăn nuôi
Bài 10: Phòng và trị bệnh cho vật nuôi
Bài 11: Giới thiệu chung về nuôi trồng thuỷ sản
Bài 12: Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao
Bài 13: Quản lí môi trường ao nuôi và phòng, trị bệnh thuỷ sản
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.