Công nghệ 7 Cánh Diều Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản

804

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải sách giáo khoa Công nghệ 7 Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản sách Cánh Diều hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng làm các bài tập, từ đó nâng cao kiến thức và biết cách vận dụng phương pháp giải vào các bài tập trong SGK Ôn tập chủ đề 2.

Giải SGK Công nghệ 7 (Cánh Diều): Ôn tập chủ đề 2: Chăn nuôi và thuỷ sản

Câu hỏi 1 trang 76 Công nghệ lớp 7: Em hãy đánh dấu x vào ô tên sản phẩm thích hợp mà mỗi loại vật nuôi có thể đem lại theo mẫu Bảng 1 dưới đây:

Em hãy đánh dấu x vào ô tên sản phẩm thích hợp mà mỗi loại vật nuôi có thể đem lại

Trả lời:

Em hãy đánh dấu x vào ô tên sản phẩm thích hợp mà mỗi loại vật nuôi có thể đem lại

Câu hỏi 2 trang 77 Công nghệ lớp 7: Ở gia đình, địa phương em đã và đang nuôi những vật nuôi nào? Với mỗi loại vật nuôi, em hãy trả lời những nội dung sau:

a. Mô tả một số đặc điểm đặc trưng của vật nuôi.

b. Vật nuôi đó được chăn nuôi bằng phương thức nào?

c. Liệt kê những công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi.

d. Nêu các hoạt động phòng, trị bệnh cho vật nuôi.

e. Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho hoạt động chăn nuôi

g. Sản phẩm thu được là gì?

h. Ghi lại ý kiến nhận xét và đề xuất của em.

Trả lời:

* Ở gia đình, địa phương em nuôi : chó, mèo, gà, vịt, ngan, trâu, bò, lợn...

* Tìm hiểu về Gà ri

- Mô tả một số đặc điểm đặc trưng của vật nuôi: lông màu vàng, nâu; tầm vóc nhỏ, dáng thanh gọn, chân có hai hàng vảy xếp hình mái ngói.

- Vật nuôi đó được chăn nuôi bằng phương thức: nuôi chăn thả tự do.

- Liệt kê những công việc nuôi dưỡng và chăm sóc vật nuôi:

+ Chuẩn bị thức ăn: cho ăn phù hợp với từng lứa tuổi, giai đoạn phát triển

+ Nước uống đầy đủ, đảm bảo

+ Thả vườn sau khi gà được 1 tháng tuổi

+ Vệ sinh chuồng trại

+ Quan sát để phát hiện bệnh

+ Tiêm phòng đầy đủ

- Nêu các hoạt động phòng, trị bệnh cho vật nuôi:

+ Tiêm phòng đầy đủ

+ Chăm sóc tốt, cho ăn đầy đủ chất

+ Nhốt riêng vật nuôi bị bệnh

+ Không bán, mổ vật nuôi bị bệnh

+ Không đưa vật nuôi ốm, chết ra môi trường khi chưa xử lí.

+ Không sử dụng thức ăn thừa, thiết bị dụng cụ của vật nuôi ốm.

+ Báo ngay cho cán bộ thú y khi phát hiện bệnh.

- Lập kế hoạch và tính toán chi phí cho hoạt động chăn nuôi:

+ Bước 1: Liệt kê cơ sở vật chất, vật tư, dụng cụ.

+ Bước 2: Dự kiến kĩ thuật nuôi và chăm sóc

+ Bước 3: Tính toán chi phí

- Sản phẩm thu được: thực phẩm cho con người.

- Ghi lại ý kiến nhận xét và đề xuất của em:

Cần có mô hình chăn nuôi quy mô công nghiệp để nghề chăn nuôi gà ri được phát triển.

Câu hỏi 1 trang 77 Công nghệ lớp 7: Hãy nêu các bước của quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao.

Trả lời:

Quy trình nuôi cá nước ngọt trong ao:

- Chuẩn bị ao nuôi

- Thả cá giống

- Chăm sóc, quản lí cá sau khi thả

+ Quản lí thức ăn

+ Quản lí chất lượng ao nuôi

+ Quản lí sức khỏe cá

- Thu hoạch

Lời giải

Nguyên tắc ghép các loài cá:

   + Tập tính ăn khác nhau, sống ở các tầng nước khác nhau

   + Không cạnh tranh thức ăn

   + Tận dụng được nguồn thức ăn sẵn có

   + Chống chịu tốt với điều kiện môi trường

Câu hỏi 3 trang 77 Công nghệ lớp 7: Em sẽ làm gì khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen?

Trả lời:

Khi ao nuôi có hiện tượng thiếu oxygen, em sẽ tìm nguyên nhân và thực hiện giải pháp phù hợp:

Tùy theo mật độ thả nuôi, thời gian nuôi, em sẽ bố trí và vận hành các loại máy sục khí, quạt nước cho phù hợp, bảo đảm cung cấp đầy đủ oxy trong ao. Sử dụng máy đo hoặc test để kiểm tra oxy. Định kỳ đo oxy 2 lần/ ngày vào lúc 5 – 6 giờ sáng và 14 – 15 giờ chiều để theo dõi sự biến động của oxy và có biện pháp khắc phục kịp thời.

Câu hỏi 4 trang 77 Công nghệ lớp 7: Ba yếu tố nào dưới đây dẫn đến phát sinh bệnh trên động vật thủy sản?

a. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mầm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường tốt.

b. Vật chủ yếu, xuất hiện mẩm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

c. Sức đề kháng của vật chủ tốt, xuất hiện mẩm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

Trả lời:

Ba yếu tố dẫn đến phát sinh bệnh trên động vật thủy sản là:

b. Vật chủ yếu, xuất hiện mẩm bệnh trong môi trường, điều kiện môi trường bất lợi.

Câu hỏi 5 trang 77 Công nghệ lớp 7: Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung nào?

Trả lời:

Biện pháp phòng trị bệnh tổng hợp gồm những nội dung: nâng cao sức đề kháng của động vật thủy sản; ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh; quản lí môi trường nuôi, trị bệnh.

Câu hỏi 6 trang 77 Công nghệ lớp 7: Hãy kể tên các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản?

Trả lời:

Các biện pháp bảo vệ môi trường nuôi thủy sản:

- xử lí các nguồn nước thải

- kiểm soát môi trường thủy sản.

Câu hỏi 7 trang 77 Công nghệ lớp 7: Theo em, khu vực nguồn lợi thuỷ sản nào cần được bảo vệ?

a. Nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.

b. Đường di cư của các loài thuỷ sản

c. Khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống).

Trả lời:

Khu vực nguồn lợi thuỷ sản nào cần được bảo vệ là:

a. Nơi tập trung các loài thuỷ sản và môi trường sống của chúng, khu vực tập trung sinh sản (bãi đẻ), khu vực tập trung con non sinh sống (bãi ương giống), đường di cư của các loài thuỷ sản.

Câu hỏi 8 trang 77 Công nghệ lớp 7: Hãy nêu một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản.

Trả lời:

Một số biện pháp bảo vệ nguồn lợi thuỷ sản:

+ Khai thác thuỷ sản hợp lí.
+ Tái tạo nguồn lợi thuỷ sản thả tôm, cá giống vào môi trường tự nhiên, trồng san hô.
+ Bảo vệ đường di cư của các loài thuỷ sản không dùng đăng chắn khai thác cá trên sông, xây dựng đường dẫn đề cá vượt đập thuỷ điện.
+ Bảo vệ môi trường sống của các loài thuỷ sản: không xả thải chất độc hại vào môi trường tự nhiên
+ Bảo vệ rừng ngập mặn, phát triển các khu bảo tồn nội địa.

Xem thêm các bài giải SGK Công nghệ lớp 7 Cánh Diều hay, chi tiết khác:

Bài 14: Bảo vệ môi trường nuôi và nguồn lợi thuỷ sản

Bài 1: Giới thiệu về trồng trọt

Bài 2: Quy trình trồng trọt

Bài 3: Nhân giống cây trồng

Bài 4: Giới thiệu chung về rừng

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá