Địa lí 10 Cánh Diều Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

796

Toptailieu.vn giới thiệu giải bài tập SGK Địa lí lớp 10 Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh sách Cánh diều hay, chi tiết giúp học sinh xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập SGK Địa lí lớp 10. Mời các bạn đón xem:

Địa lí 10 Cánh Diều Bài 14: Vỏ địa lí. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh

Mở đầu trang 51 Địa Lí 10: Sự phối hợp của các thành phần đã tạo nên quy luật mang tính thống nhất và hoàn chỉnh. Vậy quy luật đó được hiểu như thế nào? Nguyên nhân và biểu hiện của quy luật đó là gì? Con người đã vận dụng quy luật đó như thế nào trong hoạt động sản xuất và đời sống?

Lời giải:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Nguyên nhân: Mỗi thành phần và lãnh thổ địa lí đều chịu tác động đồng thời trực tiếp hoặc gián tiếp của nguồn năng lượng bức xạ mặt trời và các nguồn năng lượng bên trong Trái Đất.

- Biểu hiện: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại.

- Con người đã vận dụng quy luật đó tùy thuộc vào từng hoạt động sản xuất và đời sống

1. Vỏ địa lí

Câu hỏi trang 52 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 14.1, hãy phân biệt vỏ địa lí với vỏ Trái Đất.

 (ảnh 1)

Lời giải:

Phân biệt lớp vỏ Trái Đất với lớp vỏ địa lí

Tiêu chí

Lớp vỏ Trái Đất

Lớp vỏ địa lí

Chiều dày

Độ dày dao động từ 5 km (ở đại dương) đến 70 km (ở lục địa).

Khoảng 30 đến 35 km (tính từ giới hạn dưới của lớp ô dôn đến đáy vực thẳm đại dương; ở lục địa xuống hết lớp vỏ phong hóa).

Thành phần vật chất

Cấu tạo bởi các tầng đá khác nhau (trầm tích, granit, badan).

Gồm khí quyển, thạch quyển, thủy quyển, thổ nhưỡng quyển và sinh quyển xâm nhập và tác động lẫn nhau.

2. Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh của vỏ địa lí

Câu hỏi trang 53 Địa Lí 10: Đọc thông tin và quan sát hình 14.2, hình 14.3, hãy trình bày khái niệm, biểu hiện và ý nghĩa của quy luật thống nhất và hoàn chỉnh.

Lời giải:

- Khái niệm: Quy luật thống nhất và hoàn chỉnh là quy luật về mối quan hệ quy định lẫn nhau giữa các thành phần của toàn bộ cũng như của mỗi bộ phận lãnh thổ trong vỏ địa lí.

- Biểu hiện của quy luật: Trong tự nhiên, chỉ một thành phần hoặc yếu tố thay đổi sẽ dẫn tới sự thay đổi của các thành phần và yếu tố còn lại. Lúc đó, thiên nhiên sẽ hình thành nên một trạng thái thống nhất mới, khác với ban đầu. 

- Ý nghĩa thực tiễn: Do vỏ địa lí có tính thống nhất và hoàn chỉnh nên khi tác động vào tự nhiên, con người có thể dự báo được các thay đổi của thành phần tự nhiên và cảnh quan theo chiều hướng tích cực hay tiêu cực đối với mình, từ đó có biện pháp hợp lí để sử dụng và bảo vệ tự nhiên.

3. Luyện tập & Vận dụng (trang 53)

Luyện tập 1 trang 53 Địa Lí 10: Hãy cho biết khi khí hậu thay đổi thì các đối tượng tự nhiên khác sẽ thay đổi như thế nào.

Lời giải:

Trong tự nhiên, khí hậu có tác động rất lớn đến các thành phần tự nhiên khác. Khi khí hậu thay đổi sẽ dẫn đến sự thay đổi của các đối tượng tự nhiên theo chiều hướng tích cực hoặc tiêu cực.

- Ví dụ 1: Khí hậu nhiệt đới ẩm, nền nhiệt cao, độ ẩm lớn giúp sinh vật phát triển nhanh và phong phú. Các quá trình hình thành đất diễn ra mạnh mẽ, tầng đất dày. Mưa lớn, sông ngòi nhiều nước và các quá trình phong hóa, bóc mòn, vận chuyển, bồi tụ diễn ra mạnh hình thành nên các dạng địa hình mới.

- Ví dụ 2: Ở vùng hoang mạc, nền nhiệt cao và khô hạn nên động thực vật nghèo nàn; sông ngòi khó phát triển, các quá trình hình thành đất đơn giản, địa hình chủ yếu là cồn cát, đụn cát,…

Vận dụng 2 trang 53 Địa Lí 10: Lấy một số ví dụ thực tế ở địa phương em (hoặc nơi khác em biết) biểu hiện tác động của con người (ví dụ: xây thuỷ điện nhỏ, đào kênh, phá núi lấy vật liệu xây dựng, bón phân hoá học và sử dụng thuốc bảo vệ thực vật ở ruộng lúa nước,...) đến sự thay đổi của tự nhiên.

Lời giải:

- Học sinh lấy ví dụ ở địa phương mình sinh sống.

- Ví dụ

1. Làm hệ thống bậc thang thủy điện nhỏ ở các con sông -> Nước sông ở hạ nguồn ít, phù sa hằng năm giảm, một diện tích đất và rừng bị hủy hoại,…

2. Sử dụng nhiều phân bón và thuốc bảo vệ thực vật -> Đất đai bị suy thoái, bạc màu; ô nhiễm môi trường nước và không khí.

Xem thêm các bài giải bài tập SGK Địa lí lớp 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Bài 13: Thực hành: Phân tích bản đồ, sơ đồ về phân bố của đất và sinh vật trên thế giới

Bài 15: Quy luật địa đới và phi địa đới

Bài 16: Dân số và gia tăng dân số. Cơ cấu dân số

Bài 17: Phân bố dân cư và đô thị hóa

Bài 18: Các nguồn lực phát triển kinh tế

Đánh giá

0

0 đánh giá