Top 200 câu hỏi thường gặp môn Công nghệ (Có đáp án)

825

Toptailieu biên soạn và giới thiệu bộ câu hỏi Công nghệ gồm các kiến thức lý thuyết và thực hành, giúp học sinh ôn tập và bổ sung kiến thức cũng như hoàn thành tốt các bài kiểm tra môn Công nghệ. Mời các bạn đón xem:

Top 200 câu hỏi thường gặp môn Công nghệ (Có đáp án)

Câu hỏi 1: Để đảm bảo an toàn khi cưa, cần chú ý những điểm gì?

A. Kẹp vật cưa phải đủ chặt.

B. Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.

C. Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa.

D. Đáp án A, B, C

Lời giải:

Đáp án đúng là: D

An toàn khi cưa:

Kẹp vật cưa phải đủ chặt.

Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.

Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân.

Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.

Câu hỏi 2: Có mấy quy định về an toàn khi cưa?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải:

Đáp án đúng là: C

Có 4 quy định về an toàn khi cưa đó là:

+ Kẹp vật cưa phải đủ chặt.

+ Lưỡi cưa căng vừa phải, không dùng cưa không có tay nắm hoặc tay nắm bị vỡ.

+ Khi cưa gần đứt phải đẩy cưa nhẹ hơn và đỡ vật để vật không dơi vào chân.

+ Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi mạnh vào cưa vì mạt cưa dễ bắn vào mắt.

Câu hỏi 3: Để đảm bảo an toàn khi cưa và đục, em phải chú ý những điểm gì?

Lời giải:

- Không dùng búa có cán bị vỡ, nứt

- Không dùng đục bị mẻ

- Kẹp vật vào êto phải đủ chặt

- Phải có lưới chắn phoi

- Không dùng tay gạt mạt cưa hoặc thổi vào mạch cưa vị mạt cưa dễ bắn vào mắt

Câu hỏi 4: Ren dùng để làm gì?

Lời giải: 

Ren dùng để ghép nối hay truyền lực, ren dùng để lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

Câu hỏi 5: Ren dùng để làm gì? Kể 5 chi tết đơn giản mà em biết

Lời giải:

- Ren dùng để ghép nối hay truyền lực, ren dùng để lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

- 5 chi tiết có ren:

+ Đuôi bóng đèn

+ Ghế xoay

+ Đinh vít

+ Côn xe đạp

+ Đai ốc

Câu hỏi 6: Ren dùng để làm gì? Nêu quy ước vẽ ren.

Lời giải:

- Ren dùng để ghép nối hay truyền lực, ren dùng để lắp ghép các chi tiết máy lại với nhau.

- Quy ước vẽ ren:

Ren nhìn thấy:

+ Đường đỉnh ren và đuờng giới hạn ren vẽ bằng nét liền đậm.

+ Đường chân ren vẽ bằng nét liền mảnh và vòng chân ren chỉ vẽ vòng.

Ren bị che khuất:

+ Các đường đỉnh ren, đường chân ren và đuờng giới hạn ren đều vẽ bằng nét đứt.

Câu hỏi 7: Đĩa xích của xe đạp có 50 răng, đĩa líp có 20 răng. Tính tỉ số truyền i và cho biết chi tiết nào quay nhanh hơn?

Lời giải:

Ta có:

Vậy tỉ số truyền ở đây là:

Vậy đĩa líp quay nhanh hơn đĩa xích 2,5 lần.

Câu hỏi 8: Mô tả các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm.

Lời giải

Các bước thực hiện trong quy trình chung để trộn hỗn hợp thực phẩm.

Bước 1. Sơ chế nguyên liệu: làm sạch các loại nguyên liệu và cắt, thái phù hợp.

Bước 2: Chế biến món ăn: pha hỗn hợp nước trộn, sau đó trộn đều các nguyên liệu với hồn hợp nước trộn.

Bước 3: Trình bày món ăn: sắp xếp món ăn lên đĩa, trang trí đẹp mắt.

Câu hỏi 9: Nêu cấu tạo và công dụng của khớp quay.

Lời giải

- Cấu tạo: ổ trục, bạc lót, trục.

- Công dụng: tạo chuyển động quay tương đối giữa các chi tiết.

Ví dụ: Bản lề cửa, xe máy, xe đạp, quạt điện

Câu hỏi 10: Ứng dụng khớp quay trong:

A. Bản lề cửa

B. Xe đạp

C. Quạt điện

D. Cả 3 đáp án trên

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Bản lề cửa, xe đạp và quạt điện đều có sử dụng khớp quay.

Câu hỏi 11: Hãy nêu các tính chất cơ bản của vật liệu cơ khí. Tính công nghệ có ý nghĩa gì trong sản xuất?

Lời giải

- Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản: cơ tính, lí tính, hoá tính và tính công nghệ.

- Tính công nghệ có ý nghĩa: cho biết khả năng gia công của vật liệu như: tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt

Câu hỏi 12: Vật liệu cơ khí có mấy tính chất cơ bản?

A. 2

B. 3

C. 4

D. 5

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Vật liệu cơ khí có 4 tính chất cơ bản, đó là tính cơ học (tính cứng, tính dẻo, tính bền), vật lí (nhiệt nóng chảy, tính dẫn điện, tính dẫn nhiệt, khối lượng riêng), hóa học (tính chịu axit, muối, tính chống ăn mòn) và công nghệ (tính đúc, tính hàn, tính rèn, khả năng gia công cắt gọt).

Câu hỏi 13: Dấu hiệu để nhận biết chi tiết máy là:  

A. Có cấu tạo hoàn chỉnh  

B. Không thể tháo rời ra được hơn nữa  

C. Đáp án khác  

D. Cả A và B đều đúng

Lời giải

Đáp án đúng là: D

Chi tiết máy có cấu tạo hoàn chỉnh và không thể tháo rời.

Câu hỏi 14: Chi tiết máy là gì? Dấu hiệu nhận biết? Chi tiết máy chia làm máy loại. Cho ví dụ?

Lời giải

- Chi tiết máy là phần tử có cấu tạo hoàn chỉnh và thực hiện một nhiệm vụ nhất định trong máy.

- Gồm 2 loại:
+ Chi tiết máy có công dụng chung: lò xo, đai ốc, bánh răng

+ Chi tiết máy có công dụng riêng: khung xe đạp, kim máy khâu, trục khuỷu

- Dấu hiệu nhận biết:

+ Có cấu tạo hoàn chỉnh

+ Không tháo rời được ra nữa

Câu hỏi 15: Vẽ hình chiếu phối cảnh của chữ Z Vẽ cả 3 loại hình biểu diễn: hình chiếu đứng, bằng, cạnh.

Lời giải

Câu hỏi 16: Vẽ phác họa hình chiếu phối cảnh chữ I và Z

Lời giải

Câu hỏi 17: Kể tên các thiết bị điện đóng cắt, thiết bị lấy điện và thiết bị bảo vệ của mạng điện trong nhà?

Lời giải

Thiết bị đóng – cắt: công tắc, cầu dao. 

Thiết bị lấy điện: Ổ điện, phích cắm điện. 

Thiết bị bảo vệ: Aptomat, cầu chì.

Câu hỏi 18: Nêu quy trình lắp đặt mạch điện?

Lời giải

Quy trình:
- Bước 1: vạch dấu.
- Bước 2: Khoan lỗ.
- Bước 3: Nối dây
- Bước 4: Lắp thiết bị điện của bảng điện.
- Bước 5: Kiểm tra.

Câu hỏi 19: Nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy?

Lời giải

Nguyên lý hoạt động chủ yếu của biến trở là các dây dẫn được tách rời dài ngắn khác nhau. Trên các thiết bị sẽ có vi mạch điều khiển hay các núm vặn. Khi thực hiện điều khiển các núm vặn các mạch kín sẽ thay đổi chiều dài dây dẫn khiến điện trở trong mạch thay đổi.

Câu hỏi 20: Giải thích nguyên tắc hoạt động của biến trở con chạy?

Lời giải

Mỗi loại biến trở lại có những giá trị điện trở khác nhau. Chúng phụ thuộc vào vị trí của cực chạy trên dải điện trở. Do đó, chúng ta có thể điều chỉnh giá trị điện trở suất để kiểm soát điện áp cũng như dòng điện.

Để làm được như vậy, ở giữa hai cực cố định của biến trở sẽ được đặt một dải điện trở. Cực thứ ba di động sẽ di chuyển trên dải điện trở đó.

Trong đó, trở kháng của vật liệu sẽ tỷ lệ thuận với chiều dài của vật liệu đó. Do đó, khi chúng ta thay đổi vị trí của cực thứ 3 trên dải điện trở cũng có nghĩa là thay đổi chiều dài vật liệu từ đó dẫn tới thay đổi giá trị của điện trở.

Câu hỏi 21: Nêu nguyên lý làm việc của công tắc trong mạch điện, công tắc thường lắp ở vị trí nào? Tại sao?

Lời giải

- Nguyên lí làm việc của công tắc: Khi đóng công tắc, cực động tiếp xúc cực tĩnh làm kín mạch điện. Khi cắt công tắc, cực động tách khỏi cực tĩnh làm hở mạch điện.

- Vị trí lắp công tắc: Trong mạch điện, công tắc thường được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải sau cầu chì

- Giải thích: Công tắc được lắp trên dây pha, nối tiếp với tải vì công tắc có chức năng đóng cắt điện nên khi cắt điện phải cắt dây pha(dây đất nếu đúng tiêu chuẩn là không có điện) nối tiếp với tải

Công tắc phải mắc sau cầu chì vì cầu chì có chức năng bảo vệ cho toàn bộ mạch điện kể cả công tắc. Theo cách mắc trên khi cầu chì đứt, toàn bộ mạch điện bao gồm cả công tắc đều không có điện.

Câu hỏi 22: Nêu nguyên lý chung của mạch điều khiển tín hiệu

Lời giải

Nguyên lí chung của mạch điều khiển tín hiệu:

- Sau khi nhận lệnh báo từ cảm biến, mạch điều khiển xử lí tín hiệu đã nhận, điều chế theo một nguyên tắc nào đó.

- Sau khi xử lí xong, tín hiệu được khuếch đại đến công suất cần thiết và đưa đến khối chấp hành.

- Khối chấp hành sẽ phát lệnh báo hiệu bằng chuông, đèn, hàng chữ nổi và chấp hành lệnh.

Câu hỏi 23: Ưu điểm của mối ghép không tháo được khuyết điểm của mối ghép tháo được

Lời giải

Ưu điểm:

- Gồm hai chi tiết được ghép và đinh tán (Chi tiết ghép).

- Chi tiết được ghép thường ở dạng tấm.

- Đinh tán: Là chi tiết hình trụ một đầu có mũ đã được làm sẵn 

Khuyết điểm:

- Vật liệu ghép không hàn được hoặc khó hàn.

- Mối ghép phải chịu nhiệt độ cao (Như nồi hơi ...).

- Mối ghép phải chịu lực lớn và chấn động mạnh.

Câu hỏi 24: Nêu khái niệm về hình chiếu? Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm gì?

Lời giải

Khái niệm về hình chiếu:

- Hình chiếu của vật thể là hình nhận được trên một mặt phẳng (người ta còn gọi hình chiếu là cái bóng của vật thể)   

Mỗi phép chiếu đã học có đặc điểm:

- Phép chiếu xuyên tâm: các tia chiếu xuất phát tại một điểm (Tâm chiếu).

- Phép chiếu song song: các tia chiếu song song với nhau.

- Phép chiếu vuông góc: các tia chiếu vuông góc với mặt phẳng chiếu.

Câu hỏi 25: Nêu khái niệm hình chiếu? Kể tên, nêu hướng chiếu, vị trí các hình chiếu vuông góc trên bản vẽ kĩ thuật?

Lời giải

- Chiếu một vật thể lên một mặt phẳng ta thu được một hình gọi là hình chiếu

Các hình chiếu vuông góc:
+) Hình chiếu đứng: có hướng chiếu từ trước tới ; ở góc trải trên cùng của bản vẽ
+) Hình chiếu cạnh: có hướng chiếu từ trái sang ; ở bên phải hình chiếu đứng
+)  Hình chiếu bằng: có hướng chiếu từ trên xuống ; ở dưới hình chiếu đứng

Câu hỏi 26: Vì sao chúng ta cần học môn vẽ kỹ thuật?

Lời giải

Chúng ta cần học môn vẽ kỹ thuật vì: Bản vẽ kĩ thuật là một phương tiện thông tin dùng trong sản xuất và đời sống, học vẽ kĩ thuật để ứng dụng vào sản xuất và đời sống, tạo điều kiện để học tốt các môn khoa học - kĩ thuật khác.

Câu hỏi 27: Cách vẽ hình chiếu giá vát ngang và giá vát nghiêng?

Lời giải

* Giá vát ngang

* Giá vát nghiêng

Câu hỏi 28: Bạn Sơn đặt hộp sữa ông thọ nằm ngang có mặt đáy là hình trụ song song với mặt phẳng chiếu cạnh thì hình chiếu đứng và hình chiếu cạnh của hộp sữa sẽ có hình dạng là:

A. Đều là các hình tròn.
B. Hình tam giác và hình tròn.
C. Hình chữ nhật và hình tròn
D. Đều là hình chữ nhật.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Hình chữ nhật và hình tròn

Câu hỏi 29: Một đĩa xích có 48 răng, tỉ số truyền i = 3.

a) Tính số răng của đĩa líp.

b) Khi đĩa xích quay 5 vòng thì đĩa líp quay mấy vòng?

Lời giải

a) (răng)

b) (vòng)

Câu hỏi 30: Cho truyền động đai, bánh dẫn 10 cm, bánh bị dẫn 500 mm

a) Tính tỉ số truyền

b) Khi quay bánh dẫn với tốc độ 7500 vòng/phút thì bánh bị dẫn quay với tốc độ là bao nhiêu?

Lời giải

a) Tỉ số truyền là:

b) Tốc độ quay của bánh bị dẫn là:

(vòng/phút)

Câu hỏi 31: 1 bộ truyền động có đai có tốc độ quay của bánh dẫn là 60 vòng/phút, tốc độ quay của bánh bị dẫn là 40 vòng/phút. Biết đường kính của bánh dẫn là 50cm

a) tìm đườg kính của bánh bị dẫn 

b) tính tỉ số truyền i

Lời giải

Tỉ số truyền i là:

 tỉ số truyền i là

→ D2 = 75(cm)

 đường kính của bánh bị dẫn là 75cm

Câu hỏi 32: Ở bộ truyền động đai bánh dẫn và bánh bị dẫn có đường kính lần lượt là 50cm và 20cm. Bánh dẫn có tốc độ quay là 30 vòng/phút. Tính:
a) Tỷ số truyền
b) Tính tốc độ quay của bánh bị dẫn?
c) Bánh nào quay nhanh hơn? Tại sao?

Lời giải

a) Tỉ số truyền là:

b) Tốc độ quay của bánh bị dẫn là:

(vòng/phút)

c) Bánh bị dẫn quay nhanh hơn vì có tốc độ quay lớn hơn.

Câu hỏi 33: trong sơ đồ tổng quát của mạch điện tử điều khiển tín hiệu điều khiển được đưa vào khối nào

Lời giải

Tín hiệu được đua tới khối nhận lệnh.

Câu hỏi 34: Trong sơ đồ khối tổng quát của mạch điện tử điều khiển, tín hiệu điều khiển sau khi được xử lí, khuếch đại sẽ được đưa đến khối nào?
A. Mạch điện tử điều khiển.
B. Đối tượng điều khiển.
C. Cả mạch điện tử điều khiển và đối tượng điều khiển.
D. Mạch vi xử lý.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Cả mạch điện tử điều khiển và đối tượng điều khiển

Câu hỏi 35: Phát biểu nào sau đây không đúng về đặc điểm cơ bản của trồng trọt công nghệ cao.

A. Trồng trọt công nghệ cao là việc ứng dụng những công nghệ mới, tiên tiến vào sản xuất, trồng trọt. 

B. Đất trồng được thay thế hoàn toàn bằng các loại giá thể hoặc dung dịch dinh dưỡng, giúp cây trồng sinh trưởng, phát triển tốt hơn 

C. Ưu tiên sử dụng các giống cây trồng mới cho năng suất cao, chất lượng tốt và thời gian sinh trưởng ngắn. 

D. Quy trình sản xuất khép kín từ khâu nghiên cứu, ứng dụng sản xuất đến tiêu thụ nông sản. Người lao động có trình độ cao và kĩ năng chuyên nghiệp.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Vì đất trồng của phương pháp trồng trọt công nghệ cao không được thay thế hoàn toàn bằng các loại khác mà vẫn giữ nguyên đất như cũ

Câu hỏi 36: Trong các nội dung sau đây, nội dung nào không phải là lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam?

A. Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

B. Việt Nam có diện tích chủ yếu là đồng bằng nên rất thuận lợi cho phát triển trồng trọt.

C. Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

D. Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

Lời giải

Đáp án đúng là: B

Giải thích: Lợi thế để phát triển trồng trọt ở Việt Nam là:

- Việt Nam có điều kiện tự nhiên rất thuận lợi để phát triển nhiều loại cây trồng khác nhau.

- Việt Nam là một nước có truyền thống nông nghiệp, nhân dân ta cần cù, thông minh và có nhiều kinh nghiệm trong trồng trọt.

- Nhà nước ta rất quan tâm và có nhiều chính sách hỗ trợ để phát triển trồng trọt.

Câu hỏi 37: Trình bàu yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động?

Lời giải

Yêu cầu của nghề điện dân dụng đối với người lao động:
- Kiến thức: Tốt nghiệp tối thiểu THCS, có kiến thức cơ bản các lĩnh vực của kỹ thuật điện
- Kỹ năng: Đo lường, sử dụng, bảo dưỡng, sửa chữa, lắp đặt những thiết bị điện và mạng điện
- Thái độ: chăm chỉ, cần cù và chịu khó tìm tòi.
- Về sức khoẻ: Đủ điều kiện về sức khoẻ, không mắc các bệnh: Tim mạch, huyết áp, thấp khớp...

Câu hỏi 38: Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy trình sau:

A. Thi công thô, thiết kế, hoàn thiện. 

B. Thiết kế, hoàn thiện, thi công thô. 

C. Thiết kế, thi công thô, hoàn thiện. 

D. Hoàn thiện, thiết kế, thi công thô.

Lời giải

Đáp án đúng là: C

Các bước chính xây dựng nhà ở cần tuân theo quy trình sau: 

Thiết kế, thi công thô, hoàn thiện. 

Câu hỏi 39: Hãy nêu các bước xây dựng kiểu nhà ở phổ biến tại địa phương em?

Lời giải

Các bước xây dựng nhà ở phổ biến ở địa phương em là:

- Bước 1. Chuẩn bị:

+ Thiết kế bản vẽ ngôi nhà và dự tính chi phí xây dựng.

+ Bố trí người xây dựng

- Bước 2. Xây dựng phần thô

+ Làm móng

+ Dựng trụ

+ Xây tường

+ Làm mái (lợp ngói hoặc đổ mái bằng bê tông)

+ Lắp đặt hệ thống điện nước bên trong ngôi nhà 

- Bước 3. Hoàn thiện

+ Trát tường

+ Lát nền, làm cầu thang

+ Sơn trong và ngoài nhà.

+ Lắp đặt thiết bị điện, nước, vệ sinh

Câu hỏi 40: Tại sao phải làm sạch lõi trước khi nối dây?

Lời giải

Ta phải làm sạch lõi bằng giấy ráp (giấy nhám) để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện.

Câu hỏi 41: Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây thì đoạn lõi đó có sử dụng được không? Tại sao?

Lời giải

- Khi bóc vỏ cách điện, nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây thì đoạn lõi đó vẫn có thể sử đụng được tiếp nữa.

- Lí do là bởi đoạn lõi bên trong có thể bao gồm rất nhiều dây dẫn nhỏ, vẫn có thể nối tiếp được với nhau. Nhưng nếu lõi dây dẫn chỉ là 1 dây đơn thì nên bỏ đoạn lõi đó đi bởi lõi dây lúc đó có thể đã yếu đi, dễ đứt khi ghép nối.

- Do đó khuyên bạn nếu lưỡi dao cắt vào lõi dây thì nên bỏ đoạn lõi đó đi.

Câu hỏi 42: Tại sao phải làm sạch lõi dây dẫn khi bóc vỏ dây?

Lời giải: 

Sau khi bóc vỏ dây để nối dây, ta phải làm sạch lõi dây dẫn bằng giấy ráp (giấy nhám) để mối nối tiếp xúc tốt, tăng tính dẫn điện.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá