Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

567

Hội sách Chân trời sáng tạo ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi do Toptailieu biên soạn và sưu tầm giải bài tập Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Kinh tế Pháp luật 10 Chân trời sáng tạo Bài 11: Lập kế hoạch tài chính cá nhân

Mở đầu trang 63 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy thực hiện trò chơi “Chiếc hộp thông minh” theo yêu cầu: Chia 1.000.000 đồng vào bốn chiếc hộp: nhu cầu cá nhân, tiết kiệm, dự phòng và đầu tư sinh lời sao cho hợp lí nhất. Sau đó, trình bày trước lớp để thuyết phục các bạn về sự phân chia của mình.

Em hãy thực hiện trò chơi Chiếc hộp thông minh theo yêu cầu

Em cần làm gì để quản lí chi tiêu cá nhân và tiết kiệm hiệu quả?

Lời giải:

- Để quản lí chi tiêu cá nhân và tiết kiệm hiệu quả

+ Lập kế hoạch chi tiêu chi tiết, hợp lí

+ Phân chia chi tiêu hợp lí

+ Đặt ra mục tiêu tài chính rõ ràng.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 64

Câu hỏi trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

- Vì sao phải tính toán nguồn tiền ra - vào mỗi tháng, thời gian tiết kiệm, khả năng vay nợ và đầu tư sinh lời khi lập kế hoạch tài chính cá nhân?

Lời giải:

- Phải tính toán nguồn tiền ra - vào mỗi tháng, thời gian tiết kiệm, khả năng vay nợ và đầu tư sinh lời khi lập kế hoạch tài chính cá nhân để sử dụng tín dụng có hiệu quả, phục vụ cho chi tiêu cá nhân, vừa dùng số tiền nhàn rỗi này để tạo ra thêm khoản tiền mới dựa trên số tiền sẵn có.

Câu hỏi trang 64 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

- Theo em, kế hoạch tài chính cá nhân là gì?

Lời giải:

- Kế hoạch tài chính cá nhân là tập hợp các hoạt đông thu - chi tiền bạc, tiết kiệm, đầu tư, dự phòng và nợ được sắp xếp theo trình tự để đạt được mục tiêu tài chính cá nhân cho từng giai đoạn thời gian.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 65

Câu hỏi trang 65 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

 (ảnh 1)

- Em hãy cho biết tiêu chí về thời gian và số tiền tiết kiệm trong kế hoạch tài chính cá nhân của bạn A.

Lời giải:

+ Tiêu chí về thời gian của bạn A: một tháng

+ Số tiền tiết kiệm của bạn A: mỗi ngày tiết kiệm 10 nghìn đồng

Câu hỏi trang 65 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

 (ảnh 1)

- Em hãy liệt kê một số trường hợp cần lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn.

Lời giải:

- Một số trường hợp cần lập kế hoạch tài chính cá nhân ngắn hạn

+ Tiết kiệm để mua đồ dùng học tập

+ Tiết kiệm để mua quần áo mới

+ Tiết kiệm để mua khóa học tiếng Anh

+ Tiết kiệm để mua một bộ đồ chơi yêu thích

Câu hỏi trang 65 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 2)

- Kế hoạch tài chính cá nhân của B có đặc điểm gì?

Lời giải:

- Đặc điểm kế hoạch tài chính của B

+ Thời gian: dưới 6 tháng

+ Có sự phân chia các khoản chi tiêu cần thiết.

Câu hỏi trang 65 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 1)

- Theo em mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn là gì?

Lời giải:

- Mục tiêu của kế hoạch tài chính cá nhân trung hạn: Để phục vụ mục tiêu chi tiêu cho các nhu cầu cá nhân.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 66

Câu hỏi trang 66 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu (ảnh 1)

- Em hãy mô tả nội dung kế hoạch tài chính cá nhân của bạn T.

Lời giải:

- Nội dung kế hoạch tài chính cá nhân của T:

+ Mỗi tuần tiết kiệm tối thiểu 100 nghìn đồng.

+ Duy trì mức tiết kiệm này tối thiểu 15 tháng.

+ Mỗi tuần tiết kiệm thêm 20 nghìn đồng riêng để trong trường hợp khẩn cấp.

+ Dự kiến lớp 11 sẽ đi làm thêm với mức thu nhập dự kiến là 2 triệu đồng/tháng để bổ sung vào quỹ tiết kiệm.

+ Trong 18 tháng đầu tiên, cố gắng đạt được mục tiêu tiết kiệm 20 triệu đồng và sẽ mở một tài khoản tiết kiệm ở ngân hàng để đầu tư sinh lời mỗi năm.

Câu hỏi trang 66 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu.

Em hãy đọc trường hợp sau và thực hiện yêu cầu (ảnh 1)

- Cho biết khi nào nên lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

Lời giải:

- Khi có nhu cầu sử dụng một số tiền lớn để đáp ứng một nhu cầu nào đó trong tương lai thì nên lập kế hoạch tài chính cá nhân dài hạn.

Câu hỏi trang 66 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 1)

- Cách quản lí và chi tiêu tiền của K và T có gì khác nhau?

- Em có suy nghĩ gì về ý kiến cho rằng: Việc lập kế hoạch tài chính cá nhân là việc cần làm của mỗi người nếu muốn tiết kiệm và sinh lời từ tiền.

Lời giải:

- Cách quản lí và chi tiêu tiền của K không có kế hoạch rõ ràng nên không đạt hiệu quả.

Cách quản lí và chi tiêu tiền của T có kế hoạch rất chi tiết, mục tiêu rõ ràng nên đạt được hiệu quả.

- Em đồng ý với ý kiến này vì việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta quả lí hiệu quả nguồn tài chính của mình, đồng thời thể hiện sự chủ động và cẩn thận trong từng hoạt động chi tiêu, tiết kiệm, đầu tư và sinh lời từ tiền.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 67

Câu hỏi trang 67 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi (ảnh 1)

- Chia sẻ các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của em.

Lời giải:

- Theo em, các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của N rất hợp lí vì trước khi lập kế hoạch N đã đánh giá tình hình tài chính cá nhân, đặt mục tiêu tài chính cá nhân phù hợp, phân chia các dòng tiền cho các quỹ; rồi sau đó mới lập kế hoạch hoạt động cụ thể và thực hiện theo đúng kế hoạch đó.

Câu hỏi trang 67 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 1)

- Để lập được một kế hoạch tài chính cá nhân, em cần lưu ý điều gì?

Lời giải:

- Lưu ý khi lập kế hoạch tài chính cá nhân

+ Lựa chọn loại kế hoạch phù hợp với mục tiêu tài chính đặt ra.

+ Xác định mục tiêu tài chính phù hợp với nhu cầu.

+ Thực hiện tuần tự theo các bước, không được đảo lộn các bước.

Câu hỏi trang 67 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc trường hợp sau và trả lời câu hỏi.

 (ảnh 1)

- Chia sẻ các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của em.

Lời giải:

- Các bước lập kế hoạch tài chính cá nhân của em:

+ Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân

+ Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân

+ Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ: tiêu dùng, tiết kiệm, đầu tư, trả nợ và dự phòng cho trường hợp khẩn cấp.

+ Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.

+ Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập.

Luyện tập 1 trang 68 Kinh tế và Pháp luật 10: Em đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao?

Em đồng tình với nhận định nào sau đây? Vì sao (ảnh 1)

Lời giải:

- Ý kiến a - Em đồng tình với ý kiến này vì việc lập kế hoạch tài chính cá nhân giúp chúng ta quản lí hiệu quả nguồn tài chính của mình, đồng thời thể hiện sự chủ động trong các hoạt động chi tiêu và tiết kiệm.

- Ý kiến b - Em đồng tình với ý kiến này vì lựa chọn loại kế hoạch tài chính cá nhân phụ thuộc vào mục tiêu tài chính của cá nhân, việc đặt ra mục tiêu sẽ là căn cứ để lựa chọn kế hoạch phù hợp và xác định thời gian hoàn thành mục tiêu.

- Ý kiến c – Em không đồng tình với ý kiến này. Vì: việc lập kế hoạch tài chính cá nhân rất cần thiết, cần được làm thường xuyên.

- Ý kiến d - Em đồng tình với ý kiến này vì để rèn luyện cách tiết kiệm, đầu tư sinh lời cũng như quản lí tiền hiệu quả thì lập kế hoạch tài chính cá nhân là một trong những biện pháp cần thiết và mang lại hiệu quả cao.

Giải Kinh tế Pháp luật 10 trang 69

Luyện tập 2 trang 69 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy đọc các trường hợp sau và giúp các nhân vật lựa chọn loại kể hoạch tài chính cá nhân phù hợp.

Em hãy đọc các trường hợp sau và giúp các nhân vật lựa chọn  (ảnh 1)

Lời giải:

- Trường hợp 1: Kế hoạch tài chính ngắn hạn

- Trường hợp 2: Kế hoạch tài chính trung hạn

Luyện tập 3 trang 69 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy lập 1 kế hoạch tài chính cá nhân theo các định hướng sau:

 (ảnh 1)

Lời giải:

(*) Kế hoạch tài chính tham khảo

- Bước 1: Đánh giá tình hình tài chính cá nhân

+ Thu nhập chính: 5 triệu đồng/tháng

+ Thu nhập từ việc làm thêm online: 2 triệu đồng/tháng

+ Nợ tiền hợp phí kì 2: 1 triệu 500 nghìn đồng.

- Bước 2: Đặt mục tiêu tài chính cá nhân

+ Hoàn thành việc trả nợ học phí cho nhà trường trong 1 tháng đầu.

+ Mua một gói học tiếng Anh trong 3 tháng tiếp theo.

+ Đi du lịch SaPa, Phú Quốc trong 6 tháng tiếp theo.

+ Gửi ngân hàng tiết kiệm 25 triệu trong một năm tiếp theo.

- Bước 3: Phân chia dòng tiền cho các quỹ

+ Tiêu dùng: ăn uống, quần áo, tiền chi trả điện - nước - Internet,…

+ Tiết kiệm: để đi du lịch,…

+ Đầu tư: học tiếng Anh, học kỹ năng thuyết trình,…

+ Trả nợ: Nợ tiền học phí

+ Dự phòng: sinh nhật bạn, người thân ốm,…

- Bước 4: Lập kế hoạch hoạt động cụ thể cho từng quỹ và xác định thời hạn hoàn thành mục tiêu.

STT

Mục tiêu

Kế hoạch hoạt động

Thời gian hoàn thành

1

Hoàn thành việc trả nợ học phí cho nhà trường

Mỗi tuần tiết kiệm được 375 nghìn.

1 tháng (Tháng 3/2022)

2

Mua một gói học tiếng Anh

Mỗi tháng tiết kiệm được 1 triệu.

3 tháng (Tháng 4,5,6/2022)

3

Đi du lịch SaPa.

Mỗi tháng tiết kiệm được 800 nghìn.

6 tháng (Từ tháng 7/2022 đến hết tháng 12/2022)

4

Gửi ngân hàng tiết kiệm 25 triệu

Mỗi tháng tiết kiệm được 1 triệu đồng.

12 tháng (Từ tháng 1/2023 đến hết tháng 12/2023)

- Bước 5: Thực hiện đúng theo kế hoạch tài chính đã lập.

- Bước 6: Đánh giá tổng kết cuối tháng 2:

+ Mục tiêu 1: Hoàn thành 100%

Vận dụng 1 trang 69 Kinh tế và Pháp luật 10: Em hãy sưu tầm một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả và áp dụng vào việc lập kế hoạch tài chính cá nhân của bản thân.

Lời giải:

Một số quy tắc hoặc công cụ hỗ trợ quản lí tài chính cá nhân hiệu quả:

- Quy tắc 50-30-20

- Phương pháp Kekeibo của người Nhật

- Quy tắc 6 chiếc lọ tài chính

- Tính năng Goal Save của ngân hàng số Timo

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá