Lời giải bài tập SBT KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật trong KHTN 7 sách Chân trời sáng tạo hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 Bài 30 từ đó học tốt môn KHTN 7.
Giải bài tập SBT KHTN 7 Bài 30: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật
Bài tập trang 74 sách bài tập KHTN 7
Bài 30.1 trang 74 sách bài tập KHTN 7: Nước chiếm bao nhiêu phần trăm trong cơ thể người?
A. 60 - 75%.
B. 75 - 80%.
C. 85 - 90%
D. 55 - 60%.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Trong cơ thể người, nước chiếm từ 75 - 80% khối lượng cơ thể. Lượng nước bên trong cơ thể người được giữ ở mức ổn định nhờ sự cân bằng giữa lượng nước lấy vào với lượng nước cơ thể sử dụng và bài tiết ra khỏi cơ thể.
A. 1,5 – 2 L.
B. 0,5 – 1 L.
C. 2 – 2,5 L.
D. 2,5 – 3 L.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Đối với cơ thể người, trẻ em cần cung cấp khoảng 1 L nước, còn người trưởng thành khoảng 1,5 – 2 L nước mỗi ngày để duy trì các hoạt động sống diễn ra bình thường. Tuy nhiên, nhu cầu sử dụng nước ở mỗi người còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như giới tính, cường độ hoạt động, tình trạng sức khỏe,…
Lời giải:
Hoạt động |
(+)/(-) |
a) Luyện tập thể thao trước khi thi đấu. |
- |
b) Ăn các loại trái cây như cam, quýt, thanh long,… |
+ |
c) Uống sinh tố cùng bạn bè. |
+ |
d) Ăn các loại món có nhiều rau, củ. |
+ |
e) Đi vệ sinh. |
- |
f) Thực hiện các hoạt động lao động nặng. |
- |
Bài 30.4 trang 74 sách bài tập KHTN 7: Thức ăn từ ngoài đi vào trong cơ thể thông qua
A. miệng.
B. thực quản.
C. dạ dày.
D. ruột non.
Lời giải:
Đáp án đúng là: A
Thức ăn đi vào trong cơ thể bằng miệng. Miệng thu nhận và nghiền nhỏ thức ăn, sau đó, đẩy thức ăn xuống thực quản và đến các cơ quan khác nhau trong ống tiêu hóa như dạ dày, ruột non, ruột già, trực tràng, hậu môn.
Lời giải:
- Động mạch có chức năng vận chuyển máu từ tim đến các cơ quan.
- Tĩnh mạch có chức năng vận chuyển máu từ các cơ quan về tim.
- Mao mạch có chức năng trao đổi chất giữa máu với các tế bào.
A. Nước, CO2, kháng thể.
B. CO2, các chất thải, nước.
C. CO2, hormone, chất dinh dưỡng.
D. Nước, hormone, kháng thể.
Lời giải:
Đáp án đúng là: B
Hệ tuần hoàn có chức năng vận chuyển các chất trong cơ thể động vật nhờ sự vận chuyển của máu. Hệ tuần hoàn nhận khí oxygen từ hệ hô hấp, các chất dinh dưỡng từ hệ tiêu hóa đến cung cấp cho hoạt động của các cơ quan, đồng thời, carbon dioxide và những sản phẩm thải khác của quá trình trao đổi chất ở tế bào cũng được vận chuyển đến phổi và các cơ quan bài tiết. Ngoài ra, hệ tuần hoàn còn vận chuyển các kháng thể, hormone, vitamin, muối khoáng,… → Các chất được hệ tuần hoàn vận chuyển đến các cơ quan bài tiết là: CO2, các chất thải, nước.
- Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật độc hại.
- Sử dụng các chất bảo quản quá hàm lượng cho phép.
- Bảo quản thức ăn sống trong ngăn đá tủ lạnh, tủ đông.
- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hoá học.
- Sử dụng các loại phân bón vi sinh.
- Để thức ăn thừa qua đêm.
Lời giải:
Các nguyên nhân gây ô nhiễm thực phẩm:
- Thực phẩm bị nhiễm các vi sinh vật độc hại.
- Sử dụng các chất bảo quản quá hàm lượng cho phép.
- Các loại rau, quả được bón quá nhiều phân hoá học.
- Để thức ăn thừa qua đêm.
Bài tập trang 75 sách bài tập KHTN 7
Em hãy xác định ba người tham gia nghiên cứu là những đối tượng nào sau đây. Giải thích.
a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày.
b) Người trên 50 tuổi.
c) Người làm công việc văn phòng.
Lời giải:
a) Người làm công việc nặng nhọc hằng ngày: cơ thể sẽ mất đi một lượng nước lớn qua quá trình toát mồ hôi nên cần bù lại một lượng nước lớn hơn bình thường → đối tượng C.
b) Người trên 50 tuổi: các hoạt động trong cơ thể giảm đi nên nhu cầu nước cũng giảm so với người trẻ tuổi → đối tượng B.
c) Người làm công việc văn phòng: các hoạt động sống trong cơ thể diễn ra với mức độ bình thường nên cần một lượng nước tương đối → đối tượng A.
Bài 30.9 trang 75 sách bài tập KHTN 7: Điền từ/ cụm từ thích hợp sau vào chỗ trống.
năng lượng, mạch máu, tiêu hoá cơ học, nguyên liệu, tiêu hoá hoá học, ăn uống, ống tiêu hoá, máu.
Các chất dinh dưỡng đóng vai trò rất quan trọng đối với cơ thể động vật, chúng cung cấp ...(1)... cho các hoạt động sống của cơ thể, là …(2)... cấu tạo nên tế bào,... Đối với động vật, thức ăn được đưa vào cơ thể thông qua hoạt động ...(3)...; thức ăn được biến đổi nhờ quá trình ...(4)... và ...(5)... diễn ra trong ...(6)... Sau khi được hấp thụ, các chất dinh dưỡng được vận chuyển đến các cơ quan trong cơ thể nhờ sự di chuyển của ...(7)... trong ...(8)...
Lời giải:
(1) năng lượng
(2) nguyên liệu
(3) ăn uống
(4) tiêu hoá cơ học
(5) tiêu hoá hoá học
(6) ống tiêu hoá
(7) máu
(8) mạch máu
Bài 30.10 trang 75 sách bài tập KHTN 7: Đọc đoạn thông tin sau và trả lời câu hỏi.
Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích lũy dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể, sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau. Những ảnh hưởng tới sức khỏe đó phụ thuộc vào các tác nhân gây bệnh. Những trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn nên càng có nguy cơ suy dinh dưỡng và bệnh tật nhiều hơn.
Do vậy, vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm có ý nghĩa thực tế rất quan trọng trong sự phát triển kinh tế và xã hội, bảo vệ môi trường sống của các nước đã và đang phát triển, cũng như nước ta. Mục tiêu đầu tiên của vệ sinh an toàn thực phẩm là đảm bảo cho người ăn tránh bị ngộ độc do ăn phải thức ăn bị ô nhiễm hoặc có chất độc; thực phẩm phải đảm bảo lành và sạch.
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.
(Nguồn: thoxuan.thanhhoa.gov.vn)
a) Tại sao ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người?
b) Nêu những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn.
c) Tại sao trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên?
d) Nên làm gì để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm?
Lời giải:
a) Ăn thức ăn bị ô nhiễm lại gây nguy hiểm cho cơ thể con người vì: Sử dụng các thực phẩm không đảm bảo vệ sinh trước mắt có thể bị ngộ độc cấp tính với các triệu chứng ồ ạt, dễ nhận thấy, nhưng vấn đề nguy hiểm hơn nữa là sự tích luỹ dần các chất độc hại ở một số cơ quan trong cơ thể sau một thời gian mới phát bệnh hoặc có thể gây các dị tật, dị dạng cho thế hệ mai sau.
b) Những triệu chứng dễ nhận thấy khi bị ngộ độc thức ăn: Đau bụng, nôn mửa, xanh xao, chóng mặt,...
c) Trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm càng nhạy cảm với các bệnh do thực phẩm không an toàn gây nên vì: Do trẻ suy dinh dưỡng, người già, người ốm có sức đề kháng kém, hoạt động của các cơ quan trong cơ thể suy giảm.
d) Để đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và phòng các bệnh gây ra từ thực phẩm bị ô nhiễm:
- Đảm bảo điều kiện chế biến và bảo quản thức ăn đúng cách, hợp vệ sinh.
- Nên mua thực phẩm tại những nơi uy tín, đã được kiểm định chất lượng.
- Tăng cường công tác quản lí, bài trừ các cơ sở sản xuất thực phẩm trái phép, không đảm bảo vệ sinh.
- Tuyên truyền, nâng cao ý thức người dân về vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm và ăn uống khoa học.
Bài 30.11 trang 75 sách bài tập KHTN 7: Em hãy cho biết những đối tượng trong bảng bên dưới cần cung cấp (+) hay cần hạn chế (-) ăn những loại thức ăn giàu các nhóm chất sau đây.
Lời giải:
Đối tượng
Protein
Lipid
Vitamin và
chất khoáng
Carbohydrate
Người béo phì
+
-
+
-
Người mắc bệnh tiểu đường
-
+
+
-
Người lao động nặng
+
+
+
+
Người suy dinh dưỡng
+
+
+
+
Bài 30.12 trang 75 sách bài tập KHTN 7: Dựa vào kiến thức đã học, em hãy vẽ sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết trong quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật.
Lời giải:
Sơ đồ thể hiện mối quan hệ giữa hệ tiêu hoá, hệ hô hấp, hệ tuần hoàn và hệ bài tiết trong quá trình trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở động vật:
Xem thêm các bài giải SBT KHTN 7 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:
Bài 29: Trao đổi nước và các chất dinh dưỡng ở thực vật
Bài 31: Thực hành chứng minh thân vận chuyển nước và lá thoát hơi nước
Bài 32: Cảm ứng ở sinh vật
Bài 33: Tập tính ở động vật
Bài 34: Sinh trưởng và phát triển ở sinh vật