SBT KHTN 7 trang 67 | Kết nối tri thức

436

Với giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức trang 67 chi tiết trong Bài 29: Vai trò của nước và chất dinh dưỡng đối với sinh vật giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT KHTN 7 trang 67 | Kết nối tri thức

Bài 29.7 trang 67 sách bài tập KHTN 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Các khẳng định sau đây đúng hay sai trang 67 sách bài tập KHTN 7

Lời giải:

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Protein tham gia cấu tạo tế bào và cơ thể sinh vật.

Đúng

2

Lipid là nguồn dự trữ năng lượng cho cơ thể.

Đúng

3

Chất xơ không thuộc nhóm carbohydrate.

Sai

4

Ở người, thiếu vitamin D gây bệnh quáng gà.

Sai

5

Ở người, thiếu vitamin A gây bệnh còi xương.

Sai

6

Nitrogen là thành phần cầu tạo nên các chất hữu cơ quan trọng trong tế bào thực vật như diệp lục, protein, nucleic acid,…

Đúng

7

Một số loại chất khoáng như Cu, Mo, Bo,… cây trồng cần một lượng rất nhỏ nhưng không thể thiếu.

Đúng

8

Nhu cầu các chất khoáng giống nhau ở tất cả các loài thực vật.

Sai

9

Cây trồng khi bị thiếu nitrogen, lá sẽ có màu vàng.

Đúng

10

Cây trồng khi bị thiếu magnesium (Mg), lá sẽ có màu xanh đậm.

Sai

Giải thích các khẳng định sai:

(3) Sai. Chất xơ là các phân tử carbohydrate, gồm 2 loại là chất xơ hòa tan và chất xơ không hòa tan.

(4), (5) Sai. Ở người, thiếu vitamin D gây bệnh còi xương, loãng xương, hen phế quản, tim mạch, răng,… Còn thiếu hụt vitamin A mới là một trong những nguyên nhân gây bệnh quáng gà.

(8) Sai. Nhu cầu các chất khoáng không giống nhau ở tất cả các loài thực vật.

(10) Sai. Cây trồng khi bị thiếu magnesium (Mg), lá sẽ xuất hiện các đốm vàng, mép lá cong lên do lá không tổng hợp được diệp lục.

Bài 29.8 trang 67 sách bài tập KHTN 7: Kể tên một số loại phân bón mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với thực vật.

Kể tên một số loại phân bón mà em biết và nêu vai trò của chúng đối với thực vật

Lời giải:

STT

Tên loại phân bón

Vai trò đối với thực vật

1

Phân đạm

Cung cấp nitrogen cho cây trồng. Bón phân đạm thúc đẩy quá trình tăng trưởng của cây, làm cho cây ra nhiều nhánh, phân cành, ra lá nhiều, lá có kích thước to, màu xanh đậm, quang hợp tốt, làm tăng năng suất của cây.

2

Phân lân

Cung cấp phosphorus cho cây, kích thích cây đẻ nhánh, phân cành, ra hoa, đậu quả, tham gia vào quá trình chín của quả, giúp quả to, hạt chắc,…

3

Phân kali

Cung cấp potassium cho cây có vai trò tham gia vào quá trình chuyển hóa năng lượng, đồng hóa các chất dinh dưỡng để tăng năng suất và chất lượng nông sản; giúp cây trồng nâng cao khả năng hút nước, giữ nước, chống chịu với các điều kiện bất lợi của môi trường;…

Bài 29.9 trang 67 sách bài tập KHTN 7: Em hãy giải thích vì sao cây bị héo khi thiếu nước?

Lời giải:

Cây bị héo khi thiếu nước vì: Tế bào thực vật chứa khoảng 70 % là nước; ở thực vật thủy sinh, tỉ lệ này có thể lên đến 90 %. Tế bào thực vật khi có đủ nước sẽ cứng và chắc. Ngược lại, khi thiếu nước, tế bào sẽ không duy trì được hình dạng, mất sức trương nước dẫn đến hiện tượng cây bị héo.

Bài 29.10 trang 67 sách bài tập KHTN 7: Ở người, iodine là thành phần cấu tạo của hormone tuyến giáp, nếu chế độ ăn thiếu iodine sẽ có nguy cơ bị bệnh bướu cổ (tuyến giáp bị phì đại). Em hãy tìm hiểu và nêu một số loại thức ăn nên có trong bữa ăn hằng ngày để phòng tránh bệnh bướu cổ.

Lời giải:

Để phòng tránh bệnh bướu cổ, nên bổ sung các loại thức ăn có chứa iodine trong bữa ăn hằng ngày như trứng gà, rau cần, tảo bẹ, cá biển,… Ngoài ra, muối iodine hay muối biển cũng là nguồn cung cấp iodine.

Xem thêm các bài giải KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 65 sách bài tập KHTN 7

Bài tập trang 66 sách bài tập KHTN 7

 

 

Đánh giá

0

0 đánh giá