SBT KHTN 7 (Kết nối tri thức) Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn | Khoa học tự nhiên 7

595

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải SBT KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT KHTN 7 Bài 34 từ đó học tốt môn KHTN 7.

Giải SBT KHTN 7 Bài 34: Vận dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào thực tiễn | Kết nối tri thức

Bài tập trang 78 sách bài tập KHTN 7

Bài 34.1 trang 78 sách bài tập KHTN 7: Ghép các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi (ở cột A) với lợi ích đối với con người (ở cột B) cho phù hợp.

Ghép các hiện tượng cảm ứng của vật nuôi (ở cột A) với lợi ích đối với con người

Lời giải:

1 – b: Ăn, ngủ đúng giờ sẽ giúp vật nuôi hình thành thói quen tốt, nhờ đó chúng sinh trưởng và phát triển tốt hơn.

2 – c: Đi vệ sinh đúng chỗ sẽ giúp hạn chế sự mất vệ sinh và giảm công sức vệ sinh chuồng trại.

3 – d: Nghe hiệu lệnh là về chuồng giúp người chăn nuôi giảm công sức lùa vật nuôi về chuồng.

4 – a: Nghe hiệu lệnh là đến ăn giảm công sức kêu gọi, tránh lãng phí và quản lí được nguồn thức ăn.

Bài 34.2 trang 78 sách bài tập KHTN 7: Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật để có những ứng dụng trong đời sống. Em hãy cho biết con người đã ứng dụng các hiện tượng cảm ứng trong bảng vào đời sống như thế nào.

Con người đã vận dụng những hiểu biết về hiện tượng cảm ứng ở sinh vật

Lời giải:

Hiện tượng cảm ứng

Ứng dụng của con người

Tính hướng sáng của côn trùng gây hại

Dùng đèn để bẫy côn trùng

Tính hướng sáng của cá

Dùng đèn để thu hút cá trong đánh bắt

Chim di cư về phương nam tránh rét

Nhận biết sự thay đổi về thời tiết

Rễ cây tránh xa hóa chất độc hại với nó

Phát hiện vùng đất nhiễm chất độc

Chim yến cư trú và làm tổ ở những nơi ánh sáng rất yếu

Làm nhà nuôi có ánh sáng rất yếu để chim yến cư trú và làm tổ

Bài tập trang 79 sách bài tập KHTN 7

Bài 34.3 trang 79 sách bài tập KHTN 7: Em hãy nêu những ví dụ về việc ứng dụng hiện tượng cảm ứng ở sinh vật vào trồng trọt, chăn nuôi và đời sống.

Lời giải:

- Trong trồng trọt, con người đã ứng dụng tính hướng sáng, hướng tiếp xúc, hướng nước,… để có chế độ chiếu sáng, làm giàn, tưới nước,… hợp lí; có các biện pháp tiêu diệt côn trùng gây hại.

- Trong chăn nuôi, con người hình thành tập tính tốt cho vật nuôi như: ăn, ngủ đúng giờ; đi vệ sinh đúng chỗ; nghe hiệu lệnh đến ăn;…

- Con người ứng dụng các tập tính của động vật trong việc đánh bắt (chó đi săn; chim cốc bắt cá), huấn luyện động vật (huấn luyện chó nghiệp vụ để bắt kẻ gian, phát hiện ma túy; huấn luyện khỉ làm xiếc),…

Bài 34.4 trang 79 sách bài tập KHTN 7: Đọc sách là một thói quen tốt, đây là tập tính học được ở người. Em hãy vận dụng kiến thức về cảm ứng ở sinh vật, xây dựng các bước để hình thành thói quen này cho bản thân.

Lời giải:

Để hình thành thói quen đọc sách, cần lặp đi lặp lại các bước sau:

Bước 1: Chọn sách mình ưa thích.

Bước 2: Chọn thời gian đọc phù hợp.

Bước 3: Đọc hằng ngày vào thời gian đã chọn.

Bước 4: Tự đánh giá thói quen đọc sách của cá nhân.

Bài 34.5 trang 79 sách bài tập KHTN 7: Khi nuôi gà, vịt, người nông dân chỉ cần dùng tiếng gọi quen thuộc là gà, vịt từ xa đã chạy về để ăn. Tập tính này của vật nuôi có lợi cho sinh vật và cả người chăn nuôi. Em hãy nêu cách thức hình thành tập tính trên cho vật nuôi.

Lời giải:

Để hình thành tập tính nghe hiệu lệnh về ăn, người nuôi nên làm như sau: Gọi vật nuôi vào những thời điểm nhất định (mỗi lần gọi bằng tiếng gọi giống nhau), khi vật nuôi đến thì cho ăn. Vào những ngày sau cũng gọi và cho ăn vào thời điểm đó và chỉ cho ăn sau khi gọi. Sau nhiều ngày được cho ăn chỉ khi được gọi (bằng một âm thanh quen thuộc), vật nuôi sẽ có tập tính nghe tiếng gọi là chạy về ăn.

Xem thêm các bài giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 33: Cảm ứng ở sinh vật và tập tính ở động vật

Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật

Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá