SBT KHTN 7 (Kết nối tri thức) Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật | Khoa học tự nhiên 7

536

Toptailieu biên soạn và giới thiệu lời giải SBT KHTN 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Kết nối tri thức Kết nối tri thức hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SBT KHTN 7 Bài 36 từ đó học tốt môn KHTN 7.

Giải SBT KHTN 7 Bài 36: Khái quát về sinh trưởng và phát triển ở sinh vật - Kết nối tri thức | Kết nối tri thức

Bài tập trang 81 sách bài tập KHTN 7

Bài 36.1 trang 81 sách bài tập KHTN 7: Nêu khái niệm sinh trưởng, phát triển ở sinh vật và mối quan hệ giữa sinh trưởng, phát triển.

Lời giải:

- Khái niệm sinh trưởng: Sinh trưởng là sự tăng lên về kích thước và khối lượng cơ thể do sự tăng lên về số lượng và kích thước tế bào.

- Khái niệm phát triển: Phát triển là những biến đổi diễn ra trong đời sống của một cá thể. Phát triển gồm ba quá trình liên quan đến nhau là sinh trưởng, phân hóa tế bào, phát sinh hình thái cơ quan và cơ thể.

- Mối quan hệ giữa sinh trưởng và phát triển: Sinh trưởng và phát triển là hai quá trình có quan hệ qua lại chặt chẽ với nhau. Sinh trưởng là tiền đề của phát triển, phát triển lại làm thay đổi tốc độ của sinh trưởng.

Bài 36.2 trang 81 sách bài tập KHTN 7: Vì sao nhiều loài thực vật sinh trưởng vô thời hạn?

Lời giải:

Nhiều loài thực vật không ngừng sinh trưởng là do chúng có mô phân sinh (nhóm tế bào chưa phân hóa) nên duy trì được khả năng phân chia liên tục trong suốt đời sống của chúng (ngoại trừ thời kì nghỉ/ngủ).

Bài 36.3 trang 81 sách bài tập KHTN 7: Ở thực vật có hai loại mô phân sinh là

A. mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

B. mô phân sinh cành và mô phân sinh rễ.

C. mô phân sinh lá và mô phân sinh thân.

D. mô phân sinh ngọn và mô phân sinh rễ.

Lời giải:

Đáp án đúng là: A

Ở thực vật Hai lá mầm có hai loại mô phân sinh là mô phân sinh đỉnh và mô phân sinh bên.

Loại mô phân sinh

Vị trí

Vai trò

Mô phân sinh đỉnh

Đỉnh rễ và các chồi thân

Giúp thân, cành, rễ tăng về chiều dài

Mô phân sinh bên

Nằm giữa mạch gỗ và mạch rây

Giúp thân, cành và rễ tăng về chiều ngang

Bài 36.4 trang 81 sách bài tập KHTN 7: Tìm từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin sau:

Mô phân sinh đỉnh giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(1)... Mô phân sinh bên giúp thân, cành và rễ tăng lên về ...(2)...

Lời giải:

Từ/cụm từ phù hợp để hoàn thành thông tin trên:

(1) chiều dài

(2) chiều ngang

Bài 36.5 trang 81 sách bài tập KHTN 7: Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số trong Hình 36.

Lựa chọn tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số

Lời giải:

Tên loại mô phân sinh phù hợp thay thế cho các vị trí đánh số trong Hình 36:

(1) Mô phân sinh đỉnh

(2) Mô phân sinh bên

(3) Mô phân sinh đỉnh

Bài tập trang 82 sách bài tập KHTN 7

Bài 36.6 trang 82 sách bài tập KHTN 7: Vận dụng kiến thức đã học, mô tả đặc điểm thể hiện các dấu hiệu của sinh trưởng và phát triển ở người.

Lời giải:

- Dấu hiệu sinh trưởng ở cơ thể người: cơ thể tăng lên về chiều cao và cân nặng.

- Dấu hiệu phát triển ở cơ thể người: phát sinh các cơ quan trong giai đoạn phôi, phát sinh các đặc điểm ở tuổi dậy thì như mọc râu (ở nam), ngực phát triển (ở nữ),…

Bài 36.7 trang 82 sách bài tập KHTN 7: Dùng vôi vẽ một vòng quanh thân cây (ví dụ: cây phượng) cách mặt đất khoảng 1 m. Dự đoán khoảng cách từ mặt đất đến vết vôi ở các năm sau và giải thích.

Lời giải:

Qua các năm, khoảng cách từ mặt đất đến vòng vôi không đổi vì cây cao lên do mô phân sinh đỉnh (phía ngọn cây).

Xem thêm các bài giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài 35: Thực hành: Cảm ứng ở sinh vật

Bài 37: Ứng dụng sinh trưởng và phát triển ở sinh vật vào thực tiễn

Bài 38: Thực hành: Quan sát, mô tả sự sinh trưởng và phát triển ở một số sinh vật

Bài 39: Sinh sản vô tính ở sinh vật

Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật

Đánh giá

0

0 đánh giá