SBT KHTN 7 trang 90 | Kết nối tri thức

298

Với giải SBT KHTN 7 Kết nối tri thức trang 90 chi tiết trong Bài 41: Một số yếu tố ảnh hưởng và điều hòa, điều khiển sinh sản ở sinh vật - Kết nối tri thức giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập KHTN 7. Mời các bạn đón xem:

Giải SBT KHTN 7 trang 90 | Kết nối tri thức

Bài 41.2 trang 90 sách bài tập KHTN 7: Giải thích tại sao khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm (từ 6 giờ đến 10 giờ trong một đêm, kéo dài khoảng 15 đến 20 đêm). Biết rằng, thanh long chỉ ra hoa, tạo quả vào mùa hè.

Lời giải:

Khi trồng thanh long, để kích thích ra hoa trái vụ, người ta thường thắp đèn vào ban đêm vì: Thanh long là cây ngày dài, chỉ ra hoa trong điều kiện chiếu sáng kéo dài (mùa hè). Vào những thời gian ngày ngắn, thời gian chiếu sáng ít không đủ để kích thích cây ra hoa, tạo quả. Bởi vậy, vào thời gian ngày ngắn, người ta thắp đèn để kéo dài thời gian chiếu sáng trong ngày nhằm kích thích cho cây phân hóa để ra hoa và tạo quả trái vụ.

Bài 41.3 trang 90 sách bài tập KHTN 7: Để tăng hiệu suất thụ phấn ở thực vật, người ta thường sử dụng biện pháp gì? Lấy ví dụ về một số cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo trong trồng trọt.

Lời giải:

- Để tăng hiệu suất thụ phấn ở thực vật, người ta thường sử dụng biện pháp thụ phấn nhân tạo cho cây.

- Ví dụ về một số cây trồng thường được thụ phấn nhân tạo trong trồng trọt: bầu, bí, mướp, na, dưa chuột, bưởi, ngô,…

Bài 41.4 trang 90 sách bài tập KHTN 7: Các khẳng định sau đây đúng hay sai?

Các khẳng định sau đây đúng hay sai trang 90 sách bài tập KHTN 7

Lời giải:

STT

Khẳng định

Đúng/Sai

1

Thụ tinh nhân tạo có tác dụng là sử dụng hiệu quả các con đực mang đặc điểm tốt.

Đúng

2

Bảo vệ các loài côn trùng thụ phấn trong tự nhiên làm tăng hiệu quả thụ phấn cho cây trồng.

Đúng

3

Sử dụng hormone nhân tạo để kích thích ra hoa, phân hóa hoa đực hoặc hoa cái.

Đúng

4

Kích thích cây thanh long ra hoa trái vụ bằng cách thắp đèn chiếu sáng vào ban đêm.

Đúng

5

Nuôi cấy phôi ở động vật bao gồm các bước: tách tinh trùng thành hai loại rồi cho thụ tinh với trứng trong ống nghiệm, sau đó nuôi cấy hợp tử trong môi trường nhân tạo.

Sai

Giải thích các khẳng định sai:

(5) Sai. Nuôi cấy phôi ở động vật không nhất thiết phải trải qua bước tách tinh trùng thành hai loại trừ trường hợp muốn điều chỉnh số lượng con đực hay con cái trong đàn con tạo ra.

Bài 41.5 trang 90 sách bài tập KHTN 7: Nghiên cứu những thí nghiệm dưới đây rồi rút ra nhận xét về sự sinh sản của động vật phụ thuộc vào những yếu tố nào của môi trường.

Thí nghiệm 1: Gà mái thường đẻ 1 quả trứng/ngày, khi tăng chế độ chiếu sáng lên 16 giờ/ngày thì gà đẻ 2 quả trứng/ngày.

Thí nghiệm 2: Cá rô phi Việt Nam có nguồn gốc ở vùng xích đạo, nơi nhiệt độ trung bình là 30 oC, mỗi năm đẻ 11 lứa. Nếu nuôi cá ở nhiệt độ từ 16 oC đến 18 oC thì cá ngừng sinh sản.

Thí nghiệm 3: Cóc đẻ rộ trong tháng 4 nên sau khi đẻ, khối lượng hai buồng trứng giảm. Sau đó, nếu được ăn đầy đủ thì đến tháng 10, hai buồng trứng phục hồi khối lượng và lại có khả năng sinh sản.

Lời giải:

- Ở thí nghiệm 1, sự sinh sản của gà phụ thuộc vào chế độ chiếu sáng trong ngày.

- Ở thí nghiệm 2, khả năng sinh sản của cá rô phi Việt Nam phụ thuộc vào nhiệt độ.

- Ở thí nghiệm 3, khả năng sinh sản của cóc phụ thuộc vào chế độ dinh dưỡng.

→ Nhận xét: Chế độ chiếu sáng, nhiệt độ, chế độ dinh dưỡng phù hợp sẽ làm tăng khả năng sinh sản của động vật.

Bài 41.6 trang 90 sách bài tập KHTN 7: Một trang trại nuôi bò lấy thịt có số lượng bò đực rất lớn. Theo em, để duy trì nguồn bò đực với số lượng lớn, trang trại này nên thực hiện biện pháp gì?

Lời giải:

Để tăng số lượng con đực trong đàn vật nuôi, biện pháp nên thực hiện là lựa chọn tinh trùng (quy định giới tính đực) đem thụ tinh nhân tạo với trứng để tạo ra thế hệ con mang giới tính đực mong muốn.

Xem thêm các bài giải KHTN 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Bài tập trang 89 sách bài tập KHTN 7

Bài tập trang 91 sách bài tập KHTN 7

Đánh giá

0

0 đánh giá