Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Địa lí 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Địa lí lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Địa lí 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 6: Thạch quyển. Thuyết kiến tạo mảng
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức, kĩ năng
- Trình bày được khái niệm thach quyển, phân biệt được thạch quyển với vỏ Trái Đất.
- Trình bày được khái quát thuyết kiến tạo mảng, vận dụng để giải thích nguyên nhân hình thành các vùng núi trẻ, các vành đai động đất, núi lửa.
- Phân tích được sơ đồ, lược đồ, tranh ảnh về chuyển động của các mảng kiến tạo.
- Nhận xét và giải thích sự phân bố các vành đai động đất, núi lửa trên bản đồ.
2. Về năng lực
- Năng lực chung: năng lực tự chủ và tự học, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực nhận thức khoa học địa lí: nhận thức thế giới theo quan điểm không gian, giải thích hiện tượng và quá trình địa lí.
+ Năng lực tìm hiểu địa lí: sử dụng các công cụ địa lí học (sơ đồ, mô hình, tranh ảnh,..), khai thác internet phục vụ môn học.
+ Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học: cập nhật thông tin và liên hệ thực tế, vận dụng tri thức địa lí để giải quyết các vấn đề thực tiễn.
3. Về phẩm chất
- Chăm chỉ, trung thực trong học tập và nghiên cứu khoa học.
- Hình thành thế giới quan khoa học khách quan, tình yêu thiên nhiên.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học.
- Bồi dưỡng lòng say mê tìm hiểu khoa học, trách nhiệm và hành động cụ thể trong việc sử dụng hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
- Tôn trọng các quy luật tự nhiên.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Thiết bị:Máy tính, máy chiếu.
2. Học liệu: Mô hình về thạch quyển, mô hình mảng kiến tạo; video về các hoạt động kiến tạo, động đất, núi lửa,….
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức
Thứ |
Ngày, tháng |
Lớp |
Tiết |
Sĩ số |
HS vắng |
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
2. Kiểm tra bài cũ: Kiểm tra về kiến thức giờ trên Trái Đất
3. Bài mới
3.1. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU
a. Mục tiêu
Tạo kết nối giữa kiến thức, kinh nghiệm của HS về các mảng kiến tạo của Trái Đất ở cấp học dưới với bài học.
- Tạo hứng thú, kích thích tò mò của học sinh.
b. Nội dung
Bề mặt của Trái Đất vô cùng phong phú, đa dạng. Nguyên nhân nào đã tạo nên điều đó. Bề mặt của Trái Đất có thay đổi như thế nào trong lịch sử phát triển Trái Đất?
c. Sản phẩm
HS sẽ đưa ra các ý kiến khác nhau về sự hình thành địa hình bề mặt Trái Đất.
d. Tổ chức thục hiện
- Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
+ HS xem video:https://youtu.be/6eTVn6s6CHc
+ Trả lời câu hỏi:
(1). Kể tên các lục địa và đại dương trên thế giới?
(2). Kể tên các dạng địa hình trên bề mặt Trái Đất?
(3). Tại sao lại có các dạng địa hình khác nhau như vậy?
- Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: HS thực hiện xem video và ghi câu trả lời.
- Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 số HS trả lời.
- Bước 4: Kết luận, nhận định: GV kết luận, dẫn dắt vào bài học
3.2. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 2.1. Tìm hiểu về thạch quyển
a. Mục tiêu
Trình bày được khái niệm thạch quyển, phân biệt được thạch quyển với vở Trái Đất.
b. Nội dung: HS làm việc cá nhân/cặp đôi
- Nêu khái niệm và giới hạn của thạch quyển.
- Phân biệt được sự khác nhau giữa thạch quyển và vỏ Trái Đất.
c. Sản phẩm
- Thạch quyển gồm vỏ Trái Đất và 1 phần cứng mỏng phía trên của manti, có độ dày khoảng 100km, được cấu tạo bởi các loại đá khác nhau.
- Vỏ Trái Đât là lớp ngoài cùng, cấu tạo chủ yếu bởi các lớp đá cứng, độ dày dao động từ 5-70km, chia ra 2 kiểu vỏ lục địa và vỏ đại dương. Vỏ Trái Đất cấu tạo bởi tầng đá trầm tích, tầng granit và tầng badan. Giới hạn với manti là mặt mô hô. Thạch quyển gồm cả vỏ Trái Đất và một phần cứng mỏng của manti trên, độ dày khoảng 100km. Ranh giới dưới tiếp xúc với quyển mềm có tính chất quánh dẻo.
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Địa lí 10 Bài 6 Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Địa lí 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.