Giáo án Địa lí 10 (Cánh diều 2024) Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Địa lí 10 sách Cánh diều chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Địa lí lớp 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 300k mua trọn bộ Giáo án Địa lí 10 Cánh diều bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án Địa lí 10 (Cánh diều 2024) Bài 26: Vai trò, đặc điểm, cơ cấu, các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố dịch vụ

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

-     Trình bày được cơ cấu, vai trò, đặc điểm của dịch vụ; phân tích được các nhân tố ảnh hưởng tới phát triển và phân bố dịch vụ.

-     Phân tích được các nhân tố ảnh hưởng đến sự phát triển và phân bố của ngành dịch vụ.

2. Về năng lực

- Năng lực giao tiếp và hợp tác: được hình thành và phát triển thông qua các hoạt động nhóm và phương pháp dạy học thảo luận vai trò, các nhân tố ảnh hưởng tới ngành dịch vụ.

- Năng lực nhận thức khoa học địa lí: Giải thích các nhân tố ảnh hưởng tới sự phát triển ngành dịch vụ.

- Năng lực tìm hiểu địa lí: viết báo cáo về ngành dịch vụ ở địa phương

3. Về phẩm chất

- Chăm chỉ: tích cực tìm thông tin và hứng thú với việc học, nghiên cứu về ngành dịch vụ

- Trách nhiệm: hoàn thành nhiệm vụ học tập bản thân được phân công khi làm việc nhóm, làm bài tập vận dụng.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1. Thiết bị dạy học

- Giáo án, 1 số bản đồ, tranh ảnh minh họa cho ngành dịch vụ.

- Phiếu học tập.

- Bộ mảnh ghép

- Băng keo, nam châm

- Phiếu học tập làm việc nhóm

- Tiêu chí đánh giá sản phẩm

2. Học liệu

- Sách giáo khoa, vở ghi.

- Giấy note làm bài tập trên lớp, bảng nhóm, bút.

- Thiết bị truy cập internet.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

1. Hoạt động 1: Mở đầu (Tình huống xuất phát) - 7 phút

a. Mục tiêu:

Tạo hứng khởi cho bài học, phát triển năng lực tư duy, khả năng liên kết kiến thức của học viên.

- Kiểm tra kiến thức cũ về bài học của học viên về bài nông nghiệp, công nghiệp, tạo tình huống vào bài.

b. Nội dung:

- Học viên tham gia trả lời các câu hỏi về sản phẩm của các ngành kinh tế.

c. Sản phẩm:

- Câu trả lời của học viên.

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV dẫn dắt học viên về sản phẩm của các ngành kinh tế thông qua hệ thống câu hỏi:

+       Sản phẩm của ngành nông nghiệp là gì?

+        Sản phẩm của ngành công nghiệp là gì?

+        Sản phẩm của ngành du lịch là gì?

+        Sản phẩm của ngành thương mại là gì?

+       Sản phẩm của ngành giáo dục là gì?

+       Em nhận xét gì về sản phẩm của các ngành du lịch, thương mại, giáo dục…?

- Thực hiện nhiệm vụ: Thực hiện nhiệm vụ thông qua sự dẫn dắt của GV.

– Báo cáo, thảo luận: GV gọi HV trả lời câu hỏi.

– Kết luận: GV kết luận và dẫn dắt vào bài. Dịch vụ là những hoạt động có ích của con người tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu. Theo nghĩa rộng, dịch vụ là lĩnh vực kinh tế thứ ba trong nền kinh tế quốc dân, bao gồm các hoạt động kinh tế nằm ngoài hai lĩnh vực nông nghiệp và công nghiệp. Theo nghĩa hẹp, dịch vụ là những hoạt động có ích của con người tạo ra các sản phẩm không tồn tại dưới hình thái vật chất, không dẫn đến việc chuyển quyền sở hữu nhằm thỏa mãn đầy đủ, kịp thời, thuận tiện, văn minh các nhu cầu của sản xuất và của đời sống xã hội.

2. Hoạt động 2: Hình thành kiến thức mới (30 phút)

NHIỆM VỤ 1: TÌM HIỂU VAI TRÒ NGÀNH DỊCH VỤ (10 PHÚT)

a. Mục tiêu

- Phân tích được vai trò của ngành dịch vụ, cho ví dụ minh họa.

b. Nội dung

- HV được yêu cầu hoạt động theo nhóm: Đọc SGK và tìm ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành dịch vụ.

c. Sản phẩm

- Kết quả làm việc theo nhóm.

- Ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành dịch vụ.

Câu trả lời miệng của HV.

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV giao nhiệm vụ cho các nhóm. Đọc SGK và tìm ví dụ minh họa cho các vai trò của ngành dịch vụ.

✔ Nhóm 1: Lấy ví dụ minh họa ngành dịch vụ có vai trò “Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.”

✔ Nhóm 2: Lấy ví dụ minh họa ngành dịch vụ có vai trò “Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.”

✔ Nhóm 3: Lấy ví dụ minh họa ngành dịch vụ có vai trò “Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.”

✔ Nhóm 4: Lấy ví dụ minh họa ngành dịch vụ có vai trò “Kết nối các hệ thống, yếu tố của thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.”

✔ Nhóm 5: Lấy ví dụ minh họa ngành dịch vụ có vai trò “Thúc đẩy phân công lao động; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế”

- Thực hiện nhiệm vụ: HV làm việc theo nhóm

- Báo cáo, thảo luận:

+ GV gọi 1, 2 HV trình bày kết quả

+ Các HV thuộc nhóm khác hỏi, phát vấn, phản biện…

- Kết luận, nhận định:

+ GV: Nhận xét, khen ngợi phần làm việc của HV.

+ GV chuẩn kiến thức. Mở rộng kiến thức các thành phố có ngành dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy kinh tế phát triển mạnh mẽ như Niu i-Oóc, Luân Đôn, Tô-ki-ô…

+ HV: Lắng nghe, ghi bài.

SẢN PHẨM DỰ KIẾN

                    Nhóm 1:

 

                   Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người: ngành giáo dục, y tế giúp nâng cao sức khỏe, nâng cao trình độ lao động… Giáo dục đại học và sau đại học và khoa học công nghệ sẽ là hai ngành dịch vụ trung gian quan trọng, giúp tăng năng suất của các ngành dịch vụ khác nhờ tạo ra nguồn lao động có tay nghề cao và giúp cải tiến quá trình sản xuất và cung ứng dịch vụ.

                   Giải quyết tốt các vấn đề xã hội: các dịch vụ hành chính công, hoạt động đoàn thể…ví dụ hội người cao tuổi, hội nông dân…quan tâm đến từng bộ phận/ tầng lớp nhân dân

                    Nhóm 2:

                   Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên: ngành du lịch khai thác tốt các nguồn tài nguyên du lịch, thúc đẩy kinh tế phát triển.

                   Bảo vệ môi trường: thông qua ngành viễn thông, tuyên truyền bảo vệ môi trường sâu, rộng đến mọi tầng lớp nhân dân

                    Nhóm 3:

 

                   Phát triển công nghiệp, nông nghiệp: Ngành giao thông vận tải về ngành thương mại giúp kết nối sản phẩm của ngành nông nghiệp và công nghiệp tới thị trường.  Thông qua buôn bán thúc đẩy ngành nông nghiệp và công nghiệp phát triển.

                   Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá: Khi ngành công nghiệp phát triển sẽ thực hiện được quá trình công nghiệp hóa và hiện đại hóa đất nước.

                    Nhóm 4:

                   Kết nối các hệ thống, yếu tố của thành phần kinh tế: Trong phân ngành giao thông vận tải và thông tin liên lạc các ngành kinh tế được kết nối với nhau tạo thành một thể thống nhất. Thiếu bất kỳ một ngành nào đều không đem lại hiệu quả kinh tế cao.

                   Đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội: Các ngành dịch vụ tiêu dùng và dịch vụ công đáp ứng trực tiếp nhu cầu của con người.   Ngành dịch vụ kinh doanh cung ứng các dịch vụ cần thiết cho các ngành sản xuất khác.

                    Nhóm 5:

                   Thúc đẩy phân công lao động: Khi ngành dịch vụ phát triển sẽ thúc đẩy quá trình chuyển dịch lao động từ ngành nông nghiệp và công nghiệp sang dịch vụ và ngược lại.

                   Thúc đẩy toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế: Trong quá trình toàn cầu hóa và khu vực hóa không thể thiếu ngành viễn thông và giao thông vận tải,  nhất là đường biển và đường hàng không. Nền kinh tế dịch vụ hiện nay dựa trên hai nền tảng chính là toàn cầu hoá và kinh tế tri thức, được thúc đẩy bởi những thành tựu của tiến bộ khoa học kỹ thuật. Toàn cầu hoá và kinh tế tri thức làm thay đổi thói quen sinh hoạt và tiêu dùng trong đời sống kinh tế - xã hội, xu hướng kinh doanh và chính sách của chính phủ đối với ngành kinh tế dịch vụ.

 

 

1. Vai trò

- Phát triển nguồn nhân lực và phát triển con người, giải quyết tốt các vấn đề xã hội.

- Góp phần khai thác và sử dụng có hiệu quả tài nguyên thiên nhiên, bảo vệ môi trường.

- Phát triển công nghiệp, nông nghiệp và thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá.

- Kết nối các hệ thống, yếu tố của thành phần kinh tế, đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế xã hội.

- Thúc đẩy phân công lao động; toàn cầu hoá và hội nhập quốc tế

NHIỆM VỤ 2: TÌM HIỂU ĐẶC ĐIỂM NGÀNH DỊCH VỤ (5 PHÚT)

a. Mục tiêu

- Phân tích được đặc điểm của ngành dịch vụ.

b. Nội dung

- Phân tích được đặc điểm của ngành dịch vụ.

- Học viên hoạt động cả lớp

c. Sản phẩm

- Câu trả lời của HV

d. Tổ chức thực hiện

- Chuyển giao nhiệm vụ: GV sử dụng bộ câu hỏi định hướng để HV phân biệt được sản phẩm của ngành dịch vụ so với ngành khác để thấy được đặc điểm của ngành dịch vụ

1.   Thế nào là sản phẩm phi vật chất/ phi vật thể?

2.    Kể tên các loại hình dịch vụ em đang sử dụng, hưởng thụ hằng ngày.

3.    Những ngành dịch vụ nào em muốn sử dụng trong thời gian tới hoặc khi có điều kiện?

4.   Ngành nông nghiệp và công nghiệp có tách rời với ngành dịch vụ không?

- Thực hiện nhiệm vụ: HV làm việc cả lớp

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 16 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Địa lí 10 Bài 26 Cánh diều. 

Để mua Giáo án Địa lí 10 Cánh diều năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Địa lí 10 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Giáo án Địa lí 10 Bài 24: Địa lí một số ngành công nghiệp

Giáo án Địa lí 10 Bài 25: Tổ chức lãnh thổ công nghiệp

Giáo án Địa lí 10 Bài 27: Địa lí ngành giao thông vận tải và bưu chính viễn thông

Giáo án Địa lí 10 Bài 28: Thương mại, tài chính ngân hàng và du lịch

Giáo án Địa lí 10 Bài 29 Môi trường và tài nguyên thiên nhiên

Đánh giá

0

0 đánh giá