Giáo án GDQP 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng | Giáo dục quốc phòng 10

Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Giáo dục quốc phòng 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.

Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức bản word trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:

B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN Ngân hàng Vietcombank

B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.

Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu

Giáo án GDQP 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 9: Đội ngũ từng người không có súng | Giáo dục quốc phòng 10

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Nêu được các động tác đội ngũ từng người không có súng.

- Thực hiện được một số động tác đội ngũ từng người không có súng trong điều lệnh đội ngũ của quân đội nhân dân Việt Nam.

2. Năng lực

Năng lực chung: Năng lực tự học; Năng lực hợp tác; Năng lực thẩm mỹ; Năng lực giao tiếp

Năng lực chuyên biệt:

năng lực quản lí, năng lực lãnh đạo.

- Thực hiện được dộng tác đội ngũ từng người không có súng: nghiêm, nghỉ, quay tại chỗ và chào.

3. Phẩm chất

- Yêu thích môn học, có thái độ học tập và rèn luyện tốt. Luôn yêu quê hương, yêu đất nước, có ý thức trách nhiệm, tổ chức kỉ luận, sẵn sàng nhận và hoàn thành nhiệm vụ được giao.

II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU

1.  Chuẩn bị của giáo viên

- Sách giáo khoa  GDQP – An ninh 10

- Sưu tầm tranh ảnh về các động tác đội ngũ từng người không có súng.

- Sân tập ngoài trời

2. Chuẩn bị của học sinh

- Giày thể dục, đọc bài mới

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

A. HOẠT ĐỘNG KHỞI ĐỘNG (5 phút)

a. Mục tiêu: Tạo hứng thú cho HS trước khi vào bài học

b. Nội dung: GV cho lớp làm các thủ tục thao trường

c. Sản phẩm: Thực hiện động tác khởi động

d. Tổ chức thực hiện: Lớp phó thể dục cho lớp: tập trung lớp học, kiểm tra quân số, cơ sở vật chất bảo đảm phục vụ cho học tập, trang phục của HS, phổ biến nội quy ở thao trường đối với từng bài tập (đi lại, vệ sinh, sẵn sàng chiến đấu).

- GV nêu tên bài học, mục đích yêu cầu, nội dung trọng tâm, thời gian, tổ chức phương pháp.

B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC (15 phút)

Hoạt động 1: Động tác nghiêm, nghỉ (5 phút)

a. Mục tiêu: Nắm được kĩ thuật khi thực hiện động tác nghiêm, nghỉ.

b. Nội dung: HS quan sát GV thực hiện, thực hiện theo

c. Sản phẩm: HS thực hiện động tác nghiêm, nghỉ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu Động tác nghiêm qua 3 bước:

+ Bước 1: làm tổng hợp

+ Bước 2: làm chậm có phân tích.

+ Bước 3: Làm tổng hợp các bước trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chú ý nghe giảng, tập trung ghi nhớ các động tác mà giáo viên đã phân tích.

- HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn thực hiện động tác nghiêm.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- Lớp phó thể dục hô để cả lớp thực hiện.

Bướ 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ sai cho một số HS. Chuyển nội dung luyện tập.

1. Động tác nghiêm, nghỉ. (5 phút)

a. động tác nghiêm.

- Ý nghĩa: để rèn luyện cho mọi người tác phong nghiêm túc, tư thế hùng mạnh, khẩn trương, đức tính bình tĩnh, nhẫn nại, đồng thời rèn luyện ý thức tổ chức, kỉ luật thống nhất và tập trung, sẵn sàng chấp hành mệnh lệnh.

- Khẩu lệnh: “nghiêm”.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh nghiêm, hai gót chân đặt sát nào nhau, nằm trên 1 đường thẳng ngang, hai bàn chân mở rộng 1 góc 45 độ, hai đầu gối thẳng, sức nặng toàn thân dồn đều vào 2 chân, ngực nở, bụng hơi thót lại, hai vai thăng bằng, hai tay buông thẳng, năm ngón tay khép lại…

b. Động tác nghỉ. (5 phút)

ý nghĩa: Để đứng trong đội hình đỡ mỏi mà vẫn giữ được tư thế, hàng ngũ nghiêm chỉnh và tập trung sức chú ý.

- Khẩu lệnh: “nghỉ”.

- Động tác: Nghe dứt động lệnh “nghỉ”, đầu gối hơi chùng, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải, thân trên và 2 tay vẫn giữ như khi đứng nghiêm. khi mỏi đổi chân

Hoạt động 2: Động tác quay tại chỗ (5 phút)

a. Mục tiêu: Nắm được kĩ thuật khi thực hiện động tác quay tại chỗ

b. Nội dung: HS quan sát GV thực hiện, thực hiện theo

c. Sản phẩm: HS thực hiện động tác quay tại chỗ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu Động tác nghiêm qua 3 bước:

+ Bước 1: làm tổng hợp

+ Bước 2: làm chậm có phân tích.

+ Bước 3: Làm tổng hợp các bước trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chú ý nghe giảng, tập trung ghi nhớ các động tác mà giáo viên đã phân tích.

- HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn thực hiện động tác quay tại chỗ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức triển khai kế hoạch tập luyện của HS.

- Cho HS đứng thành 4 hàng ngang đứng so le giãn cách, tập đồng loạt theo lệnh hô của GV. Sau đó có thể cho từng tổ tiến hành luyện tập theo sự chỉ huy của từng tổ trưởng.

Bướ 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ sai cho một số HS. Chuyển nội dung luyện tập.

2. Động tác quay tại chỗ (5 phút)

- Quay tại chỗ: ý nghĩa: để đổi hướng nhanh chóng, chính xác mà vẫn giữ được vị trí đứng. Quay tại chỗ là động tác cơ bản làm cơ sở cho đổi hình, đổi hướng trong phân đội được trật tự thống nhất.

a) Động tác quay bên phải:

- Khẩu lệnh: “Bên phải – Quay”.

- Nghe dứt động lệnh quay thực hiện 2 cử động:

- Cử động 1: Thân trên vẫn giữ ngay ngắn, hai đầu gới thẳng tự nhiên, lấy gót chân phải và mũi chân trái làm trụ, phối hợp với sức xoay của thân người quay toàn thân sang phải 1 góc 90 độ, sức nặng toàn thân dồn vào chân phải.

- Cử động 2: Đưa chân trái lên, đặt hai gót chân sát vào nhau thành tư thế đứng nghiêm.

b) Động tác quay bên trái.

c) Động tác quay nửa bên trái.

d) Động tác quay nửa bên phải.

e) Động tác quay đằng sau.

Các động tác trên phân tích các bước giống như động tác quay bên phải.

Hoạt động 3: Động tác chào, thôi chào. (5 phút)

a. Mục tiêu: Nắm được kĩ thuật khi thực hiện động tác quay tại chỗ

b. Nội dung: HS quan sát GV thực hiện, thực hiện theo

c. Sản phẩm: HS thực hiện động tác quay tại chỗ

d. Tổ chức thực hiện:

HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS

DỰ KIẾN SẢN PHẨM

Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ

- GV giới thiệu Động tác nghiêm qua 3 bước:

+ Bước 1: làm tổng hợp

+ Bước 2: làm chậm có phân tích.

+ Bước 3: Làm tổng hợp các bước trên

Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ

- HS chú ý nghe giảng, tập trung ghi nhớ các động tác mà giáo viên đã phân tích.

- HS theo dõi quan sát GV hướng dẫn thực hiện động tác quay tại chỗ.

Bước 3: Báo cáo, thảo luận

- GV tổ chức triển khai kế hoạch tập luyện của HS.

- Cho HS đứng thành 4 hàng ngang đứng so le giãn cách, tập đồng loạt theo lệnh hô của GV. Sau đó có thể cho từng tổ tiến hành luyện tập theo sự chỉ huy của từng tổ trưởng.

Bướ 4: Kết luận, nhận định

- GV nhận xét, điều chỉnh chỗ sai cho một số HS. Chuyển nội dung luyện tập.

3. Động tác chào, thôi chào (5 phút)

Ý nghĩa: Biểu thị tính tổ chức,tính kỷ luật, tinh thần đoàn kết, nếp sống văn minh và tôn trọng lẫn nhau.

a.      chào và thôi chào khi đội mũ cứng.

* chào cơ bản

- Khẩu lệnh: “Chào”

- Khi dứt khẩu lệnh “Chào”, tay phải đưa lên theo đường gần nhất, đặt đầu ngón tay giữa chạm vào bên phải vành mũ, năm ngón tay khép lại và duỗi thẳng, bàn tay úp xuống và hơi chếch về trước, bàn tay và căng tay thành một đường thẳng, cánh tay hơi nâng lên cao ngang tầm vai, đầu ngay ngắn, mắt nhìn thẳng.

* Thôi chào:

 - Khẩu lệnh: “Thôi”.

 - Nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm.

* Nhìn bên phải (trái) chào.

- Khẩu lệnh: “Nhìn bên phải (trái) – Chào”.

- Nghe dứt động lệnh “Chào”, tay phải đưa lên cháo, đồng thời mặt đánh lên 150, quay sang phải (trái) 450 để chào. 

* Thôi chào:

- Khẩu lệnh: “Thôi”.

- Nghe dứt động lệnh “Thôi”, tay phải đưa xuống đường gần nhất về tư thế đứng nghiêm.

* Chú ý:

- Không chào bằng tay trái.

- Tay phải không đưa vòng, năm ngón tay khép (nhất là ngón út và ngón cái).

- Không nghiêng đầu, lệch vai.

- Khi thay đổi hướng chào không xoay người, điểm chạm đầu ngón tay giữa trên vành mũ có thay đổi.

- Mắt nhìn thẳng vào người mình chào, không liếc nhìn xung quanh, không nói chuyện.

- Khi mang găng tay vẫn chào bình thường, khi bắt tay phải tháo găng tay.

………………………………………….

………………………………………….

………………………………………….

Tài liệu có 15 trang, trên đây là tóm tắt 4 trang đầu của Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Bài 9 Kết nối tri thức. 

Để mua Giáo án GDQP 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:

Link tài liệu

Xem thêm Giáo án Giáo dục quốc phòng 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Giáo án GDQP 10 Bài 7: Thường thức phòng tránh một số loại bom, mìn, đạn, vũ khí hóa học, vũ khí sinh học, vũ khí công nghệ cao, thiên tai, dịch bệnh và cháy nổ 

Giáo án GDQP 10 Bài 8: Một số nội dung điều lệnh quản lí bộ đội và công an nhân dân

Giáo án GDQP 10 Bài 10: Đội ngũ tiểu đội

Giáo án GDQP 10 Bài 11: Các tư thế, động tác cơ bản vận động trong chiến đấu

Giáo án GDQP 10 Bài 12: Kỹ thuật cấp cứu và chuyển thương

Đánh giá

0

0 đánh giá