Toptailieu biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Kinh tế pháp luật 10 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Kinh tế pháp luật 10. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ từ 200k mua trọn bộ Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức bản word có lời giải chi tiết:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Kinh tế pháp luật 10 (Kết nối tri thức 2024) Bài 5: Ngân sách nhà nước | Kinh tế pháp luật 10
I. MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Nêu được khái niệm ngân sách nhà nước; đặc điểm và vai trò của ngân sách nhà nước.
- Nêu được quy định cơ bản của pháp luật về quyền và nghĩa vụ công dần trong việc thực hiện pháp luật ngân sách.
2. Về năng lực
- Năng lực chung:
+ Tự chủ và tự học để có những kiến thức cơ bản về ngân sách nhà nước.
+ Giao tiếp và hợp tác trong làm việc nhóm để thực hiện nhiệm vụ học tập về ngân sách nhà nước.
+ Giải quyết vấn đề và sáng tạo trước những tình huống liên quan đến ngân sách nhà nước.
- Năng lực đặc thù:
+ Năng lực điều chỉnh hành vi: ủng hộ những hành vi chấp hành tốt và phê phán những hành vi vi phạm pháp luật về thu, chi ngân sách nhà nước.
+ Năng lực tìm hiểu và tham gia các hoạt động kinh tế - xã hội: Có hành vi đúng khi tham gia một số hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước.
3. Về phẩm chất
- Trung thực và có trách nhiệm công dân khi tham gia các hoạt động liên quan đến ngân sách nhà nước.
- Yêu nước, tin tưởng vào đường lối phát triển kinh tế của Đảng và Nhà nước.
II. THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
- SGK, SGV, SBT môn Giáo dục Kinh tế và Pháp luật 10;
- Kế hoạch dạy học, tranh ảnh, video clip vế ngân sách nhà nước;
- Máy tính, máy chiếu, bài giảng PowerPoint,...
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
TIẾT 1
1. Hoạt động: mở đầu
a) Mục tiêu. HS huy động những kiến thức, kĩ năng, kinh nghiệm của bản thân vể những vấn đề có liên quan đến ngân sách nhà nước; tạo hứng thú, tâm thế học tập của HS, dẫn vào bài mới.
b) Nội dung. Học sinh cùng nhau đọc thông tin trong sách giáo khoa, suy nghĩ và trả lời câu hỏi.
1/ Ngân sách nhà nước góp phần cho sự phát triển của các tỉnh miền núi như thể nào?
2/ Hãy chia sẻ hiểu biết của em về ngân sách nhà nước.
c) Sản phẩm.
- Học sinh bước đầu hiểu được vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội của một quốc gia, dân tộc
d) Tổ chức thực hiện
Chuyển giao nhiệm vụ học tập:
Học sinh làm việc cá nhân, đọc, suy nghĩ và trả lời câu hỏi sách giáo khoa đưa ra
Sau thời gian làm việc cá nhân, học sinh trao đổi cặp đôi với các bạn xung quanh để cùng nhau hoàn thiện câu trả lời
Thực hiện nhiệm vụ học tập
- Học sinh đọc thông tin sách giáo khoa đưa ra.
- Học sinh làm việc cá nhân: Suy nghĩ và trả lời câu hỏi giáo viên đặt ra.
- Làm việc cặp đôi để hoàn thiện sản phẩm chuẩn bị báo cáo
- Trong quá trình hs làm việc, giáo viên theo dõi, phát hiện các hs chưa tìm được câu trả lời để kịp thời hỗ trợ học sinh phát hiện được vai trò của ngân sách nhà nước đối với sự phát triển kinh tế - xã hội
Báo cáo kết quả và thảo luận
- Giáo viên gọi một số học sinh đứng lên chia sẻ suy nghĩ của mình về nội dung trên ( 2 – 3 HS)
- Gọi một số học sinh nhận xét kết quả.
- Giáo viên đặt câu hỏi thảo luận chung: Đối với mỗi quốc gia, dân tộc, ngân sách nhà nước có vai trò như thế nào
Đánh giá kết quả thực hiện nhiệm vụ
- Giáo viên nhận xét bài trả lời của một số học sinh đã được yêu cầu trình bày
- Giáo viên chốt kiến thức theo một số nội dung đã đề cập ở phần sản phẩm
- Gv nhận xét, đánh giá, chốt vấn đề để làm nổi bật vai trò của ngân sách nhà nước
Gv nhấn mạnh:
Ngân sách nhà nước hình thành và phát triển gắn liền với sự xuất hiện và phát triển của Nhà nước. Đó là quỹ tiền tệ tập trung lớn nhất của một quốc gia, vừa là nguồn lực để duy trì bộ máy nhà nước vừa là công cụ hữu ích để Nhà nước quản lí, điều tiết nền kinh tế quốc dân và giải quyết các vấn đề xã hội. Ngân sách nhà nước có phần đóng góp rất lớn cùa người dãn và được sử dụng vì lợi ích quốc gia, lợi ích của nhân dân
2. Hoạt động: Khám phá
Nội dung 1: Tìm hiểu khái niệm ngân sách nhà nước
a) Mục tiêu. Học sinh hiểu được khái niệm ngân sách nhà nước
b) Nội dung. Học sinh làm việc theo nhóm, nghiên cứu, quan sát sơ đồ về dự toán ngân sách nhà nước năm 2018 và trả lời câu hỏi sau
1/ Ngân sách nhà nước gồm các khoản thu, chi gì?
2/ Ai được quyền quyết định các khoản thu, chi của ngân sách nhà nước?
c) Sản phẩm.
- HS chỉ ra được cơ cấu của ngân sách nhà nước
+ Ngân sách nhà nước bao gồn tổng thể các khoản thu, chi theo quy định của pháp luật các khoản bội thu - bội chi trong ngân sách nhà nước
- HS nêu được khái niệm ngân sách nhà nước là gì
Ngân sách nhà nước là toàn bộ các khọản thu, chi của Nhà nước được dự toán và thực hiện trong một khoảng thời gian nhất định do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quyết định để bảo đảm thực hiện các chức năng, nhiệm vụ của Nhà nước
d) Tổ chức thực hiện
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 8 trang, trên đây là tóm tắt 2 trang đầu của Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Bài 5 Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án KTPL 10 Kết nối tri thức năm 2024 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Kinh tế pháp luật 10 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.