Với giải Câu hỏi 1 trang 15 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:
Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 2: Các cuộc phát kiến địa lí và sự hình thành quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa ở Tây Âu
Câu hỏi trang 17 Lịch sử lớp 7
Câu hỏi 1 trang 17 Lịch sử 7: Hãy cho biết quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu như thế nào.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-a SGK trang 16 – 17.
B2: Các từ khóa cần chú ý: tước đoạt, tư liệu sản xuất, rào đất cướp ruộng, làm thuê, công xưởng, tư bản, tích lũy vốn ban đầu, công ty thương mại.
B3: Giải thích cụ thể trong bài.
Lời giải:
- Quá trình tích lũy vốn:
+ Thương nhân châu Âu đẩy mạnh cướp bóc của cải, tài nguyên từ các nước thuộc địa châu Á, châu Phi, châu Mỹ đem về châu Âu.
+ Ở trong nước, họ dùng bạo lực và nhiều thủ đoạn để tước đoạt ruộng đất của nông nô, tư liệu sản xuất của thợ thủ công,…
- Việc tập trung nhân công được thể hiện:
+ Thực hiện “rào đất cướp ruộng” tước đoạt ruộng đất của nông nô và biến họ trở thành người làm thuê cho các công xưởng của tư bản.
+ Những người nô lệ da đen ở châu Phi cũng bị bắt để bán cho các chủ đồn điền, hầm mỏ ở châu Âu và châu Mỹ làm nhân công.
=> Như vậy có thể khẳng định rằng quá trình tích lũy vốn và tập trung nhân công của giai cấp tư sản trong giai đoạn đầu chính là “quá trình tích lũy tư bản nguyên thủy”.
Câu hỏi 2 trang 17 Lịch sử 7: Nêu những biểu hiện của sự nảy sinh chủ nghĩa tư bản ở Tây Âu.
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-a SGK trang 16 – 17.
B2: Các từ khóa cần chú ý: Quan hệ chủ - thợ, quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa, hình thức kinh doanh tư bản chủ nghĩa.
Lời giải :
- Sự xuất hiện quan hệ sản xuất tư bản chủ nghĩa: Quan hệ chủ - thợ được hình thành giữa những chủ công trường thủ công, chủ đồn điền với những người lao động làm thuê. Đây thực chất là quan hệ bóc lột giai cấp.
- Hình thức bóc lột: bóc lột giá trị thặng dư, người lao động không được sở hữu bất cứ tài sản nào trong xã hội. Mọi tài sản đều thuộc về giới chủ, công nhân phải bán sức lao động của mình để nhận về đồng lương ít ỏi.
- Các hình thức sản xuất tư bản chủ nghĩa:
+ Trong công nghiệp xuất hiện các công trường thủ công với các hình thức như công trường thủ công phân tán, công trường thủ công tập trung và công trường thủ công hỗn hợp.
+ Trong nông nghiệp xuất hiện các trang trại của phú nông, nông trang của địa chủ phong kiến, trại ấp của tư sản nông nghiệp.
Câu hỏi 3 trang 17 Lịch sử 7: Hãy cho biết những biến đổi chính trong xã hội Tây Âu giai đoạn này
Phương pháp giải:
B1: Đọc mục 2-b SGK trang 17.
B2: Quan sát hình 4 SGK trang 17 từ thông tin trong hình thấy được nguồn gốc và vai trò của giai cấp mới – tư sản và vô sản.
Lời giải:
- Sự phát triển mạnh mẽ của nền sản xuất tư bản chủ nghĩa đã thúc đẩy sự xuất hiện của các giai cấp mới trong xã hội phong kiến Tây Âu.
- 2 giai cấp mới xuất hiện trong xã hội Tây Âu lúc bấy giờ là giai cấp tư sản và giai cấp vô sản
- Trong xã hội xuất hiện những mâu thuẫn mới: mâu thuẫn giữa tư sản và lãnh chúa phong kiến, giữa giai cấp tư sản và giai cấp vô sản, mâu thuẫn giữa nông dân với địa chủ, lãnh chúa phong kiến.
- Sự ra đời của các giai cấp, tầng mới tạo điều kiện cho sự ra đời các học thuyết xã hội mới đặc biệt là học thuyết tư bản chủ nghĩa và học thuyết xã hội chủ nghĩa ở giai đoạn sau đó.
Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:
Câu hỏi trang 15 Lịch sử lớp 7
Câu hỏi trang 16 Lịch sử 7: Hãy trình bày hệ quả của các cuộc phát kiến địa lí
Luyện tập 2 trang 17 Lịch sử 7: Theo em, biến đổi lớn nhất của xã hội Tây Âu thời kì này là gì?
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.