Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu tới quý Thầy/Cô bộ Giáo án Lịch sử 7 sách Kết nối tri thức chuẩn theo mẫu Bộ GD & ĐT nhằm hỗ trợ quý Thầy/Cô trong quá trình lập kế hoạch giảng dạy và biên soạn giáo án môn Lịch sử 7. Rất mong nhận được những đóng góp ý kiến và sự đón nhận của quý Thầy/Cô.
Chỉ 250k mua trọn bộ Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức bản word chi tiết, trình bày đẹp mắt, dễ dàng chỉnh sửa:
B1: Gửi phí vào tài khoản 011110002558311 - NGUYEN THANH TUYEN - Ngân hàng Vietcombank
B2: Nhắn tin tới zalo Vietjack Official - nhấn vào đây để thông báo và nhận giáo án.
Xem thử tài liệu tại đây: Link tài liệu
Giáo án Lịch sử 7 (Kết nối tri thức 2023) Bài 13: Đại Việt thời Trần( 1226 - 1400)
I/ MỤC TIÊU
1. Về kiến thức
- Mô tả được sự thành lập nhà Trần.
- Trình bày được những nét chính về tình hình chính trị, kinh tế, xã hội, văn hoá,
tôn giáo thời Trần.
- Nêu được những thành tựu chủ yếu về văn hoá của Đại Việt thời Trần.
2. Về năng lực
* Năng lực chung:
- Năng lực hợp tác và giao tiếp:
+Biết đặt ra mục đích giao tiếp và hiểu được vai trò quan trọng của việc đặt mục tiêu trước khi giao tiếp, giao tiếp, làm việc nhóm có hiệu quả.
+ Biết sử dụng ngôn ngữ kết hợp với hình ảnh để trình bày thông tin, ý tưởng và thảo luận những vấn đề liên quan đến bài học.
- Năng lực tự chủ và tự học:
+ Biết chủ động, tích cực thực hiện những công việc của bản thân trong học tập và trong cuộc sống; không đồng tình với những hành vi sống dựa dẫm, ỷ lại.
- Giải quyết vấn đề và sáng tạo
* Năng lực riêng
- Năng lực tìm hiểu lịch sử: Biết sưu tầm, khai thác tư liệu, giải mã các tư liệu lịch sử kênh hình và chữ viết có trong bài.
- Năng lực nhận thức và tư duy lịch sử: Biết trình bày, giải thích, phân tích ,so sánh đối chiếu,suy luận, phản biện, tranh luận v ề một vấn đề lịch sử.
- Năng lực vận dụng kiến thức, kĩ năng đã học:Vận dụng kiến thức đã học để rút ra những bài học kinh nghiệm trong cuộc sống.
3. Về phẩm chất
- Bồi dưỡng cho HS tinh thần đấu tranh bất khuất chống áp bức bóc lột và tinh thần sáng tạo trong xây dựng đất nước.
- Giáo dục lòng yêu nước, tự hào dân tộc, biết ơn tổ tiên và ý thức kế thừa truyền thống
dân tộc trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc cho HS.
- Chăm chỉ:
+ Luôn cố gắng vươn lên đạt kết quả tốt trong học tập.
+ Thích đọc sách, báo, tìm tư liệu trên mạng Internet để mở rộng hiểu biết.
II/ THIẾT BỊ DẠY HỌC VÀ HỌC LIỆU
1. Giáo viên
- Phiếu học tập dành cho HS.
- Đoạn clip tư liệu, hình ảnh 1,2,3,4,5,6/ SGK… có liên quan. Một số mẩu chuyện lịch sử
- Máy tính, máy chiếu (nếu có).
2. Học sinh
- Đọc SGK.
- Sưu tầm tranh, ảnh, tư liệu liên quan đến bài học (nếu có) và dụng cụ học tập theo yêu cầu của GV.
III/ TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
A. HOẠT ĐỘNG MỞ ĐẦU. ( Tiết 1)
a) Mục tiêu:
-Tạo tâm thế cho học sinh đi vào tìm hiểu bài mới.
Giúp học sinh nắm được các nội dung cơ bản bước đầu của bài học cần đạt được đó là Nhà Trần phát triển tiếp nối nhà Lý
b) Nội dung: HS đọc, quan sát kênh chữ, kênh hình 1SGK/62.
c) Sản phẩm: câu trả lời của HS về câu hỏi GV đưa ra.
d) Tổ chức thực hiện:
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ:
Hãy chia sẻ những điều em đã biết, em chưa biết, em muốn biết về thời đại nhà Trần trong lịch sử.
Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ:
HS đọc SGK và thực hiện yêu cầu.
Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV chọn 1-2 HS trình bày kết quả tại chỗ ( HS có thể đọc đoạn em có biết….),yêu cầu 1- 2 nhóm HS khác bổ sung, Gv quan sát,theo dõi phần trình bày của học sinh.
Bước 4: Kết luận, nhận định:
GV khuyến khích, động viên và dẫn dắt các em vào bài học mới: Nhà Trần phát triển tiếp nối nhà Lý, đưa văn minh Đại Việt phát triển lên một tầm cao mới. Lê Quý Đôn - nhà bác học ở thế kỉ XVIII đã đánh giá: “Nhà Trần... làm cho quang vinh cả sử sách, không thẹn với trời đất”. Theo em, vì sao Lê Quý Đôn có những đánh giá cao về nhà Trần như vậy? Hãy cùng nhau đi tìm hiểu đầy đủ hơn về thời đại nhà Trần trong lịch sử.
B. HOẠT ĐỘNG HÌNH THÀNH KIẾN THỨC MỚI
Hoạt động 1: 1/Sự thành lập nhà Trần
a) Mục tiêu: HS hiểu,biết ,mô tả được sự thành lập nhà Trần
b) Nội dung: HS quan sát đoạn clip về sự thành lập nhà Trần-tranh ảnh, đọc kênh chữ SGK để tìm hiểu nội dung kiến thức theo yêu cầu của GV.
c) Sản phẩm: HS hoàn thành tìm hiểu kiến thức, trả được câu hỏi của GV
d) Tổ chức thực hiện:
HĐ CỦA THÀY VÀ TRÒ |
DỰ KIẾN SẢN PHẨM |
Bước 1: Chuyển giao nhiệm vụ: - GV tổ chức cho HS làm việc cá nhân - đọc thông tin mục 1 trong SGK, sau đó thảo luận cặp đôi để trả lời câu hỏi: + Hãy cho biết nhà Trần thành lập trong hoàn cảnh như thế nào? + Ai làVị vua đầu tiên của nhà Trần. + Em hãy cho biết sự thành lập triều Trần thay cho triều Lý đầu thế kỷ XIII có phù hợp với yêu cầu lịch sử không? Vì sao? Bước 2: Thực hiện nhiệm vụ: - HS đọc SGK và thu thập thông tin trả lời câu hỏi dưới sự hướng dẫn của GV -GV khuyến khích học sinh hợp tác với nhau khi thực khi thực hiện nhiệm vụ học tập, GV theo dõi, hỗ trợ HS làm việc những bằng hệ thống câu hỏi gợi mở: + Nhà Trần thành lập vào thời gian nào? + Ai là vị vua đầu tiên của nhà Trần. + Việc nhân dân ta lập đền Trần nói lên điều gì Bước 3: Báo cáo, thảo luận: GV gọi 1 - 2 HS lên trình bày, cho một số HS khác phân tích, nhận xét, đánh giá bổ sung kết quả Bước 4: Kết luận, nhận định: GV bổ sung phần phân tích nhận xét, đánh giá, kết quả thực hiện nhiệm vụ học tập của học sinh. Chính xác hóa các kiến thức đã hình thành cho học sinh. GV chốt lại ý và khẳng định: 1/Sự thành lập nhà Trần -Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối. Nhờ đó, họ Trần đã từng bước thâu tóm quyền hành. -Tháng 1 - 1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho chổng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. => Nhà Trần được thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt bấy giờ GV mở rộng: Sự suy yếu của của nhà Lý cuối thế kỉ XII qua các biểu hiện: Chính quyền không chăm lo đời sống nhân dân, hầu hết quan lại đều lao vào ăn chơi sa đọa,không chăm lo đời sống cho nhân dân. Nhân dân đói khổ,bất mãn và nổi dậy khởi nghĩa. Các thế lực phong kiến ở các địa phương đánh giết lẫn nhau càng làm cho triều đình nhà Lý thêm suy yếu,xã hội rối loạn. “ Bấy giờ nhà vua vẫn cứ tiến hành mọi việc thổ mộc không ngừng, nghe nói ngoài kinh thành có giặc cướp,cũng giả vờ làm ngơ để bưng bít đi,chỉ ham thích của cải. Các bầy tôi ( quan lại) đều bắt chước,tranh nhau bán quan buôn ngục,ngoài ra không còn nghĩ đến việc gì” ( Khâm định Việt sử thông giám cương mục) “ Chính sự ngày một đổ nát, đói kém xảy ra luôn luôn. Nhân dân cùng quẫn khốn khổ,giặc cướp nổi lên ở nhiều nơi” (Khâm định Việt sử thông giám cương mục) - Trong hoàn cảnh đó nhà Trần thành lập thay nhà Lý quản lí đất nước là việc làm cần thiết để ổn định tình hình chính trị,xã hội,cải thiện đời sống cho nhân dân,xây dựng và bảo vệ đất nước. |
1/Sự thành lập nhà Trần -Từ cuối thế kỉ XII, nhà Lý ngày càng suy yếu, phải dựa vào họ Trần để đánh dẹp các thế lực chống đối. Nhờ đó, họ Trần đã từng bước thâu tóm quyền hành. -Tháng 1 - 1226, Lý Chiêu Hoàng (vị vua cuối cùng của nhà Lý) buộc phải nhường ngôi cho chổng là Trần Cảnh, nhà Trần được thành lập. => Nhà Trần được thành lập là cần thiết trong hoàn cảnh lịch sử nước Đại Việt bấy giờ |
………………………………………….
………………………………………….
………………………………………….
Tài liệu có 17 trang, trên đây là tóm tắt 5 trang đầu của Giáo án Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần( 1226 - 1400) Kết nối tri thức.
Để mua Giáo án Lịch sử 7 Bài 13: Đại Việt thời Trần( 1226 - 1400) Kết nối tri thức năm 2023 mới nhất, mời Thầy/Cô liên hệ:
Xem thêm Giáo án Lịch sử 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:
Giáo án Bài 11: Nhà Lý xây dựng và phát triển đất nước (1009-1225)
Giáo án Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 – 1077)
Giáo án Bài 14: Ba lần kháng chiến chống quân xâm lược Mông – Nguyên
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.