Luyện tập 1 trang 33 Lịch sử 7 Kết nối tri thức

2 K

Với giải Luyện tập 1 trang 33 Lịch sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 5: Ấn Độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Lịch sử 7. Mời các bạn đón xem:

Giải bài tập Lịch sử lớp 7 Bài 5: Ấn độ từ thế kỉ IV đến giữa thế kỉ XIX

Luyện tập 1 trang 33 Lịch sử 7: Em hãy lập và hoàn thành bảng theo mẫu dưới đây:

 

Vương triều Gúp – ta

Vương triều Đê – li 

Vương triều Mô – gôn 

Thời gian thành lập

 

   

Tình hình chính trị

 

   

Tình hình kinh tế

 

   

Tình hình xã hội

 

   

Phương pháp giải:

B1: Đọc lại mục 1-a,b,c SGK trang 30, 31, 32.

B2: Các từ khóa cần chú ý: Đầu thế kỉ IV, vương triều Gúp-ta, cuối thế kỉ XII, người Hồi giáo gốc Thổ Nhĩ Kỳ, các khu vực hành chính, tướng lĩnh Hồi giáo, nghề nông trồng lúa, đầu thế kỉ XVI, không phân biệt nguồn gốc, A-cơ-ba, cải cách bộ máy hành chính, chế độ chuyên chế, đo đạc lại ruộng đất.

Lời giải:

 

Vương triều Gúp – ta

Vương triều Đê – li 

Vương triều Mô – gôn 

Thời gian thành lập

Đầu thế kỉ IV

Từ cuối thế kỉ XII

Đầu thế kỉ XVI

Tình hình chính trị

+Đầu thế kỉ IV, lập ra vương triều Gúp-ta. 

+Lãnh thổ Ấn Độ mở rộng khắp lưu vực sông Hằng. 

+Đầu thế kỉ V, phần lớn bán đảo Ấn Độ đã được thống nhất.

+ Ấn Độ được chia thành nhiều khu vực hành chính đứng đầu bởi các tướng lĩnh Hồi giáo. + Các tín đồ Hindu giáo chỉ được giữ các chức vụ không quan trọng.

+Tiến hành xâm chiếm các tiểu quốc ở Nam Ấn.

+Cải cách bộ máy hành chính từ Trung ương đến địa phương, chia đất nước thành 15 tỉnh.

+Thực hiện chế độ chuyên chế, vua trực tiếp bổ nhiệm quan lại các cấp.

+Tiến hành sửa đổi luật pháp.

Tình hình kinh tế

+Có những tiến bộ vượt bậc.

+Nông nghiệp: Công cụ bằng sắt được sử dụng rộng rãi, nhiều công trình thủy lợi được xây dựng.

+Thương nghiệp: buôn bán được đẩy mạnh, có quan hệ thương mại với nhiều nước Ả Rập và Đông Nam Á.

+Nông nghiệp: Nghề nông giữ vai trò quan trọng.

+Thủ công nghiệp và thương nghiệp: Nhiều thành thị mới xuất hiện, nhiều hải cảng được xây dựng để đẩy mạnh buôn bán với Trung Quốc và các nước Đông Nam Á, phương Tây và Ả Rập.

+Nhà nước tiến hành: đo lại ruộng đất, đặt mức thuế hợp lý, thống nhất chế độ đo lường,…

+Nhiều loài cây lương thực và các loại mới được đưa vào trồng trọt.

+Thủ công nghiệp truyền thống và các ngành nghệ khác tương đối phát triển.

+Các thành phố và hải cảng thì hoạt động thương mại là hoạt động kinh tế chính.

Tình hình xã hội

Đời sống nhân dân được ổn định và sung túc hơn tất cả các thời kỳ trước đó.

+Sự phân biệt sắc tộc và tôn giáo đã làm bùng nổ những bất bình trong nhân dân.

+Bùng nổ các cuộc đấu tranh của nhân dân chống lại triều đình.

+Xây dựng khối hòa hợp dân tộc trên cơ sở hạn chế sự phân biệt sắc tộc, tôn giáo

+Hạn chế sự bóc lột của quý tộc với người dân.

+Khuyến khích và ủng hộ các hoạt động sáng tạo văn hóa, nghệ thuật.

 

Xem thêm lời giải bài tập Lịch Sử lớp 7 Kết nối tri thức với cuộc sống hay, chi tiết khác:

Câu hỏi trang 30 Lịch sử 7: Hãy trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội của Ấn Độ thời Vương triều Gúp-ta.

Câu hỏi trang 31 Lịch sử 7: Hãy trình bày những nét chính về sự ra đời, tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Đê-li

Câu hỏi trang 32 Lịch sử 7: Trình bày khái quát sự ra đời và tình hình chính trị, kinh tế, xã hội Ấn Độ thời Vương triều Mô-gôn.

Câu hỏi trang 33 Lịch sử 7: Em hãy giới thiệu và nhận xét về một số thành tựu văn hóa tiêu biểu của Ấn Độ thời phong kiến

Vận dụng 2 trang 33 Lịch sử 7: Hãy tìm hiểu thêm và kể tên một số thành tựu văn hóa của các quốc gia Đông Nam Á chịu ảnh hưởng của văn hóa Ấn Độ thời phong kiến.

Vận dụng 3 trang 33 Lịch sử 7: Tìm kiếm thông tin và hình ảnh từ sách, báo và Internet, hãy viết đoạn văn ngắn giới thiệu về công trình kiến trúc của Ấn Độ thời phong kiến mà em ấn tượng nhất.

Đánh giá

0

0 đánh giá