Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Quan sát Hình 40.1a, mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính

1.4 K

Với giải Câu hỏi trang 165 Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức với cuộc sống chi tiết trong Bài 40: Sinh sản hữu tính ở sinh vật môn Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem: 

Quan sát Hình 40.1a, mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính

Câu hỏi trang 165 KHTN 7

Câu hỏi 1 trang 165 KHTN 7: Quan sát Hình 40.1a, mô tả cấu tạo của hoa lưỡng tính. Hoa lưỡng tính có đặc điểm gì khác hoa đơn tính?

Phương pháp giải:

Ở thực vật có hoa, hoa là cơ quan sinh sản, bộ phận sinh sản của hoa là nhị và nhụy. Nhị hoa gồm chỉ nhị và bao phấn, bao phấn chứa hạt phấn (mang giao tử đực). Nhụy hoa gồm đầu nhụy, vòi nhụy; bầu nhụy chứa noãn mang giao tử cái.

Hoa có cả nhụy và nhị trên cùng một hoa được gọi là hoa lưỡng tính.

Quan sát Hình 40.1a

DiagramDescription automatically generated

Hình 40.1a

Lời giải:

Quan sát hình ảnh ta thấy hoa lưỡng tính có nhụy và nhị trên cùng một hoa. Trong đó:

+ Nhụy gồm: đầu nhụy, vòi nhụy và bầu nhụy có chứa noãn mang giao tử cái.

+ Nhị gồm: bao phấn chứa các hạt phấn mang giao tử đực và chỉ nhị.

Ngoài ra, hoa lưỡng tính vẫn tồn tại một số bộ phận khác gống với hoa đơn tính: Cánh hoa (tràng hoa), lá đài, đế hoa.

Câu hỏi 2 trang 165 KHTN 7: Phân loại hoa đơn tính và hoa lưỡng tính trong Hình 40.2

Phương pháp giải:

- Hoa đơn tính: Hoa chỉ mang nhị hoặc nhụy trên một hoa.

- Hoa lưỡng tính: Hoa mang cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

Quan sát Hình 40.2

DiagramDescription automatically generated

Lời giải:

- Hoa đơn tính: Hoa dưa chuột, hoa liễu. Các loài hoa này chỉ chứa nhị (hoa đực) hoặc nhụy (hoa cái) trên một hoa.

- Hoa lưỡng tính: Hoa cải, hoa bưởi, hoa khoai tây, hoa táo tây. Các hoa này có cả nhị và nhụy trên cùng một hoa.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Mở đầu trang 164 KHTN 7: Cây đậu ở hình bên không được mọc ra từ rễ, thân hay lá của mẹ mà lại mọc lên từ một bộ phận đặc biệt là hạt. Đây là ví dụ về sinh sản hữu tính. Vậy sinh sản hữu tính là gì và quá trình này diễn ra như thế nào

Câu hỏi trang 164 KHTN 7: Lấy ví dụ các loài sinh vật có hình thức sinh sản hữu tính mà em biết.

Câu hỏi trang 166 KHTN 7: Đọc thông tin trên kết hợp quan sát Hình 40.3 để thực hiện các yêu cầu:

Hoạt động trang 167 KHTN 7

Câu hỏi trang 168 KHTN 7: Sinh sản hữu tính ở sinh vật có vai trò và ứng dụng như thế nào? Cho ví dụ.

 

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá