Công thức electron của PH3 chương trình mới

186

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu Công thức electron của PH3 chương trình mới của ba bộ sách Kết nối tri thức, Cánh diều, Chân trời sáng tạo giúp học sinh dễ dàng nắm vững Công thức electron của PH3 gặp từ đó học tốt môn Hóa học.

Công thức electron của PH3 chương trình mới

1. Công thức electron của PH3

- Sự tạo thành phân tử PH3:

Nguyên tử P có 5 electron hóa trị, cần thêm 3 electron để đạt octet.

Nguyên tử H có 1 electron hóa trị, cần thêm 1 electron để đạt octet.

Trong phân tử PH3, nguyên tử P góp chung với mỗi nguyên tử H một electron để tạo thành một cặp electron dùng chung. Như vậy P có 3 cặp electron dùng chung với 3 nguyên tử H.

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 1)

Vậy công thức electron của PH3 là:

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 2)

- Nhận xét:

+ Phân tử PH3 có ba cặp electron dùng chung giữa hai nguyên tử, trong đó nguyên tử P dùng chung với mỗi nguyên tử H một cặp electron.

+ Phân tử PH3 có 1 cặp electron tự do ở nguyên tử P.

2. Công thức Lewis của PH3

a) Cách 1: Viết công thức Lewis dựa vào công thức electron

Từ công thức electron, thay 1 cặp electron dùng chung bằng 1 gạch nối “–” giữa hai nguyên tử ta được công thức Lewis

Từ công thức electron của PH3, thay mỗi cặp electron bằng một gạch nối. Ta được công thức Lewis của PH3 là:

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 3)

b) Cách 2: Viết công thức Lewis dựa theo các bước sau:

Bước 1: Tính tổng số electron hóa trị trong phân tử

P có 5 electron hóa trị, H có 1 electron hóa trị. Trong phân tử PH3 có 1 nguyên tử P và 3 nguyên tử H.

Vậy tổng số electron hóa trị = 5.1 + 1.3 = 8 electron

Bước 2. Vẽ khung phân tử tạo bởi liên kết đơn giữa các nguyên tử

Trong phân tử PH3, P là nguyên tử trung tâm, còn các nguyên tử H được xếp xung quanh:

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 4)(1)

Bước 3. Tính số electron hóa trị chưa tham gia liên kết bằng cách lấy tổng số electron trừ số electron tham gia tạo liên kết.

Số electron hóa trị chưa tham gia liên kết trong sơ đồ là:

8 – 3.2 = 2 electron.

Hoàn thiện octet cho các nguyên tử có độ âm điện lớn hơn trong sơ đồ.

Nếu electron hóa trị còn dư, đặt số electron hóa trị dư trên nguyên tử trung tâm. Kiểm tra nguyên tử trung tâm đã đạt quy tắc octet chưa.

Trong công thức (1), các nguyên tử H đã đạt octet. Nguyên tử P chưa đạt octet nên bổ sung 2 electron cho nguyên tử P. Ta được công thức Lewis của PH3 là:

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 5)

Nhận xét:

+ ∆χ(P – H) = |2,19 – 2,2| = 0,01 < 0,4  liên kết P – H trong phân tử PH3 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

3. Công thức cấu tạo của PH3

Từ công thức Lewis, ta loại bỏ đi các electron tự do (electron không tham gia liên kết) thu được công thức cấu tạo.

- Công thức cấu tạo của PH3 là:

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 6)

- Nhận xét:

+ Phân tử PH3 chứa ba liên kết đơn P – H.

+ Phân tử PH3 có cấu trúc tháp tam giác.

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 7)

4. Bài tập mở rộng về PH3

Câu 1. Số cặp electron tự do có trong phân tử PH3 

A. 1

B. 2

C. 3

D. 4

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: A

Công thức Lewis của PH3 là:

Công thức electron của PH3 chương trình mới (ảnh 8)

Từ công thức Lewis ta xác định được phân tử PH3 có một cặp electron tự do chưa liên kết của nguyên tử P.

Câu 2. Liên kết trong phân tử nào sau đây thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực?

A. NaCl

B. PH3

C. NH3

D. H2O

Hướng dẫn giải

Đáp án đúng là: B

+ ∆χ(P – H) = |2,19 – 2,2| = 0,01 < 0,4  Liên kết P – H trong phân tử PH3 thuộc loại liên kết cộng hóa trị không phân cực.

+ Liên kết trong phân tử NaCl thuộc loại liên kết ion.

+1,7 > ∆χ(N – H) = |3,04 – 2,2| = 0,84 > 0,4  Liên kết N – H trong phân tử NH3 thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực.

+ 1,7 > ∆χ(O – H) = |2,2 – 3,44| = 1,24 > 0,4  Liên kết O – H trong phân tử nước thuộc loại liên kết cộng hóa trị phân cực.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá