Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương

456

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 3 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương

Câu hỏi trang 14 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Hãy kể tên một số món ăn đặc trưng ở địa phương em đang sinh sống.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số món ăn nổi tiếng của Hà Nội: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

Câu hỏi trang 14 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương để tìm hiểu một số nét văn hoá của địa phương:

- Mô tả khái quát một số đặc điểm văn hoá: ẩm thực, trang phục, nhà ở, phong tục tập quán, lễ hội.

- Tìm hiểu một món ăn (tên, nguyên liệu, quy trình chế biến, cảm nhận); lễ hội (tên, thời gian, địa điểm, các hoạt động chính, ý nghĩa và chia sẻ cảm nhận),...

Lời giải:

Địa phương: Hà Nội

* Yêu cầu số 1: Khái quát một số đặc điểm văn hoá:

- Ẩm thực:

+ Phong phú, đa dạng, mang nhiều nét tinh tế và đặc trưng riêng.

+ Nhiều món ăn nổi tiếng, như: phở, bún chả, bún riêu, bún ốc nguội, chả rươi,...

-  Nhà ở:

+ Nhà ở truyền thống được đắp bằng đất hoặc xây bằng gạch, mái lợp lá hoặc ngói. Nhà thường có ba gian: gian chính là nơi thờ cúng và tiếp khách; hai gian bên gọi là buồng, dùng làm phòng ngủ hoặc chứa thóc, gạo, đồ dùng....

+ Hiện nay, nhà ở của người dân có sự thay đổi theo hướng hiện đại và tiện nghi hơn.

- Lễ hội: có nhiều lễ hội đặc sắc, như: lễ hội chùa Thầy (huyện Quốc Oai); lễ hội chùa Hương (huyện Mỹ Đức); hội Gióng ở đền Sóc (huyện Sóc Sơn); hội làng Triều Khúc (huyện Thanh Trì),...

* Yêu cầu số 2:

- Tìm hiểu về 1 món ăn (món: phở)

+ Thành phần chính của phở là: bánh phở (làm từ bột gạo), nước dùng (ninh từ xương bò cùng các loại thảo mộc) và thịt bò hoặc gà cắt lát mỏng.

+ Khi ăn phở, thực khách có thể ăn kèm các gia vị như: hạt tiêu, chanh, ớt, hành lá, rau thơm,…

- Tìm hiểu về một lễ hội (lễ hội chùa Hương):

+ Lễ hội Chùa Hương diễn ra trên địa bàn xã Hương Sơn, huyện Mỹ Đức, Hà Nội.

+ Lễ hội bắt đầu từ ngày 6 tháng Giêng và thường kéo dài đến hết tháng Ba âm lịch hằng năm.

+ Mở đầu là lễ dâng hương, gồm hương, hoa, đèn, nến,... Bên cạnh phần lễ, phần hội ở chùa Hương là nơi hội tụ nhiều nét sinh hoạt văn hoá dân tộc độc đáo như hát chèo, hát văn,...

+ Lễ hội Chùa Hương là hoạt động mang đậm nét văn hoá của người dân vùng Đồng bằng Bắc Bộ.

Câu hỏi trang 14 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Dựa vào Tài liệu giáo dục địa phương để kể lại câu chuyện về một trong những để kể lại câu chuyện danh nhân của địa phương:

- Nêu tên danh nhân, quá trình hoạt động của danh nhân gắn với những câu chuyện nào (nội dung, ý nghĩa của câu chuyện).

- Nêu cảm nhận về danh nhân.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Kể lại câu chuyện về Ngô Quyền

- Tên danh nhân: Ngô Quyền

- Câu chuyện:

+ Ngô Quyền quê ở tại Đường Lâm  (Sơn Tây - Hà Nội), cha là Ngô Mân - một Hào trưởng có tài đức. Ngô Quyền thông minh, văn võ song toàn, được Dương Đình Nghệ gả con gái là Dương Thị Ngọc và cho cai quản đất Ái Châu (Thanh Hóa).

+ Năm 938, quân Nam Hán do Lưu Hoằng Tháo làm chủ tướng từ Quảng Đông theo đường biển ồ ạt tiến sang xâm lược nước ta. Trước vận nước lâm nguy, Ngô Quyền đã gấp rút chuẩn bị kế hoạch đối phó với quân Nam Hán. Vùng cửa sông Bạch Đằng được lựa chọn để bố trí trận địa đánh giặc.

+ Sau chiến thắng vang dội  trên sông Bạch Đằng, Ngô Quyền  lên ngôi vua, đóng đô ở Cổ Loa (Hà Nội), mở ra một kỷ nguyên mới trong lịch sử dân tộc.

- Điều em học hỏi được từ danh nhân: lòng yêu nước, tinh thần dũng cảm; thái độ chủ động, thông minh và tinh thần sáng tạo,…

Luyện tập 1 trang 14 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Viết một đoạn văn mô tả về một phong tục, tập quán hoặc lễ hội ở địa phương em.

Lời giải:

(*) Tham khảo: giới thiệu Hội Gióng ở đền Phù Đổng

- Hội Gióng ở đền Phù Đổng gắn với truyền thuyết về một cậu bé được mẹ sinh ra một cách kỳ lạ ở làng Phù Đổng. Khôi ngô, tuấn tú nhưng lên 3 mà vẫn chưa biết nói, biết cười, suốt ngày cậu chỉ nằm trong thúng treo trên gióng tre, vì thế được đặt tên là Gióng. Vậy mà khi nghe thấy lời kêu gọi của nhà Vua tìm người tài giỏi đánh giặc ngoại xâm, Gióng bỗng lớn nhanh như thổi, rồi xung phong ra trận cứu nước, cứu dân. Sau khi dẹp tan quân giặc, ngài về núi Sóc rồi cưỡi ngựa bay lên trời. Từ đó, ngài Gióng được thiêng hóa thành một vị Thánh bất tử bảo hộ mùa màng, hòa bình cho đất nước, thịnh vượng cho muôn dân.  Để tưởng nhớ công ơn của ngài, người dân lập đền, thờ phụng và mở hội hằng năm với tên gọi là Hội Gióng ở đền Phù Đổng.

- Hội Gióng ở đền Phù Đổng (xã Phù Đổng, huyện Gia Lâm, thành phố Hà Nội) diễn ra từ ngày 7 đến ngày 9 tháng 4 Âm lịch. Vào chính hội, trước tiên dân làng tổ chức các nghi thức tế Thánh, sau đó là các nghi lễ, như: lễ rước nước lau rửa tự khí; lễ rước cờ “lệnh”; lễ khám đường, lễ duyệt tướng … Ngày chính hội mùng 9 tháng 4, Hội Gióng diễn ra trang trọng, linh thiêng và náo nhiệt nhất là hai trận đánh: trận thứ nhất - đánh cờ ở Đống Đàm và trận thứ hai - đánh cờ ở Soi Bia.

- Là một hội trận được trình diễn bằng một hệ thống biểu tượng độc đáo, mang đậm bản sắc văn hóa Việt, được cộng đồng bảo tồn nguyên giá trị cho tới ngày nay, Hội Gióng ở đền Phù Đổng đã được UNESCO công nhận là Di sản văn hóa phi vật thể đại diện của nhân loại vào tháng 11 năm 2010.

Vận dụng 1 trang 14 SGK Lịch Sử và Địa Lí 4: Hãy sưu tầm một số hình ảnh về một lễ hội ở địa phương em để giới thiệu cho thầy, cô giáo và các bạn cùng xem.

Lời giải:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 3: Lịch sử và văn hoá truyền thống địa phương (ảnh 1)

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Chân trời sáng tạo hay, chi tiết khác:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 2: Thiên nhiên và con người địa phương

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 4: Thiên nhiên vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 5: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 6: Một số nét văn hoá ở vùng trung du và miền núi Bắc Bộ

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Chân trời sáng tạo) Bài 7: Đền Hùng và lễ giỗ tổ Hùng Vương

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá