KHTN 7 Cánh Diều: Bài tập (Chủ đề 3)

767

Toptailieu biên soạn và sưu tầm giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài tập (Chủ đề 3) môn khoa học tự nhiên sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải SGK KHTN 7 Cánh diều: Bài tập (Chủ đề 3)

Bài tập 1 trang 46 KHTN 7

a) Nêu ý nghĩa của công thức hóa học

b) Mỗi công thức hóa học sau đây cho biết những thông tin gì?

Na2CO3, O2, H2SO4, KNO3

Phương pháp giải:

a) Công thức hóa học của một chất cho biết 1 số thông tin: nguyên tố tạo ra chất, số nguyên tử mỗi nguyên tố, khối lượng phân tử

- Biết công thức hóa học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

- Biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố, xác định được hóa trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất

b) Nguyên tố tạo ra chất

- Số nguyên tử của mỗi nguyên tố

- Khối lượng phân tử

- Phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

- Hóa trị của nguyên tố, nhóm nguyên tố

Lời giải:

a) Ý nghĩa của công thức hóa học là:

- Công thức hóa học của một chất cho biết một số thông tin

   + Nguyên tố tạo ra chất

   + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố có trong một phân tử chất

   + Khối lượng phân tử của chất

- Biết công thức hóa học tính được phần trăm khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

   Bước 1: Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong 1 phân tử hợp chất

   Bước 2: Tính khối lượng phân tử

   Bước 3: Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức: 

- Biết công thức hóa học và hóa trị của một nguyên tố, xác định được hóa trị của nguyên tố còn lại trong hợp chất

   Bước 1: Đặt hóa trị của nguyên tố chưa biết là a

   Bước 2: Xác định a dựa vào quy tắc hóa trị

b) Na2CO3

   + Các nguyên tố tạo thành: Na, C, O

   + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố: 2 nguyên tử của nguyên tố Na, 1 nguyên tử của nguyên tố C, 3 nguyên tử của nguyên tố O

   + Khối lượng phân tử = 2 x 23 amu + 1 x 12 amu + 3 x 16 amu = 106 amu

 

   + Hóa trị: Na hóa trị I, nhóm CO3 hóa trị II

- O2

   + Các nguyên tố tạo thành: O

   + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố: 2 nguyên tử của nguyên tố O

   + Khối lượng phân tử = 2 x 16 amu =32 amu

   + Hóa trị: O hóa trị II

- H2SO4

   + Các nguyên tố tạo thành: H, S, O

   + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố: 2 nguyên tử của nguyên tố H, 1 nguyên tử của nguyên tố S, 4 nguyên tử của nguyên tố O

   + Khối lượng phân tử = 2 x 1 amu + 1 x 32 amu + 4 x 16 amu = 98 amu

 

   + Hóa trị: H hóa trị I, nhóm SO4 hóa trị II

- KNO3

   + Các nguyên tố tạo thành: K, N, O

   + Số nguyên tử của mỗi nguyên tố: 1 nguyên tử của nguyên tố K, 1 nguyên tử của nguyên tố N, 3 nguyên tử của nguyên tố O

   + Khối lượng phân tử = 1 x 39 amu + 1 x 14 amu + 3 x 16 amu = 101 amu

   

   + Hóa trị: K hóa trị I, nhóm NO3 hóa trị I

Bài tập 2 trang 46 KHTN 7: Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất sau:

a) Calcium oxide (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O

b) Hydrogen sulfide, biết trong phân tử có 2 H và 1 S

c) Sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O

: Viết công thức hóa học và tính khối lượng phân tử của các hợp chất sau:

a) Calcium oxide (vôi sống), biết trong phân tử có 1 Ca và 1 O

b) Hydrogen sulfide, biết trong phân tử có 2 H và 1 S

c) Sodium sulfate, biết trong phân tử có 2 Na, 1 S và 4 O

Phương pháp giải:

- Công thức hóa học gồm 2 phần

   + Phần chữ: kí hiệu hóa học của các nguyên tố tạo thành

   + Phần số: ghi dưới chân bên phải của nguyên tố đó, ứng với số nguyên tử của nguyên tố trong 1 phân tử

- Khối lượng phân tử = tổng khối lượng các nguyên tố trong hợp chất

Lời giải:

a) Calcium oxide (vôi sống): có 1 Ca và 1 O

=> Công thức hóa học: CaO

=> Khối lượng phân tử: MCaO = 1 x 40 amu + 1 x 16 amu = 56 amu

b) Hydrogen sulfide: có 2 H và 1 S

=> Công thức hóa học: H2S

=> Khối lượng phân tử: MH2S = 2 x 1 amu + 1 x 32 amu = 34 amu

c) Sodium sulfate: có 2 Na, 1 S và 4 O

=> Công thức hóa học: Na2SO4

=> Khối lượng phân tử: MNa2SO4 = 2 x 23 amu + 1 x 32 amu + 4 x 16 amu = 119 amu

Bài tập 3 trang 46 KHTN 7: Cho công thức hóa học của một số chất như sau:

(1) F2

(2) LiCl

(3) Cl2

(4) MgO

(5) HCl

Trong các công thức trên, công thức nào là của đơn chất, công thức nào là của hợp chất?

Phương pháp giải:

- Đơn chất là những chất được tạo thành từ 1 nguyên tố hóa học

- Hợp chất là những chất do 2 hoặc nhiều nguyên tố hóa học tạo thành

Lời giải:

(1) F2: Do 1 nguyên tố F tạo thành => Đơn chất

(2) LiCl: Do 2 nguyên tố là Li và Cl tạo thành => Hợp chất

(3) Cl2: Do 1 nguyên tố Cl tạo thành => Đơn chất

(4) MgO: Do 2 nguyên tố là Mg và O tạo thành => Hợp chất

(5) HCl: Do 2 nguyên tố là H và Cl tạo thành => Hợp chất

Bài tập 4 trang 46 KHTN 7: Một số chất có công thức hóa học như sau: BaSO4, Cu(OH)2, ZnSO4

Dựa vào bảng 6.2, tính hóa trị của các nguyên tố Ba, Cu, Zn trong các hợp chất trên.

Phương pháp giải:

- Đặt hóa trị của nguyên tố chưa biết là a

- Xác định a dựa vào quy tắc hóa trị:   => a.x = b.y (trong đó a, b lần lượt là hóa trị của A và B)

Lời giải:

- Xét công thức hóa học: BaSO4

   + Gọi hóa trị của Ba trong hợp chất là a

   + Vì SO4 có hóa trị II nên ta có biểu thức:

a x 1 = II x 1 => a = II

=> Ba có hóa trị II trong hợp chất BaSO4

- Xét công thức hóa học: Cu(OH)2

   + Gọi hóa trị của Cu trong hợp chất là a

   + Vì OH có hóa trị I nên ta có biểu thức:

a x 1 = I x 2 => a = II

=> Cu có hóa trị II trong hợp chất Cu(OH)2

- Xét công thức hóa học: ZnSO4

   + Gọi hóa trị của Zn trong hợp chất là a

   + Vì SO4 có hóa trị II nên ta có biểu thức:

a x 1 = II x 1 => a = II

=> Zn có hóa trị II trong hợp chất ZnSO4

Bài tập 5 trang 46 KHTN 7: Hãy lập công thức hóa học của những chất tạo thành từ các nguyên tố:

a) C và S

b) Mg và S

c) Al và Br

Biết hóa trị của các nguyên tố như sau:

Nguyên tố

C

S

Mg

Al

Br

Hóa trị

IV

II

II

III

I

Phương pháp giải:

- Đặt công thức hóa học của hợp chất  AxaByb (trong đó a, b lần lượt là hóa trị của A và B)

 - Áp dụng quy tắc hóa trị:  

- Xác định x, y (x, y thường là những số nguyên nhỏ nhất thỏa mãn tỉ lệ trên)

Lời giải:

a) C và S

b) Mg và S

c) Al và Br

Bài tập 6 trang 46 KHTN 7: Các hợp chất của calcium có nhiều ứng dụng trong đời sống:

- CaSO4 là thành phần chính của thạch cao. Thạch cao được dùng để đúc tượng, sản xuất các vật liệu xây dựng…

- CaCO3 là thành phần chính của đá vôi. Đá vôi được dùng nhiều trong công nghiệp sản xuất xi măng

- CaCl2 được dùng để hút ẩm, chống đóng băng tuyết trên mặt đường ở xứ lạnh

Hãy tính phần trăm khối lượng của calcium trong các hợp chất trên

Phương pháp giải:

- Tính khối lượng mỗi nguyên tố có trong một phân tử hợp chất

- Tính khối lượng phân tử

- Tính phần trăm khối lượng của nguyên tố theo công thức: 

Lời giải:

- Xét hợp chất CaSO4

Khối lượng nguyên tố Ca trong CaSO4 là: mCa = 1 x 40 amu = 40 amu

Khối lượng phân tử CaSO4: MCaSO4 = 1 x 40 amu + 1 x 32 amu + 4 x 16 amu = 136 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong hợp chất CaSO4 là: 

- Xét hợp chất CaCO3

Khối lượng nguyên tố Ca trong CaCO3 là: mCa = 1 x 40 amu = 40 amu

Khối lượng phân tử CaCO3: MCaCO3 = 1 x 40 amu + 1 x 12 amu + 3 x 16 amu = 100 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong hợp chất CaCO3 là: 

- Xét hợp chất CaCl2

Khối lượng nguyên tố Ca trong CaCl2 là: mCa = 1 x 40 amu = 40 amu

Khối lượng phân tử CaCl2: MCaCl2 = 1 x 40 amu + 2 x 35,5 amu = 111 amu

Phần trăm về khối lượng của Ca trong hợp chất CaCl2 là:

Bài tập 7 trang 46 KHTN 7: Copper(II) sulfate có trong thành phần của một số thuốc diệt nấm, trừ sâu và diệt cỏ cho cây trồng. Copper(II) sulfate được tạo thành từ các nguyên tố Cu, S, O và có khối lượng phân tử là 160 amu. Phần trăm khối lượng của các nguyên tố Cu, S và O trong copper(II) sulfate  lần lượt là: 40%, 20%, 40%. Hãy xác định công thức hóa học của copper(II) sulfate

Phương pháp giải:

- Đặt công thức hóa học của chất là CuxSyOz

- Tính khối lượng của Cu, S, O trong 1 phân tử chất

- Tính x, y, z

Lời giải:

Đặt công thức hóa học của copper(II) sulfate là CuxSyOz

Ta có: 64 amu . x = 64 amu => x = 1

           32 amu . y = 32 amu => y = 1

           16 amu . z = 64 amu => z = 4

Vậy công thức hóa học của copper(II) sulfate là: CuSO4.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá