Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

437

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 20 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên

Câu hỏi trang 85 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Các hình 1, 2 gợi cho em biết những điều gì về thiên nhiên vùng Tây Nguyên?

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 1)

Lời giải:

- Các hình 1, 2 gợi cho em biết thiên nhiên vùng Tây Nguyên mang nét hoang sơ, hùng vĩ của những cánh rừng lớn, trải dài tít tắp nhưng cũng rất đẹp và thơ mộng.

Câu hỏi trang 85 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 3, em hãy:

- Xác định vị trí của vùng Tây Nguyên trên lược đồ.

- Kể tên các vùng và quốc gia tiếp giáp với vùng Tây Nguyên.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 2)

Lời giải:

- Yêu cầu số 1:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 3)

- Yêu cầu số 2: Tây Nguyên tiếp giáp với:

+ Các nước: Lào và Cam-pu-chia.

+ Các khu vực: Duyên hải miền Trung và Nam Bộ.

Câu hỏi trang 86 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, bảng 1 và quan sát hình 3, em hãy kể tên và chỉ trên lược đồ vị trí các cao nguyên ở vùng Tây Nguyên. Cho biết độ cao trung bình của các cao nguyên đó.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 5)

Lời giải:

- Cao nguyên Kon Tum có độ cao trung bình khoảng 500 m

- Cao nguyên Pleiku có độ cao trung bình khoảng 800 m

- Cao nguyên Đắk Lắk có độ cao trung bình khoảng 500 m

- Cao nguyên Mơ Nông có độ cao trung bình khoảng 800 m

- Cao nguyên Lâm Viên có độ cao trung bình khoảng 1500 m

- Cao nguyên Di Linh có độ cao trung bình khoảng 1000 m

Câu hỏi 1 trang 87 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Dựa vào bảng 2, em hãy cho biết thời gian mùa mưa và thời gian mùa khô ở Buôn Ma Thuột.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 6)

Lời giải:

- Mùa mưa ở Buôn Ma Thuột bắt đầu từ tháng 5 và kết thúc vào tháng 11.

- Mùa khô ở Buôn Ma Thuột bắt đầu từ tháng 12 và kết thúc vào tháng 4 của năm sau.

Câu hỏi 2 trang 87 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy nêu đặc điểm chính của khí hậu ở vùng Tây Nguyên.

Lời giải:

- Đặc điểm chính của khí hậu Tây Nguyên:

+ Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20°C.

+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Câu hỏi trang 87 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin, em hãy cho biết tên và đặc điểm của loại đất chính ở vùng Tây Nguyên.

Lời giải:

- Vùng Tây Nguyên có đất đỏ badan là chủ yếu. Đất giàu chất dinh dưỡng, thích hợp để trồng các cây công nghiệp như: cà phê, hồ tiêu, cao su,...

Câu hỏi trang 87 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 4, 5, em hãy cho biết:

- Tên một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên.

- Vai trò của rừng và một số biện pháp bảo vệ rừng.

 Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 7)

Lời giải:

Yêu cầu số 1: Một số kiểu rừng ở vùng Tây Nguyên là:

+ Rừng rậm nhiệt đới.

+ Rừng rụng lá vào mùa khô (còn gọi là rừng khộp).

Yêu cầu số 2: Vai trò của rừng và một số biện pháp bảo vệ rừng.

- Vai trò của rừng:

+ Giúp giảm lũ lụt vào mùa mưa và giảm khô hạn vào mùa khô.

+ Cung cấp nhiều sản vật có giá trị như gỗ, dược liệu, thực phẩm,...

+ Góp phần phát triển du lịch.

- Biện pháp bảo vệ rừng:

+ Trồng rừng và phục hồi rừng;

+ Thành lập các khu bảo tồn thiên nhiên;

+ Tuyên truyền và vận động người dân cùng tham gia bảo vệ rừng.

Luyện tập trang 88 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Trình bày một số đặc điểm địa hình, khí hậu ở vùng Tây Nguyên.

Lời giải:

- Đặc điểm địa hình: địa hình cao, gồm các cao nguyên xếp tầng, cao ở phía đông và thấp dần về phía tây.

- Đặc điểm khí hậu:

+ Nhiệt độ cao quanh năm, trung bình trên 20°C.

+ Khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Lượng mưa trong năm tập trung chủ yếu vào mùa mưa. Mùa khô xảy ra tình trạng thiếu nước nghiêm trọng.

Vận dụng 1 trang 88 SGK Lịch Sử và Địa Lí lớp 4: Sưu tầm hình ảnh về một số cảnh đẹp thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên và chia sẻ với các bạn.

Lời giải:

(*) Tham khảo: Một số cảnh đẹp thiên nhiên ở vùng Tây Nguyên

 Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 20: Thiên nhiên vùng Tây Nguyên (ảnh 8)

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Kết nối tri thức hay, chi tiết khác:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 19: Phố cổ Hội An

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 21: Dân cư và hoạt động sản xuất ở vùng Tây Nguyên

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 22: Một số nét văn hoá và truyền thống yêu nước, cách mạng của đồng bào Tây Nguyên

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 23: Lễ hội Cồng chiêng Tây Nguyên

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Kết nối tri thức) Bài 24: Thiên nhiên vùng Nam Bộ

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá