Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

506

Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Bài 5 từ đó học tốt môn Lịch sử và Địa lí lớp 4.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương

Câu hỏi trang 25 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Em có biết vì sao ngày 10-3 (âm lịch) lại được Nhà nước quy định là ngày nghỉ lễ? Ngày này có ý nghĩa như thế nào đối với người Việt Nam?

Lời giải:

- Ngày 10/3 âm lịch là ngày Giỗ Tổ Hùng vương, đây là một trong những ngày lễ lớn của dân tộc Việt Nam.

- Ý nghĩa: Giỗ tổ Hùng vương được tổ chức nhằm tưởng nhớ công lao dựng nước của các vua Hùng; thể hiện truyền thống “uống nước nhớ nguồn” của dân tộc Việt Nam.

Câu hỏi trang 25 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát hình 1, em hãy xác định vị trí của khu di tích Đền Hùng trên lược đồ.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 1)

Lời giải:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 2)

Câu hỏi trang 26 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Quan sát hình 2, em hãy xác định một số công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 3)

Lời giải:

- Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng là: Đền Tổ mẫu Âu Cơ; đền Thượng; Lăng vua Hùng; Đền Trung; Giếng cổ; Đền Giếng; đền Hạ và chùa Thiên Quang.

Câu hỏi trang 27 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát từ hình 3 đến hình 5, em hãy:

• Cho biết lễ giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở đâu và vào thời gian nào.

• Nêu một số nét sơ lược về lễ giỗ Tổ Hùng Vương.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 4)

Lời giải:

• Yêu cầu số 1: Lễ Giỗ Tổ Hùng Vương diễn ra ở tại Đền Hùng (Phú Thọ) vào ngày 10/3 âm lịch hằng năm.

Yêu cầu số 2: Một số nét sơ lược: Giỗ Tổ Hùng Vương - Lễ hội Đền Hùng gồm có phần lễ và phần hội.

- Phần lễ bao gồm:

+ Rước kiệu: đoàn rước có trống, chiêng, cờ, lọng, kiệu, hoa, lễ vật,... xuất phát từ chân núi Nghĩa Lĩnh qua cổng Đền Hùng đến Đền Hạ, Đền Trung rồi dừng lại ở Đền Thượng.

+ Lễ tế và dâng hương: lễ vật được dâng lên bàn thờ Vua Hùng và các vị thần linh. Chủ tế đọc văn tế, sau đó từng người lần lượt thắp hương đề tưởng nhớ các Vua Hùng.

- Phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...

Câu hỏi trang 28 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội thường diễn ra những hoạt động gì?

Lời giải:

- Trong lễ hội Đền Hùng, phần hội gồm có các hoạt động biểu diễn nghệ thuật, thi đấu thể thao, tổ chức các trò chơi dân gian,...

Câu hỏi trang 28 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Đọc thông tin và quan sát các hình 8, 9, em hãy kể lại truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên” và “Bánh chưng, bánh giầy”.

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 5)

Lời giải:

- Kể lại truyền thuyết “con Rồng cháu Tiên”:

+ Lạc Long Quân kết duyên với Âu Cơ và sinh được một bọc trăm trứng, nở được một trăm con.

+ Đến một ngày, Lạc Long Quân nói với Âu Cơ rằng: Ta là giống Rồng, nàng là giống Tiên. Nay ta đem năm mươi người con xuống biển còn năm mươi người con theo nàng lên núi và hãy giúp đỡ nhau.

+ Âu Cơ cùng năm mươi người con ở Phong Châu, suy tôn người con trưởng làm vua, gọi là Hùng Vương, đặt tên nước là Văn Lang.

- Kể lại truyền thuyết “bánh chưng bánh giầy”:

+ Hùng Vương đời thứ sáu có hai mươi người con trai ai cũng giỏi giang, tài giỏi. Khi vua về già không biết chọn ai nối ngôi bằng nghĩ ra cách dâng lễ vật trong lễ Tiên vương, lễ vật nào ý nghĩa và hợp ý vừa nhất sẽ được truyền ngôi.

+ Lang Liêu là người con thứ mười tám của vua, trong khi các anh em lên rừng xuống biển tìm lễ vật thì Lang Liêu vẫn đang lo lắng chưa tìm ra lễ vật. Trong cơn mơ chàng được vị thần mách cho cách làm một loại bánh sử dụng nguyên liệu sẵn có. Hai chiếc bánh với hình vuông tượng trưng cho đất va hình tròn tượng trưng cho trời.

+ Đến lễ Tiên vương, chàng dâng lên cho vua, vừa khen ngợi và rất hài lòng, vua Hùng quyết định truyền ngôi cho Lang Liêu.

Luyện tập 1 trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Kể tên những công trình kiến trúc chính trong khu di tích Đền Hùng.

Lời giải:

- Các công trình kiến trúc chính của khu di tích Đền Hùng là: Đền Tổ mẫu Âu Cơ; đền Thượng; Lăng vua Hùng; Đền Trung; Giếng cổ; Đền Giếng; đền Hạ và chùa Thiên Quang.

Luyện tập 2 trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Hãy phân loại những hoạt động dưới đây thuộc phần lễ hay phần hội trong lễ giỗ Tổ Hùng Vương:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 6)

Lời giải:

- Những hoạt động thuộc phần lễ là: rước kiệu; dâng hương; đọc văn tế.

- Những hoạt động thuộc phần hội là: thi gói bánh chưng; hát Xoan; thi đấu thể thao.

Vận dụng trang 29 Lịch sử và Địa lí lớp 4: Lựa chọn một trong hai nhiệm vụ dưới đây:

Nhiệm vụ 1. Hãy giới thiệu tóm tắt về lễ giỗ Tổ Hùng Vương cho mọi người trong gia đình em.

Nhiệm vụ 2. Ngoài những câu chuyện đã học trong bài, hãy kể cho bạn một truyền thuyết có liên quan đến thời đại Hùng Vương.

Lời giải:

(*) Lựa chọn: thực hiện nhiệm vụ 2

(*) Tham khảo: truyền thuyết Sơn Tinh - Thủy Tinh

 Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 5: Đền Hùng và lễ giỗ Tổ Hùng Vương (ảnh 7)

Vua Hùng Vương thứ mười tám có một người con gái cực kỳ xinh đẹp tên là Mị Nương, nhà vua muốn kén cho nàng một chàng rể thật xứng đáng. Trong vùng có hai chàng trai đến cầu hôn Mị Nương, một người tên là Sơn Tinh - chúa vùng núi cao, một người là Thủy Tinh - chúa miền biển cả. Cả hai đều tài giỏi ngang nhau nên nhà vua không biết lựa chọn ai bèn hạ lệnh rằng nếu hôm sau ai đem lễ vật đến trước sẽ được rước Mị Nương về. Lễ vật bao gồm: "một trăm ván cơm nếp, hai trăm nệp bánh trưng, voi chín ngà, gà chín cựa, ngựa chín hồng mao, mỗi thứ một đôi". Hôm sau, Sơn Tinh đem lễ vật đến trước trước, rước được Mị Nương về.

Thủy Tinh đến sau, nổi giận đùng đùng đem quân đuổi đánh để cướp Mị Nương. Thủy Tinh hô mưa gọi gió, dâng nước lên cao, Sơn Tinh không hề nao núng mà bốc từng quả núi chặn lũ. Hai bên đánh nhau ròng rã mấy tháng, sức của Thủy Tinh đã đuối nên đành chịu thua. Nhưng vì thù hận không thể quên, hằng năm Thủy Tinh vẫn dâng nước lũ đánh Sơn Tinh và lần nào cũng thua trận.

Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử và Địa lí lớp 4 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 4: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Trung du và miền núi Bắc Bộ

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 6: Thiên nhiên vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 7: Dân cư, hoạt động sản xuất và một số nét văn hóa ở vùng Đồng bằng Bắc Bộ

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 8: Sông Hồng và văn minh sông Hồng

Lịch sử và Địa lí lớp 4 (Cánh diều) Bài 9: Thăng Long - Hà Nội

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá