Bạn cần đăng nhập để đánh giá tài liệu

Ban đêm, trong một phòng không có ánh đèn, em sẽ không thể nhìn rõ các vật

302

Với giải Mở đầu trang 69 Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều chi tiết trong Bài 13: Sự phản xạ ánh sáng Khoa học tự nhiên giúp học sinh dễ dàng xem và so sánh lời giải từ đó biết cách làm bài tập Khoa học tự nhiên 7. Mời các bạn đón xem: 

Ban đêm, trong một phòng không có ánh đèn, em sẽ không thể nhìn rõ các vật

Mở đầu trang 69 KHTN 7: Ban đêm, trong một phòng không có ánh đèn, em sẽ không thể nhìn rõ các vật trong phòng. Nếu có ánh sáng từ đèn ở ngoài đường hoặc ánh trăng lọt vào phòng, em sẽ có thể nhìn rõ các vật trong phòng.

Chúng ta có thể nhìn thấy các vật là do ánh sáng từ nguồn chiếu đến các đồ vật rồi hắt lại đến mắt ta. Hiện tượng ánh sáng bị hắt lại khi gặp bề mặt một vật gọi là sự phản xạ ánh sáng. Ánh sáng sẽ phản xạ trên một bề mặt như thế nào?

Lời giải:

Ánh sáng phản xạ trên một bề mặt tuân theo định luật phản xạ ánh sáng:

+ Tia phản xạ nằm trong mặt phẳng chứa tia tới và pháp tuyến của mặt phản xạ ở điểm tới.

+ Góc phản xạ bằng góc tới.

Xem thêm các bài giải Khoa học tự nhiên 7 Cánh diều hay, chi tiết khác:

Luyện tập 1 trang 70 KHTN 7: Quan sát hình 13.4, so sánh sự phản xạ của ánh sáng trong hai trường hợp phản xạ và phản xạ khuếch tán tại các bề mặt.

Câu hỏi 1 trang 71 KHTN 7: Số liệu thu được trong thí nghiệm của em cho thấy góc tới và góc phản xạ bằng nhau hay khác nhau?

Luyện tập 2 trang 71 KHTN 7: Hình 13.7 vẽ một tia tới SI chiếu lên gương phẳng G.

Vận dụng 1 trang 72 KHTN 7: Kính tiềm vọng là một dụng cụ giúp nhìn thấy vật bị che khuất. Hình 13.8 là sơ đồ cấu tạo một kính tiềm vọng đơn giản, bao gồm hai gương đặt nghiêng 45o so với phương ngang, có bề mặt phản xạ hướng vào nhau. Em hãy vẽ lại sơ đồ cấu tạo kính tiềm vọng này vào vở và vẽ tiếp đường truyền của ánh sáng tới mắt để giải thích vì sao có thể sử dụng kính tiềm vọng để nhìn thấy vật bị che khuất.

Câu hỏi 2 trang 72 KHTN 7: Có những cách nào để đọc được dòng chữ dưới đây dễ dàng hơn?

Vận dụng 2 trang 72 KHTN 7: Trong hình 13.10, có thể quan sát thấy ảnh của vật qua mặt ghế ở phần đã được đánh dầu bóng, còn ở phần chưa đánh dầu bóng thì không thấy. Hãy giải thích tại sao?

Câu hỏi 3 trang 73 KHTN 7: Em hãy chứng minh khoảng cách từ S đến gương và từ S’ đến gương là bằng nhau (hình 13.12)

Luyện tập 3 trang 73 KHTN 7: Ảnh của một vật qua gương phẳng là tập hợp ảnh của tất cả các điểm trên vật. Hãy dựng ảnh của vật AB có hình mũi tên trong hình 13.13 bằng cách dựng ảnh của điểm A và điểm B rồi nối chúng lại với nhau.

Luyện tập 4 trang 74 KHTN 7: Một học sinh cao 1,6m, có khoảng cách từ mắt đến đỉnh đầu là 8cm. Bạn học sinh này cần chọn một gương phẳng treo tường (hình 13.14) có chiều cao tối thiểu bằng bao nhiêu để có thể nhìn thấy toàn bộ ảnh của mình trong gương? Gương phẳng đã chọn cần được treo như thế nào?

Vận dụng 3 trang 74 KHTN 7: Chùa một cột (hình 13.15) là một vật có tính đối xứng gương, tức là có thể chia vật thành hai phần bằng nhau sao cho phần này giống như ảnh của phần kia qua một gương phẳng. Sưu tầm các tranh ảnh về các vật có tính đối xứng gương trong đời sống.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá