KHTN 7 Cánh Diều Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

711

Toptailieu biên soạn và sưu tầm giải bài tập Khoa học tự nhiên 7 Bài 19: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp môn khoa học tự nhiên sách Cánh diều ngắn gọn, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi KHTN 7 từ đó học tốt môn Khoa học tự nhiên 7.

Giải SGK KHTN 7 Bài 19 Cánh diều: Các yếu tố ảnh hưởng đến quang hợp

Mở đầu trang 93 KHTN 7: Đưa chậu cây hoa giấy trồng ngoài sáng vào trong nhà, em hãy dự đoán hiện tượng xảy ra đối với cây hoa giấy sau 1 thời gian (khoảng một tháng). Dựa vào phương trình tổng quát của quang hợp, cho biết những yếu tố nào ảnh hưởng đến hiện tượng đó.

Phương pháp giải:

Quan sát phương trình quang hợp

Lời giải:

Em dự đoán:

- Cây hoa giấy không thể quang hợp bình thường.

- Lá cây sẽ bị úa màu sau một thời gian dài ở trong nhà.

Những yếu tố ảnh hưởng đến quá trình quang hợp là:

- Ánh sáng;

- Nước;

- Carbon dioxide;

- Nhiệt độ.

Câu hỏi 1 trang 93 KHTN 7: Lấy ví dụ những cây ưa ánh sáng mạnh và những cây ưa ánh sáng yếu.

Phương pháp giải:

- Cây ưa sáng mạnh - Cây ưa sáng

- Cây ưa sáng yếu -  Cây ưa bóng

Lời giải:

Luyện tập 1 trang 93 KHTN 7: Quan sát hình 19.1, cho biết cây nào ưa ánh sáng mạnh và cây nào ưa ánh sáng yếu. Vì sao?

Phương pháp giải:

- Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng; phiến lá thường nhỏ, màu xanh sáng như là cây hoa giấy, cây hoa sứ,...

- Nhóm cây ưa ánh sáng yêu thường mọc dưới tán cây khác,...; phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm như là cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh,...

Lời giải:

- Cây ưa sáng yếu là: Cây trầu không, vì có phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm, cây thấp nhỏ mọc dưới bóng cây khác.

- Cây ưa sáng mạnh là: Cây bạch đàn, vì có phiến lá nhỏ, màu xanh sáng, thân cây cao lớn, thường mọc ở nơi quang đãng.

Vận dụng 1 trang 93 KHTN 7: Vì sao trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm?

Phương pháp giải:

Ánh sáng liên quan đến quá trình quang hợp, tổng hợp chất hữu cơ của thực vật.

Lời giải:

Trong nông nghiệp để tăng năng suất một số loại cây trồng người ta thường dùng đèn chiếu sáng vào ban đêm, điều này giúp tăng cường độ quang hợp của cây từ đó giúp tăng tổng hợp chất hữu cơ của loài cây đó → tăng năng suất cây trồng.

Câu hỏi 2 trang 94 KHTN 7: Từ kết quả trong bảng 19.1, cho biết ánh sáng mạnh hay yếu có ảnh hưởng đến quang hợp rong đuôi chó như thế nào.

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 19.1 và so sánh:

Lời giải:

Cường độ ánh sáng càng mạnh → cường độ quang hợp càng mạnh → Số  lượng bọt khí oxygen sinh ra càng nhiều.

Vận dụng 2,3 trang 94 KHTN 7

Vận dụng 2 trang 94 KHTN 7: Vì sao nhiều giống cây trồng muốn thu năng suất cao thì không nên trồng cây với mật độ quá dày? Nêu ví dụ.

Phương pháp giải:

Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp, tuy nhiên nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau.

- Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng; phiên là thương nhỏ, màu xanh sang như là cây hoa giấy, cây hoa sứ,...

- Nhóm cây ưa ánh sáng yêu thường mọc dưới tán cây khác,...; phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm như là cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh,...

Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi.

Lời giải:

Các cây ưa sáng cần cường độ chiếu sáng, thời gian chiếu sáng dài, nên cần trồng trong các môi trường quang đã để đạt hiệu quả quang hợp mạnh nhất, thu được năng suất cao nhất.

Vận dụng 3 trang 94 KHTN 7: Vì sao nhiều giống cây cảnh trồng ở chậu để trong nhà vẫn xanh tốt? Nêu ví dụ.

Phương pháp giải:

Ánh sáng cung cấp năng lượng cho quang hợp, tuy nhiên nhu cầu ánh sáng của các loài cây không giống nhau.

- Nhóm cây ưa ánh sáng mạnh thường mọc ở nơi quang đãng; phiên là thương nhỏ, màu xanh sang như là cây hoa giấy, cây hoa sứ,...

- Nhóm cây ưa ánh sáng yêu thường mọc dưới tán cây khác,...; phiến lá thường rộng, màu xanh sẫm như là cây vạn niên thanh, cây sâm ngọc linh,...

Ánh sáng mạnh hoặc yếu và thời gian chiếu sáng có thể làm quang hợp của cây tăng lên hoặc giảm đi.

Lời giải:

Các cây trồng trong nhà thường là các cây ưa sáng yếu (ưa bóng), các cây này không cần cường độ chiếu sáng mạnh, thời gian chiếu sáng dài để phát triển.

Ví dụ:

Câu hỏi 3, 4 trang 95 KHTN 7

Câu hỏi 3 trang 95 KHTN 7: Đọc thông tin ở bảng 19.2, và cho biết ảnh hưởng của nồng độ carbon dioxide đến quang hợp ở cây đậu xanh và cây bị đỏ.

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 19.2:

Dựa vào số liệu ta có sơ đồ:

Quan sát biểu đồ ta thấy, ở cùng nồng độ khí CO2 (%) cây bí đỏ có cường độ quang hợp cao hơn cây đậu.

Lời giải:

Nếu nồng độ carbon dioxide tăng lên thì quang hợp tăng nhưng nếu nồng độ carbon dioxide tăng cao quá thì quang hợp giảm.

Câu hỏi 4 trang 95 KHTN 7: So sánh cường độ quang của cây đậu xanh và bí đỏ ở cùng một nồng độ carbon dioxide. Từ đó, có thể rút ra kết luận gì?

Phương pháp giải:

Quan sát bảng 19.2:

Dựa vào số liệu ta có sơ đồ:

Quan sát biểu đồ ta thấy, ở cùng nồng độ khí CO2 (%) cây bí đỏ có cường độ quang hợp cao hơn cây đậu.

Lời giải:

Ta thấy rằng:

- Ở cùng nồng độ khí CO2 (%) cây bí đỏ có cường độ quang hợp cao hơn cây đậu.

Giải thích:

- Cây bí và cây đậu khác nhau về cấu tạo, cũng như mỗi loài cây lại có nhu cầu khác nhau về ánh sáng.

Câu hỏi 5 trang 95 KHTN 7: Nêu ảnh hưởng của nước đến quá trình quang hợp của cây xanh.

Phương pháp giải:

Nước là nguyên liệu cho quang hợp ở cây xanh. Cây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp. Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường. Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào là cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

Lời giải:

Nước là nguyên liệu của quá trình quang hợp ở cây xanh.

- Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường.

- Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào là cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

Luyện tập 2 trang 95 KHTN 7: Lấy ví dụ cây có nhu cầu nước khác nhau ở mỗi giai đoạn phát triển.

Phương pháp giải:

Nhu cầu nước của các loại cây là khác nhau. Có cây cần nhiều nước (ví dụ cây cói, cây ráy,... ), có cây cần ít nước (ví dụ cây sen đá, cây lô hội, cây lưỡi hổ,... ) Nhu cầu nước của một loại cây trong các giai đoạn phát triển khác nhau cũng khác nhau (ví dụ: cây mía cần tưới nước thường xuyên khi mới trồng, đến khi mỉa có đốt thì không cần tưới nước nữa)

Lời giải:

Nhu cầu nước của cây hồ tiêu kinh doanh khác biệt so với các loại cây trồng khác:

- Cây Hồ tiêu cần tưới nước thường xuyên khi mới trồng;

-  Giai đoạn phân hóa mầm hoa (xiết nước) có thời gian 30-45 ngày, thường không tưới, hoặc tưới với lượng rất nhỏ;

- Giai đoạn ra hoa tạo quả thì cẩn phải tưới, nhưng không tưới quá nhiều, nguy cơ tạo điều kiện cho bệnh chết nhanh, chết chậm của cây phát triển.

Vận dụng 4, 5 trang 95 KHTN 7

Vận dụng 4 trang 95 KHTN 7: Kể tên những cây cần nhiều nước, những cây cần ít nước ở địa phương.

Phương pháp giải:

Nước là nguyên liệu cho quang hợp ở cây xanh.

- Cây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

- Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường.

- Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào là cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

Lời giải:

Gợi ý:

Vận dụng 5 trang 95 KHTN 7: Vì sao trong trồng trọt muốn thu được năng suất cao thì cần tưới đủ nước cho cây trồng?

Phương pháp giải:

Nước là nguyên liệu cho quang hợp ở cây xanh.

- Cây thiếu hoặc thừa nước đều ảnh hưởng đến quá trình quang hợp.

- Khi cây hấp thụ đủ nước, quang hợp diễn ra bình thường.

- Khi cây thiếu nước, khí khổng đóng lại, lượng carbon dioxide khuếch tán vào là cây giảm dẫn tới quang hợp giảm.

Lời giải:

Gợi ý:

Câu hỏi 6 trang 96 KHTN 7: Nêu ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở thực vật.

Phương pháp giải:

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật. Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình 20 - 30°C. Khu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loại cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.

Lời giải:

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật.

- Khu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loại cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.

Câu hỏi 7, 8 trang 96 KHTN 7

Câu hỏi 7 trang 96 KHTN 7: Đọc thông tin bảng 19.3, cho biết ảnh hưởng của nhiệt độ đến quang hợp ở cây cà chua. Cây quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ nào?

Phương pháp giải:

Quan sát bảng:

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật. Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình 20 - 30°C. Khu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loại cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.

Lời giải:

Quan sát bảng 19.3 ta thấy:

- Cây quang hợp mạnh nhất ở nhiệt độ 21°C.

- Ở ngưỡng nhiệt quá cao (35°C) hay quá thấp (13°C) cây quang hợp yếu có thể đã đến phân hủy hạt diệp lục → Chết cây.

Câu hỏi 8 trang 96 KHTN 7: Có phải cứ tăng nhiệt độ là cường độ quang hợp tăng lên theo không?

Phương pháp giải:

Quan sát bảng:

Nhiệt độ không khí có ảnh hưởng tới các phản ứng trong quang hợp của thực vật. Quang hợp của thực vật chỉ diễn ra bình thường ở nhiệt độ trung bình 20 - 30°C. Khu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loại cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.

Lời giải:

Không phải cứ tăng nhiệt độ lên là cường độ quang hợp sẽ tăng lên.

Khu nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp, quang hợp của hầu hết các loại cây đều bị giảm hoặc ngừng trệ.

Vận dụng 6 trang 96 KHTN 7: Vì sao trong thực tiễn người ta cần chống nóng và chống rét cho cây trồng? Nêu ví dụ biện pháp chống nóng, chống rét cho cây

Phương pháp giải:

Mỗi loại cây thích nghi với các điều kiện nhiệt độ khác nhau. Trong sản xuất người ta cần có các biện pháp chống nóng chống rét để đảm bảo hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.

Lời giải:

- Trong sản xuất người ta cần có các biện pháp chống nóng chống rét để đảm bảo hiệu suất quang hợp và năng suất cây trồng.

- Ví dụ:

Biện pháp chống nóng cho cây:

Biện pháp chống rét cho cây:

Tìm hiểu thêm trang 96 KHTN 7: Người trồng cây ăn quả, rau và hoa trong nhà kính tìm cách cải thiện hiệu quả quang hợp của cây bằng cách sử dụng đèn LED với màu sắc và cường độ ánh sáng phù hợp từng loài. Giải thích tại sao.

Lời giải:

Mỗi loài cây phù hợp với nhiệt độ, lượng nước, và cường độ ánh sáng khác nhau. Trồng cây trong nhà kính, là trồng cây trong môi trường nhân tạo, mà ở đó người nông dân có thể tối ưu tất cả các điều kiện, sao cho phù hợp với từng loại cây trồng, từ đó giúp đạt hiệu quả năng xuất cao nhất.

Câu hỏi 9 trang 96 KHTN 7: Cho biết hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn.

Phương pháp giải:

Cháy rừng hay chặt phá rừng đầu nguồn gây giảm số lượng cây xanh, hay quá trình quang hợp của cây xanh.

Lời giải:

Hậu quả của việc cháy rừng và chặt phá rừng đầu nguồn:

- Tăng lượng khí CO2 Giảm lượng khí O2, gây hiệu ứng nhà kính.

- Cây xanh giúp giữ nước, mất cây xanh dễ gây hiện tượng lũ quét, sạt lở đất vào mùa mưa, hạn hán vào mùa khô.

- Cây xanh giúp điều hòa không khí, mát cây xanh rừng mất chức năng điều hòa không khí.

- Làm mất nơi sinh sống và dinh dưỡng của nhiều loài động vật.

Câu hỏi 10 trang 97 KHTN 7: Quan sát hình 19.4 và đọc thông tin mục II, cho biết.

a) Vai trò của cây xanh, các vai trò này do đâu mà có.

Lời giải:

- Quang hợp của cây xanh có vai trò cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cải thiết cho sự sống.

- Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác.

- Quá trình quang hợp giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

=> Những vai trò này có được nhờ khả năng quang hợp của cây xanh.

b) Ý nghĩa của việc trồng và bảo vệ cây xanh.

Lời giải:

    Con người đang phải đối mặt với nhiều hậu quả do việc chất phá rừng bừa bãi Mất rừng đầu nguồn gây ra ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, mất nơi sinh sống của động vật,... Diện tích rừng giảm thì lượng oxygen giản, lượng carbon dioxide tăng lên gây hiệu ứng nhà kính làm nhiệt độ Trái Đất tăng lên.

=> Vì vậy, chúng ta cần trồng nhiều cây xanh và bảo vệ rừng.

Vận dụng 7, 8 trang 97 KHTN 7

Vận dụng 7 trang 97 KHTN 7: Cho ví dụ về phong trào trống và bảo vệ cây xanh ở địa phương em.

Lời giải:

Địa phương em có phong trào:

- Phủ xanh đất trống đồi trọc;

- Tổ chức ngày tết trồng cây vào mùa xuân;...

Vận dụng 8 trang 97 KHTN 7: Hãy viết một đoạn văn ngắn về phong trào trong và bảo vệ cây xanh ở địa phương. Em phải làm gì để góp phần trồng thêm nhiều cây xanh?

Lời giải:

Bài làm

    Chủ nhật vừa rồi trường em tổ chức chương trình trồng cây xanh để bảo vệ môi trường, em và các bạn đã tham gia rất vui. Đó là một ngày đẹp trời, cầm trên tay những hạt giống cây trồng em háo hức cùng các bạn đến trường. Bạn nào cũng cầm theo rất nhiều cây non, nào là cây hoa hồng, cây hoa 10 giờ, có bạn cầm theo hạt giống trồng cây hoa phượng... Cô giáo phân công hai bạn một chiếc xẻng nhỏ, nhóm nào trồng được nhiều cây nhất thì sẽ được thưởng một bông hoa điểm tốt. Chúng em vui thích vô cùng vì vừa được trồng cây bảo vệ môi trường vừa có cơ hội được thưởng hoa điểm tốt. Bạn nào cũng lấm lem bùn đất nhưng nhìn những chồi non được trồng thì ai cũng đều rất vui. Chỉ một buổi sáng mà sân vườn của trường em đã được trồng đầy ắp những hàng hoa, hàng cây xanh. Em rất thích trồng cây, từ giờ em sẽ tích cực tham gia hơn các hoạt động trồng cây, vì trồng cây giúp ích cho môi trường.

Luyện tập 3, 4 trang 97 KHTN 7

Luyện tập 3 trang 97 KHTN 7: Dựa vào phương trình quang hợp, giải thích vai trò của cây xanh trong tự nhiên.

Phương pháp giải:

Quan sát phương trình quang hợp

Quang hợp có vai trò cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cải thiết cho sự sống. Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác. Quá trình quang hợp giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

Lời giải:

Vai trò của cây xanh trong tự nhiên:

- Cây xanh giúp điều hòa không khí.

- Điều hòa dòng chảy giúp, phòng tránh sạt lở, lũ quét vào mùa mưa; hạn hán vào mùa khô.
- Lượng oxi mà thực vật nhả ra giúp các sinh vật khác hô hấp, duy trì sự sống.

- Các chất hữu cơ do thực vật tạo ra là thực ăn cho nhiều sinh vật khác, góp phần vào chu trình sinh địa hóa trong tự nhiên

-  Vai trò của cây xanh với động vật

+ cung cấp oxi và thức ăn cho động vật

+ cung cấp nơi ở và nơi sinh sản cho động vật

- Vai trò của cây xanh với con người

+ Thực vật có công dụng nhiều mặt: như cung cấp lương thực, thực phẩm, gỗ …

Luyện tập 4 trang 97 KHTN 7: Nêu ý nghĩa câu thơ của Bác Hồ:

Mùa xuân là Tết trồng cây

Làm cho đất nước càng ngày càng xuân.

Phương pháp giải:

Quan sát phương trình quang hợp

Quang hợp có vai trò cung cấp chất hữu cơ và năng lượng cải thiết cho sự sống. Trong chuỗi thức ăn tự nhiên, các sinh vật tự dưỡng thông qua quang hợp tạo ra nguồn thức ăn cho nhiều sinh vật khác. Quá trình quang hợp giúp cân bằng lượng oxygen và carbon dioxide trong không khí.

Lời giải:

   Mùa xuân, khí hậu ấm áp, cây cối đâm chồi nảy lộc và phát triển mạnh mẽ nhất, đây chính là thời điểm trồng cây thích hợp trong năm. Bác đã khởi xướng ra một phong trào rất có ý nghĩa là trồng cây vào những ngày Tết cổ truyền của dân tộc: “Mùa xuân là Tết trồng cây”. Trồng cây không chỉ đem lại lợi ích trước mắt cho cuộc sống của con người mà còn đem lại lợi ích lâu dài cho xã hội, đất nước.

Từ khóa :
Giải bài tập
Đánh giá

0

0 đánh giá