Toptailieu.vn biên soạn và giới thiệu lời giải Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077) hay, chi tiết sẽ giúp học sinh dễ dàng trả lời câu hỏi SGK Lịch sử lớp 7 Bài từ đó học tốt môn Lịch sử lớp 7 .
Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 12: Cuộc kháng chiến chống quân xâm lược Tống (1075 - 1077)
Trả lời:
- Nhà Tống muốn dùng chiến tranh để giải quyết tình trạng khủng hoảng trong nước.
- Quân dân nhà Lý đấu tranh chống xâm lược:
+ Chủ động tiến công để chặn thế mạnh của giặc.
+ Chủ động chuẩn bị về lực lượng, phòng thủ, bố trí trận địa đánh giặc.
+ Chủ động chớp thời cơ quân giặc gặp khó khăn để tổ chức tổng tiến công.
+ Chủ động giảng hòa với giặc, thể hiện lòng trọng nhân nghĩa.
1. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất (năm 1075)
Trả lời:
- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ nhất ( 1075):
+ Đem quân chinh phạt Chăm-pa để ổn định biên giới phía Nam, làm thất bại ý đồ tiến công phối hợp của nhà Tống với Chăm-pa.
+ Đem quân tấn công vào đất Tống nhằm thực hiện chủ trương “tiến công trước để tự vệ”.
+ Sau khi phá tan các cứ điểm: Ung Châu - Khâm Châu - Liêm Châu của nhà Tống, nhà Lý nhanh chóng rút quân về nước để tránh địch phản công và chủ động xây dựng các trận tuyến phòng ngự.
2. Cuộc kháng chiến chống Tống giai đoạn thứ hai (năm 1077)
a, Chuẩn bị kháng chiến
Trả lời:
- Nguyên nhân Lý Thường Kiệt xây dựng phòng tuyến chống quân Tống trên sông Như Nguyệt:
+ Sông Như Nguyệt chặn ngang tất cả các ngả đường bộ mà quân Tống có thể vượt qua để tiến vào Thăng Long.
+ Sông Như Nguyệt bấy giờ có lòng sông sâu, rộng, là một chiến hào tự nhiên khó có thể vượt qua.
+ Lực lượng của nhà Tống chủ yếu là bộ binh: 10 vạn bộ binh tinh nhuệ, 1 vạn ngựa chiến và 20 vạn dân phu.
- Nhận xét: việc xây dựng phòng tuyến trên sống Như Nguyệt cho thấy: tầm nhìn và tài năng quân sự tuyệt vời của Thái úy Lý Thường Kiệt đồng thời phản ánh sự chuẩn bị kĩ càng và ý chí quyết tâm đánh giặc ngoại xâm của quân dân nhà Lý.
b, Cuộc chiến đấu trên phòng tuyến sông Như Nguyệt
Trả lời:
- Khi quân Tống đang lâm vào tình thế khó khăn, Lý Thường Kiệt đã chủ động lựa chọn việc kết thúc chiến tranh bằng biện pháp giảng hòa.
- Việc lựa chọn cách kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hòa bình đã có tác dụng:
+ Vừa giữ vững nền độc lập, tự chủ của Đại Việt; vừa duy trì được quan hệ bang giao giữa Đại Việt và nhà Tống.
+ Tránh hi sinh, tổn thất xương máu cho cả Đại Việt và Tống
+ Cho thấy tinh thần nhân đạo và thiện chí hòa bình của nhân dân Đại Việt.
Câu hỏi 2 trang 61 Lịch sử 7: Trình bày ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt.
Trả lời:
- Ý nghĩa của chiến thắng trên sông Như Nguyệt:
+ Là trận đánh quyết định, khiến quân Tống chịu tổn thất nặng nề; bảo vệ vững chắc nền độc lập dân tộc của Đại Việt.
+ Thể hiện tinh thần yêu nước, đoàn kết và ý chí quyết tâm chống ngoại xâm của nhân dân Đại Việt.
+ Cho thấy tàng năng quân sự của Lý Thường Kiệt.
Luyện tập - Vận dụng
Trả lời:
- Nét độc đáo trong cuộc kháng chiến chống Tống của nhà Lý (1075 - 1077):
+ Chủ động tiến công trước để tự vệ.
+ Sau khi đạt được mục đích chiến lược, quân dân nhà Lý đã chủ động rút quân để tránh địch phản công.
+ Chủ động xây dựng phòng tuyến chống giặc trên sông Như Nguyệt.
+ Đánh vào tâm lí của địch bằng bài thơ “Nam quốc sơn hà”
+ Chủ động tấn công quy mô lớn vào trận tuyến của Tống khi thấy quân Tống đang suy yếu.
+ Chủ động kết thúc chiến sự bằng biện pháp mềm dẻo, thương lượng, đề nghị “giảng hòa” để hạn chế tổn thất.
Trả lời:
- Vai trò của Lý Thường Kiệt:
+ Lý Thường Kiệt là Tổng chỉ huy cuộc kháng chiến.
+ Lý Thường Kiệt đã đề ra chủ trương, đường lối kháng chiến đúng đắn, sáng tạo, góp phần quan trọng làm nên thắng lợi của quân dân nhà Lý.
+ Lý Thường Kiệt đã quyết định kết thúc chiến tranh bằng biện pháp hoà bình.
Trả lời:
- Bài học kinh nghiệm từ cuộc kháng chiến chống Tống:
+ Phát huy truyền thống đoàn kết, yêu nước của nhân dân.
+ Nâng cao cảnh giác trước mọi âm mưu và hoạt động của các lực lượng chống phá;
+ Chủ động xây dựng lực lượng và các tuyến phòng thủ (ở những khu vực hiểm yếu).
+ Tận dụng ưu thế về địa hình để xây dựng trận địa chống giặc.
+ Luôn nêu cao lòng nhân nghĩa, tinh thần yêu chuộng hòa bình.
Xem thêm các bài giải SGK Lịch sử lớp 7 hay, chi tiết khác:
Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 10: Đại Cồ Việt thời Đinh và Tiền Lê (968 – 1009)
Lịch sử 7 (Kết nối tri thức) Bài 9: Đất nước buổi đầu độc lập
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ DỊCH VỤ GIÁO DỤC VIETJACK
- Người đại diện: Nguyễn Thanh Tuyền
- Số giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh: 0108307822, ngày cấp: 04/06/2018, nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Hà Nội.
2021 © All Rights Reserved.